Khẩu trang – “Vũ khí” chống dịch hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu chứng minh

Khẩu trang – “Vũ khí” chống dịch hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu chứng minh

Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng nhiều nhất. Hiệu quả của biện pháp này đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới.

Tính đến 11 giờ ngày 11/8/2020, Việt Nam có 847 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 15 ca tử vong. Vì vậy, các cơ quan y tế có thẩm quyền đã nhanh chóng đưa ra các khuyến cáo để ngăn dịch bệnh lây lan. Và một trong những cách đó là đeo khẩu trang.

Đeo khẩu trang là phương pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh rất hiệu quả, đặc biệt là ở những địa phương khó thực hiện giãn cách xã hội. Rất nhiều quan chức chính phủ, nhà khoa học đồng ý rằng khẩu trang mang lại một lợi ích to lớn trong khi tác hại và chi phí của nó lại rất thấp.

Để chứng minh cho quan điểm này, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm kiểm chứng tác dụng phòng ngừa của việc đeo khẩu trang. Và hầu hết các kết quả đều ủng hộ việc bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Khẩu trang không chỉ giúp ngăn chặn những giọt bắn chứa virus từ người khác mà còn giúp nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chỉ cần đeo khẩu trang là đủ mà còn cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như rửa tay bằng xà phòng, đứng cách nhau 2m…

Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác định cụ thể hiệu quả cũng như tác dụng của khẩu trang nhưng hầu hết các nghiên cứu đều “đi chung” một hướng là trong tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp như hiện tại thì việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài là điều cực kỳ cần thiết.

Một số nghiên cứu mới nhất về tác dụng và hiệu quả của việc đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là phương pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh rất hiệu quả, đặc biệt là ở những địa phương khó thực hiện giãn cách xã hội

Ngày càng có nhiều nghiên cứu công nhận hiệu quả của việc đeo khẩu trang trong việc phòng ngừa dịch bệnh:

  • Một nghiên cứu được công bố tạp chí The Lancet đã kết luận rằng đeo khẩu trang có thể bảo vệ bạn nhất định. Tuy nhiên, đeo khẩu trang không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác.
  • Một nghiên cứu trên International Journal of Nursing Studiecho thấy rằng những người khỏe mạnh đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được khẩu trang có thể bảo vệ bao nhiêu cho người đeo và những người tiếp xúc.
  • Một nghiên cứu từ Viện nghiên cứu phi lợi nhuận IZA đã phát hiện ra rằng số lượng ca nhiễm COVID-19 tại một địa phương ở Đức đã giảm từ 2,3 − 13% trong khoảng thời gian 10 ngày sau khi có lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.
  • Một nghiên cứu trên BMJ Global Health cho thấy đeo khẩu trang có thể làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các hộ gia đình ở Bắc Kinh. Cụ thể, các hộ gia đình sử dụng khẩu trang có thể giảm nguy cơ nhiễm lên đến 79%.

Dù chưa hoàn hảo nhưng các nghiên cứu vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khẩu trang có thể làm giảm sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 và các bệnh về đường hô hấp. Thậm chí, chỉ cần đeo khẩu trang vải là đã có hiệu quả phòng ngừa rất lớn. Khẩu trang dùng trong phẫu thuật và mặt nạ chống độc có thể đem lại hiệu quả tốt hơn nhưng sẽ cần nhiều nghiên cứu để chứng minh điều này.

Bên cạnh đó, đeo khẩu trang cũng có giúp khuyến khích thay đổi hành vi tích cực. Một nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đeo khẩu trang có thể khiến mọi người đứng cách xa nhau hơn, điều này có thể ngăn chặn sự lây lan của virus.

Hầu hết các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng thói quen đeo khẩu trang không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp phòng bệnh khác. Do đó, bên cạnh biện pháp phòng ngừa này, mọi người vẫn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ khoảng cách 2m với người khác và tránh đi đến nơi đông người.

Khẩu trang có thể ngăn chặn các giọt bắn và tạo ra một rào cản vật lý để giúp người đeo không bị nhiễm bệnh

Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn sẽ cần nghiên cứu thêm về cách làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích của việc đeo khẩu trong. Không những vậy, hầu hết các nghiên cứu cũng chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục về cách thức hoạt động của khẩu trang.

Virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Trong một số trường hợp, virus trong những giọt bắn này có thể tồn tại trong một thời gian trước khi xâm nhập vào một vật chủ khác. Khẩu trang có thể ngăn chặn điều này và tạo ra một rào cản vật lý để giúp người đeo không bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, đeo khẩu trang còn là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu với chi phí thấp. Giá thành khẩu trang khá là “mềm” và nếu không có điều kiện, bạn vẫn có thể tự làm khẩu trang tại nhà bằng cách cắt áo sơ mi hoặc áo thun. Ngoài ra, đeo khẩu trang cũng không gây ra tác dụng phụ, nhưng lại có một nhược điểm là có cảm giác hơi khó chịu.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 cũng như cách để đối phó với nó. Trong thời gian chờ đợi vắc-xin phòng ngừa, chúng ta cần chủ động bảo vệ bản thân ngay hôm nay bằng một biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là đeo khẩu trang. Và đừng quên thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa khác theo khuyến cáo khác của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

Để cập nhật những thông tin khác giúp bạn có thể sống chung với dịch bệnh dễ dàng, hãy truy cập trang web www.leep.app hoặc tải ngay LEEP.APP tại đây.

nút download

Nguồn tham khảo

The growing scientific evidence for masks to fight Covid-19, explained https://www.vox.com/ Ngày truy cập: 5/8/2020

Bài viết liên quan