5 bí quyết chọn xe đạp thể thao cho người mới bắt đầu

5 bí quyết chọn xe đạp thể thao cho người mới bắt đầu

Lựa chọn xe đạp thể thao là một bài toán khó cho người mới bắt đầu. Làm sao chọn đúng kích thước sườn xe, yên xe và nhiều vấn đề khác? Dưới đây là 5 bí quyết chọn xe đạp cho người mới bắt đầu mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ.

Mua xe đạp chắc hẳn là việc đầu tiên bạn phải làm để bắt đầu môn thể thao này. Tuy nhiên, việc lựa chọn xe đạp không đơn giản như nhiều người nhập môn thường nghĩ. Khâu chuẩn bị này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích, chiều cao và địa hình mà bạn tập luyện.

Mua xe đạp như thế nào: nguyên chiếc hay lắp ráp?

Thông thường đối với người mới bắt đầu, bạn thường được khuyên là mua xe nguyên chiếc (hay còn gọi là xe nguyên thùng). Ưu điểm của xe nguyên thùng là chất lượng tốt hơn và khả năng hàng chính hãng cao hơn so với xe lắp ráp. Tuy nhiên, do nhập khẩu nguyên chiếc nên giá thành sẽ rất cao hơn so với xe lắp ráp.

Thông thường, nếu đã “gia nhập” bộ môn này được một thời gian, bạn có thể sẽ chuyển qua xe lắp ráp. Khi đó, người tập đã có nhiều kiến thức về xe thể thao, qua đó dễ dàng lựa chọn đồ đạc để ráp cho mình một chiếc xe tốt.

Ưu điểm của xe lắp ráp là thể hiện rõ sở thích cá nhân của mỗi người. Vì chính bạn là người thiết kế và chọn những món đồ cho chiếc xe “cưng” của mình.

mua xe ở đâuNếu muốn mua xe đạp, bạn hãy đến những cửa hàng uy tín

Tuy nhiên, việc mua được những phụ tùng chính hãng hay chất lượng tốt tại Việt Nam cũng khiến nhiều người đau đầu. Lời khuyên cho bạn là nên tìm hiểu thật kỹ và đi cùng người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi đi “sắm” cho mình một “con xe” nhé.

Bên cạnh đó, xe bãi (xe second-hand) được tiêu thụ ở Việt Nam khá rộng rãi. Do là xe đạp đã qua sử dụng nên giá thành sẽ rất mềm. Tuy nhiên đối với người mới bắt đầu, bạn không nên sử dụng loại xe này. Vì xe second-hand thường bị hư hỏng một số phụ tùng và khó sửa chữa.

Chọn xe đạp phù hợp với chiều cao của bạn

Điều tiên quyết cho chiếc xe đạp phù hợp là kích thước của xe. Lựa chọn kích cỡ xe đạp đúng với kích thước cơ thể sẽ giúp quá trình đạp xe của bạn diễn ra thoải mái hơn.

Các thông số của từng mẫu xe đạp thường được đăng trên website của nhà sản xuất. Điểm khác nhau là kích thước khung của mỗi người, áp dụng cách tính dưới đây để có lựa chọn hợp lý:

  • Đứng thẳng dựa vào tường. Mũi chân hướng về phía trước, khoảng cách giữa 2 bàn chân khoảng 15 – 20cm
  • Thực hiện đo chiều cao từ mặt đất đến háng của bạn (chân inseam)
  • Nhân kết quả này với 0,685 (xe đạp hằng ngày); 0,66 (xe đạp leo núi) và 0,7 (xe đạp đường trường)
  • Kết quả sau khi nhân là kích thước khung đề xuất của bạn.

Ví dụ: Chiều cao từ mặt đất đến háng là 76cm, kích thước khung đề xuất xe đạp leo núi của bạn là 50,16 cm. Xe leo núi size S là lựa chọn phù hợp cho bạn.

kích thước xe đạp

Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp tại cửa hàng để nghe tư vấn từ đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn tìm được cho mình kích thước xe đạp ưng ý nhất.

chọn xe đạp cho người mới

Đo chiều dài chân để lựa chọn kích thước xe phù hợp

Chọn khung xe đạp

Khung xe là bộ phận quan trọng nhất của xe. Hiện nay, có nhiều nhãn hiệu sườn. Chúng ta có thể chia khung xe thành 3 chất liệu chính là nhôm, thép và carbon.

Khung sườn nhôm là khung xe phổ biến nhất, đặc biệt là những tay đua xe đạp. Do nhôm có giá thành rẻ, chất liệu nhẹ, cứng cáp và không rỉ.

Người tập muốn có sự lựa chọn cứng cáp hơn, vững chãi hơn nên sử dụng khung sườn thép. Loại khung sườn này được ưa chuộng từ những năm 1980 vì tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, thép khó bảo quản, dễ bị rỉ sét nên ngày nay ít được quan tâm hơn.

Cuối cùng là nguyên liệu carbon, nguyên vật liệu tiên tiến nhất hiện nay được áp dụng rộng rãi đối với các dòng xe đạp đường trường. Khung xe carbon vô cùng linh hoạt, nhẹ và cứng cáp.

Do đó, giá thành của khung xe này cũng cao hơn nhiều so với các khung sườn khác. Dù vậy, hiện nay, khung sườn nhôm vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những bạn mới tập môn thể thao này.

Trang bị phụ kiện

Môn thể thao này có vẻ tốn khá nhiều khoản “đầu tư” khi bạn mới bắt đầu. Tuy nhiên, đa số các phụ kiện này đểu có thể sử dụng trong thời gian khá dài. Dưới dây là tất cả những phụ kiện cần thiết cho người đạp xe:

  • Mũ bảo hiểm có khóa (nếu bạn thường xuyên phải gửi xe)
  • Đèn xe đạp
  • Găng tay (nếu bạn ở khu vực có thời tiết lạnh)
  • Quần short đi xe đạp
  • Áo tập và áo khoác chống nước
  • Giày đạp
  • Máy bơm mini tại nhà và bộ phụ kiện sửa xe

Không nhất thiết phải mua chúng hết cùng một lúc, bạn có thể tham khảo và mua dần dần sao cho ưng ý nhất.

>>> Xem thêm: Tất tần tật bí quyết chọn mũ bảo hiểm khi đạp xe cực chuẩn

chọn xe đạp cho người mới

Phụ kiện cần thiết cho người đạp xe

Làm quen với xe

Những bước đầu có thể khó khăn và cần nhiều thời gian với chiếc xe đạp mới. Một số lưu ý sau đây xe giúp bạn nhanh chóng làm quen với “người bạn đồng hành” mới này:

  • Đừng đạp xe quá sát lề, khoảng cách an toàn là cách lề đường khoảng 1m
  • Phanh/thắng bánh trước dễ khiến xe bị té. Khi cần phanh gấp, bạn nên bóp cùng lúc cả hai phanh trước và sau
  • Trước khi vào cua, bạn hãy đạp chậm hơn để dễ điều khiển ôm cua thay vì phải phanh xe lại
  • Lúc ôm cua, nâng đùi bên trong lên cao và đổ trọng lực ra bên ngoài để duy trì thăng bằng
  • Khi leo dốc, giữ nhịp đạp để lấy trớn lên dốc
  • Đừng tập đổ dốc ở những lần chạy đầu tiên

Hy vọng bài viết trên LEEP đã cung cấp những kiến thức bổ ích làm sao để chọn một chiếc xe đạp phù hợp cho người mới bắt đầu. Chúc bạn có thể lựa cho mình chiếc xe đạp ưng ý nhé.

Nguồn tham khảo

12 beginner cyclist tips to get new riders off to the best start https://www.cyclingweekly.com/fitness/beginner-cyclist-tips-370876 Ngày truy cập: 18/6/2020