Tập thể dục như thế nào sau khi bị tai biến mạch máu não?

Tập thể dục như thế nào sau khi bị tai biến mạch máu não?

Nhiều người hạn chế việc tập thể dục sau khi trải qua tai biến mạch máu não vì sợ tác động mạnh đến não bộ. Nhưng điều này không đúng mà ngược lại, tập thể dục rất tốt cho tình trạng này.

Ngay cả khi khả năng di chuyển của bạn bị hạn chế sau khi bị tai biến mạch máu não, bạn vẫn có thể thực hiện một số hình thức tập thể dục để cải thiện sức khỏe tổng thể. Để hiểu rõ hơn về tác động của thói quen tập thể dục cũng như các hình thức phù hợp với tình trạng này, bạn đọc đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của việc tập thể dục sau khi bị tai biến

Hoạt động thể chất không chỉ giúp giảm nguy cơ đột quỵ khoảng 25-30% mà còn làm tăng khả năng hồi phục chức năng sau khi bị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, không phải ai sống sót qua bệnh tai biến đều nhận ra  rằng khả năng phục hồi phụ thuộc vào sự nỗ lực nhiều hơn là mức độ tổn thương não ban đầu.

Trên thực tế, những người đã trải qua tai biến gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày không phải lúc nào cũng do cơn đột quỵ. Tổn thương não cũng có thể gây nên những vấn đề mà gián tiếp ảnh hưởng tới sự suy giảm khả năng hoạt động thể chất. Sau tai biến, bệnh nhân mà không bắt đầu chế độ tập thể dục sẽ gặp phải các vấn đề như suy giảm thể chất, mệt mỏi,v.v.

Bạn cũng có thể gặp nhiều trở ngại khiến việc bắt đầu thói quen tập thể dục khó khăn hơn, chẳng hạn như:

  • Thiếu sự trợ giúp
  • Bất ổn tài chính
  • Muộn phiền
  • Sự nghiêm trọng của các triệu chứng thể chất
  • Mệt mỏi
  • Thiếu động lực

Lợi ích của việc tập thể dục sau khi bị tai biến

Những rào cản này chính là lý do tại sao bạn cần một chế độ tập luyện phù hợp – Một lưu ý quan trọng để chăm sóc cơ thể sau tai biến đúng cách. Khi bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ, công cụ và hướng dẫn chi tiết để duy trì vận động sau đột quỵ thì những khó khăn như cảm giác mệt mỏi và phiền muộn sẽ giảm bớt và giúp bạn dễ dàng duy trì chế độ tập luyện aerobic và rèn luyện sức bền tốt hơn.

Những bài tập thể dục giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng đã mất và có thể trở lại cuộc sống bình thường như trước kia. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tập thể dục sau khi trải qua tai biến mạch máu não là một điều rất cần thiết nhằm cải thiện những yếu tố sau:

  • Sức khỏe tim mạch
  • Khả năng đi bộ
  • Sức mạnh cơ bắp
  • Sự dẻo dai
  • Sự phối hợp
  • Khả năng nhận thức
  • Sức khỏe tinh thần
  • Trí nhớ
  • Chất lượng cuộc sống

Ngay cả những hoạt động nhẹ như đi bộ xung quanh nhà hoặc giặt giũ cũng sẽ góp phần cải thiện thể chất và giúp ngăn ngừa sự thoái hóa dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các hoạt động với cường độ vừa phải còn có lợi hơn cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn muốn phục hồi một chức năng cụ thể nào đó, bạn có thể kết hợp nhiều bài tập tại nhà để nhắm tới những bộ phận cơ thể riêng lẻ.

Bài tập giúp phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não

Hãy nhớ rằng chỉ có phục hồi hoàn toàn nếu bạn thực hiện những bài tập tác động trực tiếp để phục hồi chức năng trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Bằng việc tuân theo một lộ trình tập luyện nhắm vào các khu vực và chức năng cụ thể, bạn có thể khôi phục khả năng phối hợp, sức khỏe và khả năng di chuyển của cơ thể.

Mỗi bài tập dưới đây đều được thiết kế nhằm điều hòa cơ thể và não bộ của bạn theo những cách cụ thể. Các động tác được khuyến nghị bởi các nhà vật lý trị liệu đáng tin cậy và tác động tới nhiều bộ phận của cơ thể như vai, cánh tay, bàn tay, chân và cơ lõi.

Hãy theo dõi những chỉ dẫn chi tiết dưới đây khi thực hiện các phiên bản từ cơ bản đến nâng cao của các bài tập.

Bài tập cánh tay

Tai biến mạch máu não thường khiến bạn khó thực hiện các công việc đơn giản như di chuyển cánh tay về phía trước hoặc nắm và thả đồ vật. Nhà vật lý trị liệu Simbarashe Shawe đã khuyến nghị bệnh nhân nên thử những bài tập đơn giản nhằm phục hồi sức mạnh và khả năng của cánh tay. Dưới đây là ví dụ về bài tập cánh tay:

1. Giãn cơ trong của cánh tay

  • Đặt bàn tay úp xuống bàn và xoay cổ tay hướng về phía cơ thể
  • Giữ thẳng khuỷu tay, từ từ di chuyển cơ thể về phía sau đến khi bạn cảm thấy phần bên trong cánh tay căng lên. Bạn có thể dựa vào bàn nếu bạn cần hỗ trợ.

