Tê bì chân tay: Những bài tập giúp khí huyết lưu thông

Tê bì chân tay: Những bài tập giúp khí huyết lưu thông

Bạn đã từng trải qua tình trạng tê bì chân tay chưa? Nếu rồi thì đây là một biểu hiện phổ biến của hiện tượng máu lưu thông kém. 

Một trong những thói quen tốt nhất mà bạn luôn hướng tới đó là sự vận động phù hợp. Khi bạn ngồi lâu hơn 1 tiếng, các cơ bị căng và tạo thêm áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu bên dưới. Các mạch máu phân phối máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thống áp suất từ cao đến thấp. Sự tuần hoàn ở chân tay áp lực thấp nhất và là vị trí thường bị ngứa ran do thiếu lưu lượng máu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng tê bì chân tay và một số bài tập cải thiện tình trạng này, hãy cùng LEEP.APP theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tình trạng tê bì chân tay

Tê bì là một triệu chứng mà bạn bị mất cảm giác ở một bộ phận cụ thể của cơ thể. Bạn có thể cảm thấy ngứa ran như thể đang bị nhiều mũi kim nhỏ châm vào. 

Ngoài vấn đề lưu thông máu, tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến liên quan đến một số tình trạng khác, từ tổn thương thần kinh đến các tình trạng liên quan đến cảm giác. Trong một số trường hợp, tê bì có thể là dấu hiệu của trường hợp y tế khẩn cấp như đột quỵ. 

Tình trạng này thường liên quan đến một số loại tổn thương, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh. Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của những tình trạng nghiêm trọng nếu nó xảy ra kèm một số biểu hiện như: tê bì một bên, xệ mặt, khó nói chuyện, bối rối. Trong những trường hợp như vậy, đột quỵ có thể là nguyên nhân. Đây là một trường hợp nguy cấp cần được chăm sóc y tế kịp thời để ngăn ngừa mất mô não đáng kể. 

Bạn cũng có thể thấy nhức đầu, mất nhận thức, lú lẫn và hụt hơi khi bị tê bì chân tay. Điều này có thể là biểu hiện của khối u não. 

Phụ nữ trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể thường bị ngứa ran và tê bì chân tay do cơ thể bị phù nề gây áp lực lên dây thần kinh. 

Tình trạng tê bì chân tay

2. Những bài tập giúp bạn loại bỏ tình trạng này

Dưới đây là một số bài tập tập trung vào việc làm mềm các cơ bị căng và loại bỏ tình trạng tê bì chân tay tạm thời do vấn đề về lưu thông máu. 

Giãn cơ gân kheo

Gân kheo nằm phía sau chân và được tạo thành từ bốn cơ giúp uốn cong đầu gối và kéo hông về phía sau. Các cơ này rất căng khi bạn ngồi lâu và cần được kéo giãn. 

Giãn cơ gân kheo

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa và nâng chân về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy căng phần gân kheo, từ hông xuống mặt sau của đầu gối.
  • Giữ trong 1 phút và hoàn thành 2 lần/mỗi chân.

Giãn cơ háng

Cơ háng là một phần của nhóm cơ xoay hông. Dây thần kinh tọa chạy bên dưới cơ này và có thể tạo cảm giác tê bì và ngứa ran ở chân.

Giãn cơ háng

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa và đưa đầu gối về phía vai đối diện của bạn cho đến khi bạn cảm thấy giãn cơ ở phía sau hông.
  • Giữ trong 1 phút và hoàn thành 2 lần mỗi bên chân.

Giãn cơ pectoralis

Cơ pectoralis trở nên rất căng với tư thế ngồi sai do vai cong và chèn ép động mạch nách và các bó dây thần kinh đi đến cánh tay và gây tê cánh tay

Giãn cơ háng

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa, đầu ở góc giường
  • Nâng 2 tay lên ngang vai rồi thả cánh tay sang một bên để tạo cảm giác giãn cơ ngang ngực.
  • Giữ trong 30 giây và hoàn thành 2 lần.

Squat

Bài tập squat có chức năng tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho hông và chân của bạn, đồng thời tăng cường khả năng đứng và đi bộ. 

Đứng với 2 bàn chân rộng bằng vai và hạ thấp hông xuống . Động tác này sẽ giúp phân tán đều tải trọng giữa hông và chân của bạn để giảm đau đầu gối. 

Squat

Bài tập waiter tips

Đây là một bài tập tư thế sử dụng các cơ cùi chỏ để giảm căng ở ngực và cải thiện tư thế ngồi. 

Bài tập waiter tips giúp giảm tình trạng tê bì chân tay

Cách thực hiện

  • Ngồi trên ghế, đặt chân trên mặt đất.
  • Nén bả vai lại và kéo 2 cánh tay sang bên và lòng bàn tay hướng lên. Tập trung vào việc béo bả vai và cánh tay.
  • Thực hiện 20 lần.

Đây là những bài tập giúp bạn loại bỏ tình trạng tê bì chân tay tạm thời. Nếu bạn trải qua tình trạng này và một số những biểu hiện dưới đây, bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác cũng như có phương pháp điều trị hợp lý nhất. 

  • Lú lẫn
  • Tê liệt sau chấn thương 
  • Đau đầu đột ngột
  • Khó nói 
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Yếu ớt

Để liên tục có những thông tin mới nhất về sức khỏe, dinh dưỡng và tập luyện, bạn đọc đừng quên cập nhật trang tin tức trên ứng dụng LEEP.APP nhé. Hãy kết nối với ứng dụng LEEP.APP nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân và cần huấn luyện viên chuyên nghiệp và nhiệt tình. 

Nguồn tham khảo

Why Are My Limbs Numb? https://www.healthline.com/health/numbness-of-limbs#treatment Ngày truy cập: 3/9/2020

Numbness and Tingling: Exercises to Get Your Blood Flowing https://www.cbphysicaltherapy.com/numbness-and-tingling-exercises-to-get-your-blood-flowing/ Ngày truy cập: 3/9/2020


Chủ đề: ,