Gentle yoga là gì? 7 tư thế Gentle Yoga cơ bản cho người mới bắt đầu
Gentle yoga là loại hình yoga nhẹ nhàng, dễ thực hiện, tốt cho hệ thống cơ và khớp. Đặc biệt, loại hình yoga này còn rất phù hợp với những người mới bắt đầu làm quen với yoga.
Bạn nghĩ rằng cơ thể mình không đủ linh hoạt nên không thể tập yoga? Bạn nên quên ngay suy nghĩ này và tham khảo loại hình gentle yoga.
Bởi đây là loại hình yoga nhẹ nhàng, giúp làm ấm và tăng cường sự linh hoạt của các cơ rất hiệu quả. Hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về loại hình yoga này và một số tư thế cơ bản mà bạn có thể thử nhé.
Gentle yoga là gì?
Gentle yoga (hay yin yoga) là loại hình yoga nhẹ nhàng, êm dịu, tập trung vào hơi thở và việc điều chỉnh cơ thể. Trong quá trình tập, bạn chỉ cần quan tâm đến việc kéo giãn cơ thể và tĩnh tâm, không cần phải chú ý quá nhiều đến sức mạnh hay sự linh hoạt.
Gentle yoga sẽ giúp bạn tăng nhận thức và biết cách đối xử nhẹ nhàng với cơ thể mình. Mỗi ngày, cơ thể phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ thực phẩm bẩn cho đến môi trường bị ô nhiễm.
Loại hình yoga này sẽ là phương pháp đơn giản và hoàn hảo để giải quyết tất cả. Đặc biệt, gentle yoga không chỉ phù hợp với người trẻ có sức khỏe tốt mà nó còn mang lại nhiều lợi ích với cả phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
7 tư thế gentle yoga cơ bản bạn nên thử
Dưới đây là một số tư thế gentle yoga cơ bản mà bạn có thể tập thử để hiểu thêm về loại hình yoga này:
1. Tư thế chiến binh II
Tư thế này được đặt theo tên của chiến binh huyền thoại virabhadra với ngụ ý là đại diện cho một chiến binh quả cảm bên trong mỗi con người. Tư thế chiến binh là tư thế gentle yoga cơ bản, phù hợp với người mới bắt đầu. Bạn nên tập vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế khoảng 30 giây.
Lợi ích: Tư thế chiến binh 2 có tác dụng kéo căng mắt cá chân, bàn chân và chân. Không những vậy, tư thế này có tăng cường, hỗ trợ các hoạt động của phổi và tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Ngoài ra, tư thế chiến binh 2 còn là liệu pháp điều trị đau thần kinh tọa rất hiệu quả.
2. Tư thế con bò
Tư thế này có hình dáng rất giống một con bò. Đây là một tư thế vinyasa cơ bản, phù hợp với người mới tập. Thời điểm tập tốt nhất là vào buổi sáng, khi bụng đói. Giữ tư thế trong khoảng từ 15 đến 30 giây.
Lợi ích: Tư thế con bò có tác dụng kéo giãn cổ, ngực và tăng tính linh hoạt cho cột sống. Ngoài ra, tư thế này còn giúp tăng lưu thông máu trong cơ thể, kéo giãn thân trước và mát xa các cơ quan.
3. Tư thế compa (upavistha konasana)
Đây là một tư thế cơ bản giúp hỗ trợ những tư thế ngồi vặn mình khác. Trong tư thế này, bạn cần giữ cột sống thẳng, thư giãn và tâm trí bình thản. Bạn nên tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói hoặc vào buổi tối sau khi ăn khoảng 4 – 6 tiếng. Giữ tư thế trong 30-60 giây.
Lợi ích: Tư thế cái compa có tác dụng giúp phần bên trong và phía sau chân trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh, mở rộng hông và tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Đặc biệt, tư thế này còn giúp điều trị táo bón rất hiệu quả.
4. Tư thế em bé hạnh phúc (ananda balasana)
Tư thế em bé hạnh phúc là tư thế giúp đánh thức tâm trí từ sâu bên trong, từ đó bạn sẽ được đưa vào trạng thái nhẹ nhàng và trong sáng như một đứa trẻ thơ. Đây là một tư thế yoga khác cơ bản, thích hợp luyện tập vào buổi sáng. Bạn cần giữ tư thế khoảng 30 giây để đạt được hiệu quả.
Lợi ích: Tư thế em bé hạnh phúc là bí quyết vàng để giải tỏa stress, giúp bạn gác lại những muộn phiền, lo toan hằng ngày để dành cho mình những phút giây thư giãn, cảm nhận được cuộc sống yên bình, thuần khiết. Ngoài ra, tư thế này còn các tác dụng mở rộng đùi, háng và tăng sức mạnh cho bắp tay.
5. Tư thế gác chân lên tường
Tư thế gác chân lên tường (wall legs up) là tư thế vô cùng đơn giản đang ngày càng trở nên phổ biến và rất được mọi người yêu thích. Với vài phút gác chân lên tường vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, cơ thể của bạn sẽ được thư giãn và phục hồi năng lượng.
Lợi ích: Tư thế gác chân lên tường có tác dụng giảm đau bụng kinh rất tốt. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện tiêu hóa, làm giảm chứng mất ngủ và hạn chế nếp nhăn.
6. Tư thế nằm ngửa vặn cột sống
Tư thế nằm ngửa vặn cột sống khá đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện trên giường ngủ. Bạn nên tập vào buổi sáng khi bụng đói hoặc buổi tối sau khi ăn khoảng 4 đến 6 giờ. Giữ tư thế từ 30 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế nằm ngửa vặn cột sống có thể giúp loại bỏ độc tố, kích thích các cơ quan nội tạng và làm trẻ hóa cơ thể của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp kéo giãn phần lưng dưới, bụng và hông.
7. Tư thế góc cố định nằm ngửa
Đây là tư thế giúp bạn thư giãn sâu. Tư thế góc cố định nằm ngửa là tư thế cơ bản, bất cứ ai cũng có thể tập. Bạn nên tập vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối sau khi ăn 4 tiếng để đảm bảo không tổn hại đến dạ dày.
Lợi ích: Tư thế góc cố định nằm ngửa có tác dụng làm giảm huyết áp và căng cơ. Ngoài ra, nó còn giúp giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh.
Nguồn tham khảo
Top 7 Gentle Yoga Poses You Can Try Right Now https://www.stylecraze.com/articles/gentle-yoga-poses-you-can-try-right-now/ Ngày truy cập: 20/3/2020