Lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng đến kết quả tập luyện?

Lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng đến kết quả tập luyện?

Một chế độ ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài cho sức khỏe. Một biểu hiện rõ nhất là cách cơ thể chúng ta phản ứng với việc tập thể dục.

Theo một nghiên cứu mới về dinh dưỡng, lượng đường trong máu và việc tập thể dục, những người thường xuyên có lượng đường trong máu cao sẽ ít nhận được những lợi ích từ việc tập thể dục. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy ăn một chế độ nhiều đường và thực phẩm chế biến còn gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, tác động lâu dài đến sức khỏe và khiến cơ thể thay đổi cách phản ứng với các bài tập thể dục.

Lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng đến kết quả tập luyện 3Người bị tăng đường huyết có xu hướng bị thừa cân, béo phì và phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường típ 2

Hầu hết các nghiên cứu trước đây về lượng đường trong máu và việc tập thể dục đều là dịch tễ học, có nghĩa là các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ giữa hai điều kiện nhưng vẫn chưa có bằng chứng chính xác.

Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí Nature Metabolism, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Joslin Diabetes ở Boston và các tổ chức khác đã làm tăng lượng đường trong máu ở chuột và xem điều gì sẽ xảy ra khi chúng tập thể dục.

Thực hiện nghiên cứu trên chuột

Các nhà nghiên cứu bắt đầu với những con chuột trưởng thành. Đầu tiên, họ chia chuột thành ba nhóm, một nhóm áp dụng chế độ ăn bình thường, một nhóm áp dụng chế độ ăn nhiều đường và chất béo bão hòa, giống như chế độ ăn phổ biến của con người trong xã hội hiện nay. Với chế độ ăn này, những con chuột nhanh chóng tăng cân và lượng đường trong máu cũng tăng theo.

Ở nhóm chuột còn lại, các nhà khoa học tiêm một chất làm giảm khả năng sản xuất insulin (một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu), tương tự như khi con người bị bệnh đái tháo đường. Những con chuột này không mập hơn nhưng lượng đường trong máu của chúng tăng lên ngang bằng với những con chuột trong nhóm ăn chế độ ăn nhiều đường.

Lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng đến kết quả tập luyện 1

Nhóm chuột có lượng đường trong máu cao lại có thời gian chạy thấp hơn rất nhiều

Sau bốn tháng, các nhà khoa học đã kiểm tra bằng cách đo thời gian chạy của chúng. Sau đó, họ đặt một bánh xe trong mỗi lồng và để chúng chạy theo ý muốn trong sáu tuần tiếp theo. Tính trung bình, mỗi con chuột chạy khoảng 482km trong thời gian 1,5 tháng.

Kết quả tập luyện của ba nhóm chuột hoàn toàn khác nhau. Nhóm áp dụng chế độ ăn bình thường, ít ăn các thực phẩm nhiều đường có thể chạy trong một khoảng thời gian dài trước khi kiệt sức, trong khi nhóm chuột có lượng đường trong máu cao lại có thời gian chạy thấp hơn rất nhiều.

Để hiểu kỹ hơn lý do tại sao, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích về cơ bắp. Cơ bắp của động vật sẽ bao gồm các sợi cơ khỏe mạnh và một mạng lưới các mạch máu để vận chuyển oxy nhằm tiếp nhiên liệu cho các sợi cơ này. Nhưng các mô cơ của những con chuột có lượng đường trong máu cao lại xuất hiện một loại collagen làm đông các mạch máu và ngăn cơ bắp thích nghi với bài tập.

Nghiên cứu ở người về lượng đường huyết ảnh hưởng đến kết quả tập luyện

Sau khi thực hiện nghiên cứu với chuột, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về lượng đường trong máu và sức chịu đựng của 24 thanh niên. Trong số 24 người này, không ai bị đái tháo đường nhưng một số người có lượng đường trong máu được xem là tiền đáo tháo đường. Khi tập những bài tập trên máy chạy bộ, những thanh niên có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém có sức bền thấp nhất. Và khi các nhà khoa học kiểm tra các mô cơ của những thanh niên này bằng kính hiển vi sau khi tập luyện, họ đã tìm thấy các protein có thể ức chế sự phát triển khi tập thể dục.

Lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng đến kết quả tập luyện 2

Việc thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều đường thật sự có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tập thể dục

Ngoài ra, các phát hiện này cũng cho thấy lượng đường trong máu cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Khi có ý định tập thể dục giảm cân hay rèn luyện sức khỏe, bên cạnh việc duy trì tập luyện đều đặn, bạn cũng cần hạn chế ăn các sản phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo, thực phẩm chế biến để tránh những thực phẩm này làm ảnh hưởng đến kết quả tập luyện.

Bên cạnh đó, kết quả của các nghiên cứu này cũng nhấn mạnh đến vai trò của cả chế độ ăn và vận động trong việc duy trì sức khỏe tốt. Cả 2 yếu tố này có ảnh hưởng và mối liên kết với nhau rất lớn, nếu muốn cải thiện sức khỏe mà bạn chỉ tập thể dục nhưng lại ăn “thả ga” các thực phẩm nhiều đường thì sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy kết quả như mong đợi.

Điểm đặc biệt nhất của nghiên cứu là những chú chuột bị tăng đường huyết dù sức bền rất thấp trong thời gian đầu tập luyện nhưng sau một thời gian, chúng cũng dần kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Điều này cho thấy rằng nếu có thời gian và quyết tâm cao độ, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp những người bị tăng đường huyết ổn định lại lượng đường trong máu và dần cải thiện thể lực của bản thân. Để có những bài tập luyện hay chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn hãy truy cập https://leep.app/ hoặc tải ngay LEEP.APP nhé.

Nguồn tham khảo

Is Your Blood Sugar Undermining Your Workouts? https://www.nytimes.com/2020/07/29/well/move/blood-sugar-diet-foods-workouts-exercise-muscles.html Ngày truy cập: 22/9/2020