Điều trị tuyến giáp cực hiệu quả với yoga: Bạn đã thử?
Yoga có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, yoga hỗ trợ điều trị tuyến giáp đã được chứng minh là có hiệu quả.
Ấn Độ là nơi khởi nguồn của yoga từ hơn 5.000 năm trước. Theo thời gian và sự phát triển, ngày nay, yoga đã được chứng minh là một bộ môn có thể giúp điều trị nhiều căn bệnh, trong đó các bệnh về tuyến giáp. Hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm yoga điều trị tuyến giáp như thế nào nhé.
Yoga điều trị tuyến giáp như thế nào?
Rối loạn tuyến giáp là căn bệnh rất phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Đây là một rối loạn nội tiết, biểu hiện dưới dạng cường giáp (dư thừa hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (thiếu hụt hormone tuyến giáp). Tình trạng này làm ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cơ thể.
Khi gặp phải các bệnh về tuyến giáp, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân, thay đổi nhịp tim và sưng cổ. Lối sống thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi là “thủ phạm” của tình trạng này. Yoga giúp hỗ trợ điều trị tuyến giáp bằng cách giảm căng thẳng. Không những vậy, các động tác vặn xoắn, uốn và duỗi còn hỗ trợ xoa bóp tuyến giáp và điều chỉnh việc giải phóng hormone.
10 tư thế yoga giúp điều trị các bệnh tuyến giáp cực kỳ hiệu quả
1. Tư thế đứng bằng vai
Đây là một tư thế đảo ngược đơn giản với sự hỗ trợ từ vai. Khi thực hiện tư thế này, lưu lượng máu đến cổ họng sẽ tăng lên, điều này rất có lợi đối với việc điều trị suy giáp.
Cách thực hiện
- Nằm ngửa, thẳng lưng trên thảm tập
- Đặt một chiếc khăn gấp bên dưới vai
- Đặt hai cánh tay ở hai bên vai, lòng bàn tay úp xuống
- Ấn mạnh cánh tay và đặt lưng xuống sàn. Hít vào và nâng chân lên vuông góc với mặt đất
- Đặt hai tay vào lưng dưới để nâng đỡ hông
- Đảm bảo chân và thân nằm trên một đường thẳng, cằm hóp vào ngực
- Hít vào và thở ra khoảng 3 nhịp trước khi hạ chân xuống.
- Ép chặt cơ bụng trong suốt quá trình thực hiện.
Tư thế đứng bằng vai có thể gây hại cho cổ nếu không được thực hiện đúng cách. Nếu bạn bị bệnh Graves hoặc cường giáp thì nên tránh tập vì tư thế này có thể làm tăng chức năng tuyến giáp.
2. Tư thế gác chân lên tường (Viparita Karani)
Đây cũng là một tư thế đảo ngược có thể giúp giảm thiểu chứng suy giáp bằng cách cải thiện lưu thông máu đến các tuyến giáp. Ngoài ra, tư thế này còn giúp cải thiện tinh thần, giảm mệt mỏi và điều trị mất ngủ.
Cách thực hiện
- Nằm ngửa và giữ cho khuỷu tay cố định trên mặt đất
- Dùng tay đỡ hông và từ từ nâng hai chân lên trên
- Kéo hai bả vai về phía nhau
- Căng cổ, cố gắng giữ cổ và mặt đất thẳng hàng
- Để chân dựa vào tường và giữ tư thế trong 5 phút
Tư thế này không có lợi cho những người mắc bệnh cường giáp.
3. Tư thế cái cày
Tư thế cái cày có tác dụng kích hoạt tuyến giáp, đồng thời làm săn chắc cơ lưng, cơ bụng và giúp thư giãn hệ thần kinh.
Cách thực hiện
- Nằm ngửa trên thảm, giữ đầu cố định, chân, lòng bàn tay và khuỷu tay đặt trên sàn.
- Nâng cao chân cho đến khi vuông góc với sàn
- Đẩy chân về phía sau đầu cho đến khi chân chạm sàn
- Giữ tư thế này trong một phút, đồng thời hít thở sâu
- Để dễ thực hiện, bạn có thể ấn hai tay vào eo trong khi dùng khuỷu tay nâng cơ thể lên
Lưu ý: Những người bị viêm tuyến giáp Hashimoto không nên thực hiện tư thế này.
4. Tư thế con cá
Tư thế con cá có tác dụng giúp tăng lưu thông máu đến tuyến giáp. Ngoài ra, tư thế này còn giúp hỗ trợ điều trị suy giáp và cải thiện sức khỏe cột sống.
Cách thực hiện
- Ngồi ở tư thế hoa sen trên thảm
- Ngã người về phía sau khi vẫn đang ngồi ở tư thế hoa sen
- Giữ trọng lượng cơ thể bằng khuỷu tay. Đặt cẳng tay trên thảm, lòng bàn tay úp xuống.
- Giữ tư thế này càng lâu càng tốt
Bạn nên thực hiện tư thế con cá ngay sau tư thế đứng bằng vai để đạt được nhiều lợi ích nhất. Tránh tập tư thế này nếu bạn bị huyết áp cao, viêm cột sống hoặc bị đau nửa đầu.
5. Tư thế cánh cung
Tư thế cánh cung có tác dụng xoa bóp tuyến giáp. Tư thế này rất hữu ích trong việc điều trị suy giáp do nó kích thích sản xuất hormone. Ngoài ra, tư thế cánh cung còn giúp giảm đau bụng kinh, tăng sức mạnh cho lưng và giảm căng thẳng.
Cách thực hiện
- Nằm sấp xuống thảm
- Nâng và gập chân lại, đồng thời di chuyển về phía mông
- Duỗi tay về phía sau cho đến khi giữ được chân
- Nâng phần trên cơ thể trong khi giữ chân
- Giữ tư thế trong 5 phút
Tư thế này không nên dùng cho những người bị thoát vị đĩa đệm và phụ nữ mang thai.
6. Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà có tác dụng kéo căng cổ và cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, tư thế này còn giúp hỗ trợ điều trị hen suyễn và giảm các vấn đề về cột sống.
Cách thực hiện
- Quỳ gối và đặt gót chân hướng lên trần nhà. Mắt cá chân chạm đất.
- Giữ thẳng lưng
- Cong người về phía sau và di chuyển về phía các ngón chân. Cố gắng để ngực song song với sàn nhà và chân
- Cong người về phía sau đồng thời dùng tay giữ gót chân
- Giữ tư thế trong 5 phút
Tư thế con lạc đà không phù hợp với người bị viêm loét dạ dày, thoát vị đĩa đệm, phụ nữ mang thai, người bị viêm khớp và chóng mặt.
7. Tư thế cây cầu
Tập luyện tư thế cây cầu thường xuyên là cách tuyệt vời để điều hòa hormone tuyến giáp. Đặc biệt, tư thế này còn làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp thư giãn và gián tiếp kiểm soát tình trạng cường giáp.
Cách thực hiện
- Nằm thẳng lưng
- Từ từ gập đầu gối sao cho chân tạo với mặt đất một góc 90 độ. Duỗi tay ra để chạm vào gót chân
- Chống tay lên thảm, đầu dựa vào mặt đất. Nâng phần lưng lên, cảm nhận sự căng của lưng và cổ
- Giữ tư thế trong 5 phút đồng thời hít thở đều đặn
Phụ nữ có thai, những người bị viêm loét dạ dày và thoát vị đĩa đệm nên tránh tập tư thế này.
8. Bài tập thở Ujjayi Pranayama
Ujjayi Pranayama là một bài tập thở giúp kích thích các phản xạ ở cổ họng nhằm điều chỉnh việc sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó hỗ trợ điều trị cường giáp và suy giáp.
Cách thực hiện
- Chọn một tư thế thiền thoải mái chẳng hạn như tư thế hoa sen
- Sử dụng cả hai lỗ mũi, hít thở sâu
- Thở ra và tạo ra âm thanh giống như “HHAAA” từ cổ họng
- Lặp lại bài tập này khoảng mười lần
- Tập luyện ba lần mỗi ngày
Tất cả mọi người đều có thể được thực hiện bài tập thở Ujjayi Pranayama dù có đang mắc bệnh lý nền hay không.
9. Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang giúp kéo căng cổ và họng, làm tăng sản xuất hormone và hỗ trợ điều trị suy giáp. Đặc biệt, tư thế rắn hổ mang còn giúp điều trị đau lưng mãn tính.
Cách thực hiện
- Nằm sấp và đặt lòng bàn tay xuống đất
- Nâng phần trên cơ thể lên và tạo thành hình dáng giống con rắn
- Ngửa đầu về phía sau
- Giữ tư thế này trong vài phút
Không nên thực hiện tư thế rắn hổ mang nếu bạn vừa phẫu thuật vùng bụng hoặc bị thoát vị đĩa đệm, viêm loét dạ dày.
10. Tư thế con thuyền
Tư thế con thuyền có tác dụng kích thích vùng tuyến giáp và mang lại sự hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị suy giáp. Ngoài ra, tập tư thế này còn là một cách tuyệt vời để củng cố vùng bụng và cải thiện sức mạnh của cột sống.
Cách thực hiện
- Ngồi duỗi thẳng chân trên thảm
- Đặt lòng bàn tay úp xuống hai bên chân
- Ngả người ra sau khi siết chặt cơ thể
- Nâng chân khỏi sàn bằng cách gập đầu gối
- Nếu có thể, hãy mở rộng chân để hai bàn chân hướng ra ngoài tạo thành hình chữ ‘V’
- Nâng hai cánh tay ngang vai
- Hướng hai lòng bàn tay vào nhau với các ngón tay mở rộng
- Hít vào và thở ra trong 5 nhịp thở
Phụ nữ mang thai và người đang bị đau bụng không nên thực hiện tư thế này. Tập yoga thường xuyên có thể giúp cải thiện trí lực và giải phóng năng lượng, từ đó làm giảm các triệu chứng của một số bệnh về tuyến giáp. Nếu bạn đang đau đầu về các bệnh liên quan đến tuyến giáp, thử tập yoga ngay hôm nay để cảm nhận sự thay đổi nhé.
Nguồn tham khảo
Yoga for Thyroid Problems – 11 Poses (Asanas) to Live a Better Life https://parenting.firstcry.com/articles/yoga-for-thyroid-problems-11-poses-asanas-to-live-a-better-life/ Ngày truy cập: 12/8/2020