Khoa học nói gì về khả năng chống cự của hệ miễn dịch trước COVID-19?

Khoa học nói gì về khả năng chống cự của hệ miễn dịch trước COVID-19?

Không chỉ có kháng thể, hệ miễn dịch còn có tế bào nào góp phần vào công cuộc kháng lại virus SARS-CoV-2? Hãy cùng tìm hiểu “đội binh” thầm lặng của con người nhưng góp phần không nhỏ giúp chúng ta vượt qua đại dịch này.

Tính đến lúc 17 giờ ngày 14/8/2020 trên thế giới đã có hơn 21,1 triệu người nhiễm COVID-19. Dù con số này có tăng nhưng vẫn có một bộ phận người nhiễm đã tự khỏi bệnh hoặc tình hình bệnh có những biến chuyển tích cực trong khi chưa có thuốc đặc trị. Đó là nhờ vào hệ miễn dịch tự nhiên của con người.

Thế nhưng không vì vậy mà có thể chủ quan, vì vẫn có các trường hợp tái nhiễm. Điều này cho thấy hệ miễn dịch của con người trước SARS-CoV-2 đang có nhiều lỗ hổng cần phải tìm hiểu và đưa ra cách khắc phục. Những hạn chế đó là gì và liệu cơ thể còn “vũ khí” nào khác để kháng lại virus?

Kháng thể chống lại SARS-CoV-2 yếu dần theo thời gian?

Theo một nghiên cứu mới được tiến hành gần đây tại Anh và được đăng tải trên CNN với một tiêu đề khiến nhiều người lo lắng: “Kháng thể chống COVID-19 có thể chỉ tồn tại trong vài tháng”. Điều này cho thấy nếu một người đã được chữa khỏi virus này, vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại sau vài tháng, bằng chứng là ngày càng nhiều các ca tái nhiễm được ghi nhận. 

Kháng thể là những “chiến binh” của hệ miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2

Kháng thể là những protein của hệ miễn dịch, có chức năng tìm, bám và làm bất hoạt các loại virus xâm nhập vào cơ thể. Với cơ chế này, chúng còn có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng và sự lây lan của virus. Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, kháng thể cũng được tạo ra.

Tuy nhiên, một lượng lớn dân số lại tạo ra các kháng thể trung hòa, một phân nhánh của kháng thể nhằm tiêu diệt virus một cách độc lập. Vậy theo thời gian, các kháng thể trung hòa đó sẽ như thế nào?

Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc nghiên cứu theo dõi 65 bệnh nhân COVID-19 trong vòng 94 ngày sau khi họ có các triệu chứng và được xác định dương tính. Việc thăm dò và phân tích số lượng kháng thể trong máu cũng được tiến hành và kết quả cho thấy, kháng thể giảm dần trong suốt 3 tháng theo dõi.

Thực tế, các kháng thể hoạt động mạnh mẽ và dày đặc nhất trong khoảng thời gian 20 – 30 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 dạng nhẹ hoặc đi kèm các triệu chứng nhẹ, lượng kháng thể suy yếu nhanh hơn.

Cơ thể còn gì để chống chọi với COVID-19?

Thực tế, vấn đề cần được làm rõ với các ca tái nhiễm tồn đọng khá nhiều. Trong đó bao gồm việc đây có phải là loại virus cũ hay là một biến thể nào đó, liệu bệnh nhân đã có kháng thể với lần thứ nhất nhiễm bệnh nhưng đã suy yếu trước khi bị phơi nhiễm lần hai. Một điều quan trọng khác là việc tái nhiễm có phổ biến hay không.

Cơ thể còn nhiều “vũ khí” khác có khả năng chống chọi với virus SARS-CoV-2

Tuy nhiên, cơ thể không chỉ có mỗi kháng thể để chống chọi với SARS-CoV-2, đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ cho khoa học mà còn làm cho việc kiểm soát tình hình tái nhiễm có cơ sở hơn. 

Ngoài các kháng thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tế bào, hệ miễn dịch còn có các tế bào lympho T, có nhiệm vụ tiêu diệt virus và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Các tế bào lympho B có nhiệm vụ ghi nhớ và phản ứng nhanh khi cơ thể tiếp xúc với virus lần hai. Vì vậy, khả năng tái nhiễm là có, nhưng sẽ không trở thành thảm kịch như đợt dịch lần đầu tiên trong trường hợp virus không có những biến thể quá ưu việt. 

Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể kết luận ảnh hưởng của tế bào lympho T và B lên virus SARS-CoV-2, nhưng nhìn chung tình hình cũng rất khả quan. Bằng chứng là với các ca bệnh nhẹ không cần đến bệnh viện, đều có một điểm chung là các tế bào lympho T và hầu hết đều phát triển thành tế bào lympho T CD8, một loại có ảnh hưởng mạnh lên virus.

Chung tay chống dịch bằng nhiều biện pháp trong đó có việc đeo khẩu trang chứ không chỉ dựa vào hệ miễn dịch của cơ thể

Do độ bền của các tế bào này vẫn còn là ẩn số nên điều cần làm ở thời điểm hiện tại là giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và áp dụng các biện pháp để tăng cường hệ miễn dịch. LEEP.APP sẵn sàng giúp bạn bằng cách cung cấp thông tin dinh dưỡng, các bài tập luyện để tăng sức đề kháng. Nếu cần người hướng dẫn trong việc tập luyện, bạn hãy tải ngay LEEP.APP và tìm cho mình một huấn luyện viên thể hình công nghệ 4.0 tập luyện cùng bạn mọi lúc mọi nơi nhưng luôn an toàn và đạt hiệu quả cao.

Nguồn tham khảo

What scientists are learning about how long COVID-19 immunity lasts https://www.vox.com/2020/7/22/21324729/getting-covid-19-twice-immunity-antibodies-vaccine-herd-immunity Ngày truy cập: 05/08/2020