Giãn cơ trong của cánh tay là bài tập sau tai biến mạch máu não

2. Căng cơ cổ tay

Đặt cẳng tay lên bàn, với tay ở ngoài mép bàn, úp lòng bàn tay xuống

  • Thả bàn tay xuống, dùng tay còn lại kéo nhẹ các dây chằng và cơ
  • Không di chuyển cẳng tay, nâng cổ tay lên, xuống và sang ngang, nhẹ nhàng dùng tay kia kéo giãn cổ tay

Căng cơ cổ tay là bài tập sau tai biến mạch máu não

Bài tập thăng bằng

Khó đi lại hoặc vấp ngã là một vấn đề phổ biến đối với những người đã trải qua cơn đột quỵ vì các yếu tố thần kinh liên quan đến sự thăng bằng bị tổn thương. Nhưng sự ổn định là một khả năng mà cơ thể có thể phục hồi sau khi đột quỵ thông qua các liệu pháp, các sản phẩm phục hồi chức năng và các bài tập tại nhà.

Bài tập kiễng gót

  • Tìm một chiếc ghế hoặc mặt bàn chắc chắn mà bạn có thể làm điểm tựa
  • Giữ chặt ghế hoặc mặt bàn và đẩy người lên bằng cách kiễng chân, giữ đầu gối thẳng và phần thân trên cao
  • Từ từ hạn người người trở lại sàn và lặp lại bài tập

Bài tập kiễng gót là bài tập sau tai biến mạch máu não

Bài tập cơ lõi

Mặc dù quá trình hồi phục tai biến mạch máu não tập trung vào các chi và cơ mặt nhưng nếu không có cơ lõi vững chắc thì các phần còn lại của cơ thể vẫn bị ảnh hưởng bởi căn bệnh. Bằng cách cô lập và vận động các cơ lõi, sự phối hợp cũng như sức mạnh của cơ thể sẽ sớm hồi phục.

Động tác co thắt xương chậu

Các động tác co thắt xương chậu còn được gọi là kegel có thể giúp tăng cường cơ ở vùng xương chậu – Cơ kết nối cơ bụng với xương chậu.

  • Xác định các cơ cần tác dụng bằng cách tưởng tượng như bạn đang cố gắng nhịn đi WC
  • Siết các cơ này bằng cách nâng và kéo vào trong, rồi giữ tư thế đó
  • Thả lỏng và lặp lại động tác.

Bài tập cơ lõi là bài tập sau tai biến mạch máu não

Bài tập tay

Khi những người trải qua đột quỵ bị mất chức năng và sự khéo léo của đôi bàn tay thì những việc đơn giản hàng ngày cũng trở nên khó khăn hơn. Một số bài tập bạn có ứng dụng để vận động bàn tay:

Nắm bóng

Giữ chặt bóng trong lòng bàn tay. Bóp bóng, giữ và thả lỏng. Lặp lại động tác này 10 lần.

Nắm bóng

Nhón bóng

Giữ bóng giữa ngón cái và các ngón còn lại. Siết ngón tay lại, giữ và thả lỏng. Lặp lại động tác 10 lần.

Nhón bóng

Bài tập chân

Khó khăn khi đứng và đi lại sau tai biến có thể liên quan đến các vấn đề về thăng bằng. Tuy nhiên, sức khỏe của chân và khả năng vận động cũng là những yếu tố góp phần. Những bài tập dưới đây có thể giúp bạn cải thiện cơ bắp chân cũng như phạm vi chuyển động trong quá trình hồi phục.

Bài tập đứng và giữ thăng bằng

  • Đứng thẳng trên bề mặt ổn định đồng thời chuyển trọng lượng cơ thể sang một bên chân
  • Đưa chân còn lại sang bên
  • Sử dụng sự thăng bằng để giữ vị trí này trong khoảng 10 giây
  • Lặp lại động tác rồi đổi chân

Bài tập đứng và giữ thăng bằng

Bài tập vai

Nhiều hoạt động hàng ngày phụ thuộc vào sức mạnh của vai, ví dụ như nắm và thả đồ vật, di chuyển cánh tay và nâng đỡ đồ vật bằng cánh tay.

Nhún vai

  • Ngồi hoặc đứng trước gương để thấy toàn bộ chuyển động của cơ thể
  • Bắt đầu nâng vai không bị ảnh hưởng của bạn lên theo hoạt động nhún vai, giống như cách bạn làm khi không biết câu trả lời cho một câu hỏi.
  • Hãy thực hiện bài tập nhiều lần.

Nhún vai

Để có một lộ trình tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của riêng bạn, hãy nhanh chóng kết nối với LEEP.APP để được tư vấn nhé.

Nguồn tham khảo

Exercise and stroke https://www.stroke.org.uk/sites/default/files/exercise_and_stroke.pdf Ngày truy cập: 9/10/2020 

Stroke Rehabilitation Exercises for Your Body https://www.saebo.com/stroke-exercises-for-your-body/Ngày truy cập: 9/10/2020


Chủ đề: ,