Tiểu ra máu do tập luyện – Hiện tượng hiếm ai gặp phải

Tiểu ra máu do tập luyện – Hiện tượng hiếm ai gặp phải

Tiểu ra máu do tập luyện quá sức là hiện tượng hiếm gặp khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng và không biết nên xử lý ra sao. Cùng LEEP.APP tìm hiểu về tình trạng này.

Tiểu ra máu là một triệu chứng mà bạn không bao giờ được bỏ qua. Trong hầu hết các trường hợp, tiểu máu là do thận, bàng quang hoặc niệu đạo có vấn đề. Đôi khi, máu xuất hiện trong nước tiểu là do bạn tập thể dục quá sức. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng ít gặp này cũng như cách xử lý kịp thời thì bạn đọc đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Khái quát về tình trạng tiểu ra máu

Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Nó có thể biến thành màu đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu coca. Tuy nhiên, nước tiểu có vẻ hoàn toàn bình thường vì không có đủ máu để gây ra sự thay đổi màu sắc. Trường hợp này được gọi là tiểu máu “vi thể”.

Tiểu ra máu do tập luyện là một tình trạng lành tính mà trong đó máu xuất hiện trong nước tiểu sau khi tập thể dục.

Tại sao tập thể dục lại gây ra hiện tượng tiểu ra máu?

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có rất nhiều yếu tố tác động và có thể gây nên tình trạng tiểu ra máu này. Chấn thương thành bàng quang khi tập thể dục có thể gây bầm tím và chảy máu, rồi dẫn đến máu xuất hiện trong nước tiểu. Việc tập thể dục cũng có thể cản trở quá trình lọc máu khỏi nước tiểu và khiến chúng hòa lẫn với nhau. Trong khi thực hiện các bài tập cường độ cao, cơ thể có thể chuyển hướng dòng máu khỏi thận, khiến các hồng cầu bị rò rỉ vào nước tiểu. Việc giải phóng hemoglobin – protein cung cấp màu sắc cho các hồng cầu – vào nước tiểu trong khi tập luyện cũng có thể gây ra hiện tượng này. 

Mặc dù tiểu máu phổ biến ở những người chạy đường dài nhưng tình trạng này có thể xảy ra sau khi thực hiện bất kỳ loại hoạt động thể chất nào trong thời gian dài và cường độ cao. Ngoài yếu tố về thời gian và cường độ vận động, nguyên nhân còn liên quan đến việc bổ sung nước. Tình trạng này thường xảy ra ở những vận động viên chạy bộ, đặc biệt là những người chạy hơn 10.000m. Đôi khi, những chấn thương do va đập cũng có thể gây nên hiện tượng tiểu ra máu. 

Tại sao tập thể dục lại gây ra hiện tượng này?

Chạy bộ đường dài gây ra hiện tượng hiếm gặp này

Các triệu chứng

Ngoài việc tiểu ra máu, các vận động viên mắc phải tình trạng này thường không có triệu chứng nào khác. Đôi khi, những người chạy bộ sẽ bị đau ngay vùng trước của hông. Nếu tiểu máu liên quan đến chấn thương trực tiếp thì sẽ có cảm giác đau tại vị trí va chạm.

Điều kiện cơ bản

Mặc dù máu trong nước tiểu rất có thể là do tập thể dục nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác. Bởi vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất và có phương pháp ngăn chặn kịp thời. Các nguyên nhân cơ bản có thể bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến thận, tuyến tiền liệt phì đại hoặc một số loại ung thư.

Gợi ý một số cách phòng tránh tiểu ra máu

Không có cách nào chắc chắn sẽ ngăn ngừa tình trạng tiểu ra máu sau khi tập thể dục nhưng có một số biện pháp có thể hữu ích. Thành bàng quang rất dễ bị chấn thương khi nó rỗng. Đừng để bàng quang rỗng hoàn toàn trước khi tập thể dục để tránh các thành va vào nhau.

Hãy luôn giữ cơ thể đủ nước khi tập thể dục vì mất nước sẽ khiến máu chảy từ thận vào nước tiểu và gây ra tình trạng tiểu ra máu. Nếu bạn vẫn tiếp tục bị tiểu ra máu khi tập thể dục, đừng quá lo lắng vì nếu không có nguyên nhân nào khác việc tập luyện quá sức thì nó sẽ không gây bất cứ tổn thương nào.

Trong trường hợp không có chấn thương, tiểu ra máu do vận động quá sức thường tự khỏi trong vòng 24-72 giờ nghỉ ngơi sau khi hoạt động thể chất. Trong những trường hợp này, không cần phương pháp cụ thể. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn 72 giờ hoặc tiếp tục xảy ra khi bạn tập luyện các bài tập cường độ mạnh thì bạn cần tới gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất. Trong trường hợp có chấn thương, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Phòng chống chấn thương

Các khuyến nghị nhằm ngăn ngừa hiện tượng này bao gồm: uống đủ nước và chạy bộ với bàng quang không rỗng hoàn toàn. Nếu bạn chơi các bộ môn thể thao có nhiều tiếp xúc thì cần trang bị cho mình trang phục bảo hộ thích hợp. 

Gợi ý một số cách phòng tránh hiện tượng này

Nạp đủ nước vào cơ thể và có thời gian nghỉ phù hợp

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn có thêm những triệu chứng như đau lưng dưới hoặc sốt đi kèm với máu trong nước tiểu. Bạn có thể bị nhiễm trùng. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Để có thêm kiến thức về tập luyện và dinh dưỡng, bạn đọc đừng quên thường xuyên cập nhật trang tin tức trên ứng dụng LEEP.APP nhé. 

Nguồn tham khảo

What Causes Blood to be in Urine After Exercising? https://healthfully.com/what-causes-blood-to-be-in-urine-after-exercising-6899103.html Ngày truy cập:28/10/2020

EXERCISE-INDUCED HEMATURIA https://www.sportsmedtoday.com/exerciseinduced-hematuria-va-116.htm Ngày truy cập:28/10/2020

Hematuria https://www.health.harvard.edu/a_to_z/hematuria-a-to-z Ngày truy cập:28/10/2020


Chủ đề: