Tất tần tật bí quyết chọn mũ bảo hiểm khi đạp xe cực chuẩn

Tất tần tật bí quyết chọn mũ bảo hiểm khi đạp xe cực chuẩn

Mũ bảo hiểm là phụ kiện không thể thiếu khi luyện tập môn thể thao này. Tuy nhiên, bạn có đang sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm đúng chuẩn không? Nếu còn đang phân vân, bạn hãy tham khảo ngay cách chọn mũ bảo hiểm chuẩn kỹ thuật dưới đây nhé.

Mũ bảo hiểm giúp bảo về phần đầu bạn tránh va đập trong quá trình luyện tập. Lựa chọn cho bản thân một chiếc mũ tiêu chuẩn sẽ đáp ứng các tiêu chí như kích thước, nhãn hiệu, kiểu dáng và chỉ số an toàn. Để giúp các bạn tránh những sai lầm khi chọn mua nón bảo hiểm, LEEP.APP sẽ chia một số kinh nghiệm đơn giản.

Gợi ý cách chọn mũ bảo hiểm đúng size

Sự đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ và tính năng của nón bảo hiểm có thể gây hoang mang cho những người mới gia nhập bộ môn này. Do đó, bạn nên tìm cho mình một chiếc nón đúng size.

Bạn chỉ cần sử dụng một thước dây để lấy số đo vòng đầu. Bạn hãy đặt thước dây trên trán để tiến hành đo vòng đầu, cách lông mày của bạn khoảng 2,5cm. Sau đó, vòng dây qua đầu để đo chu vi vòng đầu của mình. Lưu ý giữ thước dây căng và nằm phía trên tai.

Vị trí này là phần rộng nhất của phần đầu, do đó được dùng là phép đo kích cỡ mũ bảo hiểm. Bạn nên đo một vài lần để đảm bảo kết quả chính xác. Tìm một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn là điều rất quan trọng để giúp người tập cảm thấy thoải mái và bảo vệ tốt nhất khi va chạm.

Metric X Small Small Medium Large Extra Large
Head Circumference 47 – 51cm 51 – 55cm 55 – 59cm 59 – 63cm 61 – 65cm
Imperial X Small Small Medium Large Extra Large
Head Circumference 18 1/2″ – 20 1/8″ 20 1/8″ – 21 2/3″ 21 2/3″ – 23 1/4″ 23 1/4″ – 24 4/5″ 24″ – 25 3/5″

 

Khi bạn có số đo của mình, hãy sử dụng bảng dưới đây để biết kích thước phù hợp. Tuy nhiên đối với các nhãn hiệu khác nhau, các quy định về size mũ có thể khác nhau. Vì vậy hãy chắc chắn tham khảo hướng dẫn kích thước của nhà sản xuất trước khi bạn mua, nhất là khi bạn đặt hàng qua mạng.

 Khoảng cách tối đa giữa nón và đầu của bạn khoảng 2 ngón tay  Khoảng cách tối đa giữa nón và đầu của bạn khoảng 2 ngón tay

Mũ bảo hiểm vừa vặn sẽ giúp bạn có tầm nhìn tốt, cũng như bảo vệ phần đầu tốt hơn.

Khi bạn chọn đúng size mũ:

  • Các dây đai hai bên sẽ tạo thành hình chữ V ngay bên dưới tai.
  • Bạn không thể để vừa hơn hai ngón tay giữa dây đeo và cằm.
  • Dây đeo phải vừa khít dưới cằm của bạn. Tuy nhiên, đừng buộc quá chặt để bạn không cảm thấy quá khó chịu và bạn có thể ăn uống tiếp năng lượng khi cần.
  • Khoảng cách tối đa giữa nón và trán của bạn khoảng 2 ngón tay.
  • Khi bạn đang phân vân giữa 2 size mũ bảo hiểm hãy chọn size nhỏ hơn.

Các tiêu chí chọn mũ bảo hiểm

Có nhiều yếu tố để lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng phù hợp như chất liệu, hình dáng và tính năng chuyên dụng cho địa hình.

Các tiêu chí chọn mũ bảo hiểm bao gồm:

  • Thông gió – thiết kế, số lượng và thể tích của lỗ thông hơi.
  • Dây khóa phía sau – kiểu buộc dây ở phía sau giữ mũ bảo hiểm đúng vị trí.
  • Dây nón – giữ mũ bảo hiểm ở một vị trí cố định.
  • Đệm lót – số lượng vật liệu đệm trong lớp lót bên trong của mũ bảo hiểm. Đệm có thể tháo rời cho phép bạn giặt giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Trọng lượng – đặc biệt quan trọng đối với mũ bảo hiểm.
  • Phản xạ ánh sáng – để giúp người lái được nhìn thấy vào ban đêm.
  • Mũ lưỡi trai/tấm che phía trước – Một số mũ bảo hiểm đi kèm với các đỉnh hoặc tấm che có thể tháo rời. Một tấm che trên mũ bảo hiểm xe đạp phục vụ hai mục đích, che chắn mắt khỏi ánh nắng mặt trời và ngăn mưa tích tụ trên kính.
  • Miếng lót an toàn/lớp lót EPS – Sau các va chạm miếng lót này thường bị biến dạng hoặc nhàu nát. Vì chúng chịu các tác động lực khi va chạm giúp bạn vệ phần đầu của bạn. Lớp lót EPS được làm từ polystyrene hoặc sợi carbon.
  • Carapace – Lớp vỏ cứng bên ngoài giúp bảo vệ lớp lót EPS.

Lựa chọn mũ bảo hiểm giúp bạn thoải mái trong quá trình tập luyện

Lựa chọn mũ bảo hiểm giúp bạn thoải mái trong quá trình tập luyện

Khi nào cần thay mũ bảo hiểm?

Một chiếc mũ bảo hiểm phải được thay thế ngay lập tức khi

  • Có va chạm (té ngã trong quá trình luyện tập)
  • Bị rơi với lực đủ mạnh để gây ra thiệt hại cấu trúc

Các dấu hiệu hao mòn hoặc “lão hóa” có thể gây ra các điểm yếu bên trong mũ bảo hiểm. Bạn nên thường xuyên kiểm tra nón bảo hiểm của mình vì thông thường các thiệt hại này không nhìn thấy được. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm không còn an toàn.

Các loại mũ bảo hiểm bạn sẽ cần

Mũ bảo hiểm xe đạp được thiết kế đặc biệt phù hợp với phong cách đạp xe khác nhau. Mũ bảo hiểm tùy thuộc vào địa hình như đạp xe hằng ngày, đi leo núi, hoặc đạp xe đạp tốc độ.

Một số môn đạp xe phổ biến nhất và loại mũ bảo hiểm phù hợp sẽ giúp bạn lựa chọn được phụ kiện này phù hợp với phong cách của mình.

Mũ bảo hiểm đi đường trường

Mũ bảo hiểm xe đạp trên đường được thiết kế gọn nhẹ và mang đến lợi thế về mặt khí động học khi đi xe đường dài.

Chúng thường được xây dựng với tính linh hoạt và có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như đạp xe đường trường. Các loại mũ bảo hiểm tốt sẽ sử dụng vật liệu siêu nhẹ và mang lại sự thông thoáng.

Mũ bảo hiểm cho đường đua

Mũ bảo hiểm này được thiết kế để giảm lực cản trong khi đạp. Những chiếc mũ nhẹ và nhỏ gọn này rất phù hợp cho những người tham gia cuộc thi ba môn phối hợp hoặc những người đua xe đạp đường trường.

Một số loại mũ bảo hiểm khác

Mũ bảo hiểm xe đạp leo núi thường sẽ chú trọng vào bảo vệ phần đầu của bạn hơn những tính năng khác. Đồ bền và cứng là những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn mũ bảo hiểm khi đạp xe leo núi.

Mũ bảo hiểm XC được sử dụng nhiều khi bạn đạp xe đường trường hoặc xuyên các tỉnh thành. Dù không yêu cầu cao về độ bền như các loại mũ bảo hiểm leo núi nhưng loại mũ này chú trọng hơn về khả năng thông gió và thoáng khí trong suốt hành trình.

Mũ bảo hiểm BMX là phụ kiện được sử dụng trong đua xe đạp địa hình. Mặt trong nón thường bằng chất liệu polystyrene ép đúc, có tính năng chịu lực va đập và độ bền rất cao.

Các loại mũ bảo hiểm khác nhau phù hợp với các loại địa hình

Các loại mũ bảo hiểm khác nhau phù hợp với các loại địa hình

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn có những bí quyết lựa chọn cho mình một chiếc nón đạp xe phù hợp. Nếu muốn tìm hiểu những thông tin khác về việc đạp xe, sức khỏe, dinh dưỡng và đặc biệt là tìm kiếm huấn luyện viên thể hình 4.0, hãy tải ngay LEEP.APP và tạo tài khoản qua email hoặc Facebook.

Nguồn tham khảo

How to choose your perfect cycling helmet https://guides.wiggle.co.uk/how-choose-perfect-cycling-helmet Ngày truy cập : 29/6/2020