Căng thẳng, hoang mang thái quá trong mùa COVID-19 ảnh hưởng gì đến bạn?

Căng thẳng, hoang mang thái quá trong mùa COVID-19 ảnh hưởng gì đến bạn?

Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều trải qua các sự kiện hoặc biến cố gây căng thẳng, lo âu, ví dụ như chờ đợi kết quả các kỳ thi, đi phỏng vấn xin việc hoặc khi công việc áp lực… Đặc biệt, ngay trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ, có nhiều người đã tỏ ra lo lắng, hoang mang. Và điều này có thể ảnh không nhỏ đến sức khỏe miễn dịch của cơ thể. Đại sứ LEEP.APP, HLV công nghệ 4.0 Bảo Nguyên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.  

Đôi khi stress là một động lực giúp bạn vực dậy, lạc quan, mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nếu stress kéo dài lâu ngày thành mãn tính, thì cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng để giữ tinh thần lẫn thể chất luôn ổn định.

Năng lượng được huy động chủ yếu để giảm căng thẳng, ổn định tinh thần và chỉ còn lại một phần nhỏ giúp cơ thể đối phó với bệnh tật. Vì vậy, đây chính là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Căng thẳng, hoang mang thái quá gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Tăng lượng hormone gây căng thẳng: Khi trải qua các sự kiện hoặc biến cố căng thẳng, lo âu, cơ thể tiết hormone cortisol. Nếu lượng hormone này ít thì cơ thể tạo kháng thể ngăn ngừa viêm nhiễm tốt. Nhưng nếu stress kéo dài, trong máu sẽ có nhiều cortisol, cơ thể dễ bị viêm nhiễm hơn.

Giảm bạch cầu: Mặt khác, khi căng thẳng, số lượng bạch cầu (có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể) sẽ giảm. Do đó, cơ thể sẽ dễ nhiễm bệnh dù chỉ là những triệu chứng nhỏ như cảm lạnh hoặc bệnh lở môi (một bệnh nhiễm trùng do virus Herpes gây ra). Từ đó, bạn cũng có nguy cơ cao nhiễm COVID-19.

Giảm bạch cầu

Nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ, cũng đưa ra kết luận rằng căng thẳng có thể tàn phá sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của một người.

Trong mùa dịch COVID-19 này, câu hỏi “mọi chuyện sẽ ra sao khi COVID-19 tiến rất gần chúng ta?” làm bạn lãng phí năng lượng, dẫn đến căng thẳng và lo âu. Dịch bệnh này có thể phát triển theo hàng vạn cách khác nhau và bạn không thể biết trước điều gì có thể xảy ra. Vì vậy, càng dành nhiều thời gian lo âu về dịch bệnh, bạn càng có ít thời gian để tập trung vào việc hành động phòng chống dịch bệnh, trong khi điều này lại rất thiết.

Thay vì căng thẳng lo âu, hãy làm 6 điều này để bảo vệ sức khỏe:

1/ Loại bỏ những nguyên nhân gây căng thẳng

Tìm hiểu xem nguyên nhân khiến mình căng thẳng là gì. Có phải do lo sợ mình bị nhiễm bệnh COVID-19, lo sợ gia đình bị cách ly, ảnh hưởng đến công việc, nhiễm bệnh có thể dẫn đến tử vong? Nếu nguyên nhân gây căng thẳng là đây thì bạn cần nhìn nhận lại vấn đề, hãy thật sự bình tĩnh và làm theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để có thể phòng bệnh như hạn chế đi lại, làm việc tại nhà, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay gel rửa tay khô…

Loại bỏ những nguyên nhân gây căng thẳng

2/ Biết ơn những gì mình đang có

Không chỉ đơn giản là bạn đang làm một điều thật đúng đắn, mà nó còn giúp cải thiện tâm trạng của bạn, cảm xúc biết ơn và trân trọng những gì bạn đang có có khả năng làm giảm đến 23% lượng cortisol (hormone gây căng thẳng) trong cơ thể bạn.

3/ Hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể

Đồ uống chứa caffeine sẽ kích hoạt việc giải phóng adrenaline. Đây là một hormone có tác dụng lên thần kinh giao cảm. Khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, cơ thể sẽ sản sinh ra loại hormone này, khiến nhịp tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm.

Hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể

Chất adrenaline sẽ “kích hoạt bộ máy chiến đấu” trong cơ thể và cơ thể sẽ chuyển sang cơ chế “chiến đấu hay lẩn trốn”. Vì vậy, lúc này, bạn không nên dùng thức uống chứa caffeine vì nó sẽ làm tiêu hao năng lượng dự trữ, trong khi hệ miễn dịch đang cần năng lượng để chống lại các mầm bệnh.

4/ Hãy ngồi thiền từ 10 – 15 phút mỗi sáng tại nơi yên tĩnh nhất trong nhà bạn

Điều này giúp bạn giảm stress, giảm hormone cortisol. Các nghiên cứu đều chứng minh rằng thiền giúp cơ thể chống lại việc các nhiễm sắc thể bị phá vỡ có khuynh hướng trở thành ung thư.

Hãy ngồi thiền từ 10 -15 phút mỗi sáng tại nơi yên tĩnh nhất trong nhà bạn

5/ Ngủ đủ giấc

Bạn nên ngủ từ 7 – 8 giờ/ngày. Tình trạng thiếu ngủ làm tăng hormone gây căng thẳng, thậm chí việc thiếu ngủ đôi khi là nguyên nhân gây căng thẳng. Ngủ đủ giấc giúp tăng trí tuệ, tăng sự tập trung. Khi bạn ngủ, não của bạn sẽ nạp lại năng lượng. Nhờ đó, lúc thức dậy, bạn sẽ thấy rất tỉnh táo và đầy sức sống.

Ngủ đủ giấc

6/ Tập yoga tại nhà cùng HLV yoga công nghệ

Luyện tập yoga giúp hormone căng thẳng, hệ thần kinh điềm tĩnh giúp giảm viêm nhiễm nhờ những hơi thở sâu. Tư thế lộn ngược đầu (Inverted poses) trong yoga giúp điều hòa dòng chảy của bạch cầu từ đó, cơ thể đào thải độc tố.

Tập yoga tại nhà cùng HLV yoga công nghệ

Muốn thực hiện những động tác yoga chuẩn xác, hãy tải ứng dụng LEEP.APP để tìm kiếm HLV yoga 4.0 đến nhà bắt đầu tập luyện và thực hiện các bước sau đây:

  • Trả lời bộ câu hỏi. LEEP.APP sẽ giúp bạn tìm ra huấn luyện viên phù hợp sở thích, tính cách, phong cách tập luyện… với bạn nhất
  • Dựa vào tính năng PT-iMatch, chọn ngay cho mình một huấn luyện viên cá nhân 4.0 phù hợp
  • Trao đổi với huấn luyện viên của LEEP ngay trên ứng dụng để sắp xếp lịch tập phù hợp với cả hai
  • Sắp xếp buổi tập trên ứng dụng và thực hiện các buổi tập của mình
  • Đừng quên chia sẻ hành trình luyện tập của mình trên LEEP.APP nữa nhé.