27 cách ăn thực phẩm hữu ích bạn nên áp dụng ngay

27 cách ăn thực phẩm hữu ích bạn nên áp dụng ngay

Cách ăn thực phẩm nào để vẫn giữa nguyên dưỡng chất? Đây là điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất ít người thực hiện đúng cách. Vì thế, bạn không thể bỏ qua những bí quyết ăn uống vô cùng hữu hiệu dưới đây.

Cách ăn thực phẩm, chế biến và bảo quản vô cùng đa dạng và khác biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người. Nếu bạn muốn việc bếp núc và ăn uống trở nên dễ dàng hơn, LEEP.APP sẽ giới thiệu cho bạn những bí quyết sử dụng thực phẩm thông minh và hữu hiệu nhất để bạn áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày.

Cách ăn thực phẩm đúng và tiện lợi nhất

 1. Ăn bánh cupcake

Cách ăn thực phẩm, đặc biệt là các loại bánh như cupcake hay muffin, thay vì lột lớp vỏ và cắn từ trên xuống, bạn nên dùng dao cắt dọc ở giữa bánh từ lớp kem phủ xuống cốt bánh. Áp dụng cách này sẽ giúp bạn có những miếng bánh nhỏ vừa miệng mà vẫn có lớp kem để đảm bảo hương vị trọn vẹn.

2. Loại bỏ cuống dâu tây

Sau khi rửa sạch dâu, bạn dùng một ống hút nhỏ đâm vào giữa quả dâu từ phía đuôi lên cuống để đẩy phần cuống lá ra ngoài và thưởng thức ngay mà không cần dùng dao cắt nhỏ dâu tây.

3. Bóc vỏ cam, quýt

Chúng ta thường dùng tay để bóc hết vỏ cam, quýt trước khi ăn. Tuy nhiên, các loại quả có múi nhỏ này có thể ăn được toàn bộ phần thịt trừ hạt bên trong, do đó bạn có thể dùng dao cắt 2 đầu của quả cam, sau đó rạch một đường dọc theo múi rồi tách ra thành dải. Bạn sẽ có thể thưởng thức tất cả các múi mà không cần lột toàn bộ vỏ.

4. Bỏ hột cherry

Đây là một cách ăn thực phẩm khá phổ biến. Nếu không ăn trực tiếp cherry và nhả hột mà sử dụng cho các món tráng miệng hay salad trái cây, bạn có thể loại bỏ hột anh đào trước.

Ngắt bỏ cuống và đặt cherry lên miệng của một cái chai thủy tinh, sau đó dùng đũa đâm vào giữa quả anh đào từ trên xuống, bạn sẽ đẩy được hột vào chai và giữ cherry nguyên vẹn.

5. Ăn bánh mì nướng và hamburger

ăn hamburger

Lật ngược hamburger để ăn giúp giữ phần nhân và sốt tốt hơn

Với các loại bánh mì nướng có lớp phủ kết dính như bơ đậu phộng, mứt trái cây… bạn nên úp mặt phủ xuống dưới khi thưởng thức để cảm nhận trọn vẹn hương vị mà không làm phủ dính lên vòm miệng trên.

Bên cạnh đó, khi ăn bánh mì kẹp có nước sốt như hamburger, bạn cũng nên úp ngược bánh xuống. Phần vỏ trên của bánh mì kẹp thường dày hơn, do đó chúng cũng giúp giữ nước sốt tốt hơn, tránh tình trạng nhũn đế bánh hay tràn nước sốt ra ngoài.

6. Gọt xoài chín bằng ly

Nhiều loại xoài chín thường không dễ gọt vỏ, đặc biệt là khi bạn lười gọt, hãy áp dụng ngay cách ăn thực phẩm này.

Cắt đôi trái xoài dọc theo hột, ấn miếng xoài lên miệng ly (nên chọn ly thành mỏng) để tách vỏ và thịt xoài dễ dàng. Bạn cũng có thể dùng dao rạch đường caro lên miếng xoài rồi mới ấn để có ngay những khối xoài vừa vặn.

7. Bóc vỏ chocolate

Những loại chocolate hình tháp như Kiss dù có sợi giấy kéo để mở nhưng thực chất, bạn xoa nhẹ phần đáy và kéo chúng sẽ giúp bóc toàn bộ vỏ chocolate nhanh hơn.

8. Vắt nước cam

Khi vắt cam, bạn nên cắt đôi quả cam và rạch một dấu X vào phần lõi ở giữa để vắt dễ dàng hơn. Nếu không có đồ vắt cam, hãy dùng một chiếc kẹp gắp để ép lấy nước cam, chanh nhanh chóng.

 

Cách ăn thực phẩm: Mẹo chế biến hữu ích

1. Luộc mì ống

Khi luộc các loại nui, mì bạn nên cho thêm một chút muối và dầu ăn vào nước luộc. Nếu cần nấu mì trong nước sốt, bạn nên luộc chỉ ½ thời gian so với hướng dẫn chế biến.

Sau khi luộc, bạn nên đổ toàn bộ phần nước luộc và trộn vào một ít dầu ôliu để các sợi mì không dính vào nhau. Lưu ý không nên xả mì dưới nước lạnh vì chúng sẽ khó thấm nước sốt.

luộc mì ống Ý

Đổ nước và để ráo mì rồi thêm vào một ít dầu ô-liu

2. Làm thịt xé phay

Các cách ăn thực phẩm đối với những món súp hay gỏi thường ưa chuộng thịt xé hơn là thịt băm nhỏ.

Nếu bạn có sẵn máy đánh trứng hay loại lớn để trộn bột, bạn có thể nấu chín thịt rồi cho vào máy đánh đều. Như vậy, bạn sẽ không cần xé tay nữa mà có ngay phần thịt xé nhỏ hoàn hảo.

3. Cắt lát rau củ

Nếu bạn có dụng cụ cắt lát trứng, bạn có thể dùng chúng để cắt nấm, dâu tây và nhiều loại rau củ khác. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn khi cần chuẩn bị số lượng lớn.

4. Cắt trứng luộc

Nếu muốn cắt trứng thành nhiều khối nhỏ để làm salad, bạn không cần phải dùng dao cắt từng quả. Hãy dùng một chiếc rây hoặc vỉ lưới có kích cỡ ô mà bạn muốn, trải đều trứng trên thớt rồi ấn rây xuống hoặc đặt vỉ lên một chiếc tô, sau đó cho trứng lên và ấn xuống để cắt.

5. Bóc vỏ trứng luộc

Bạn có thể áp dụng ngay 2 cách ăn thực phẩm này cho món trứng luộc. Cách thứ nhất là đập hai đầu trứng, sau đó đập trứng xuống mặt phẳng và lăn nhẹ. Bạn có thể dễ dàng bóc toàn bộ lớp vỏ cứng đã vỡ nhỏ nương theo lớp vỏ lụa.

Cách thứ hai là sử dụng một cái ly hoặc hộp đựng có thành cao hơn quả trứng. Bạn cho trứng vào, có thể cho thêm một ít nước, dùng tay che miệng ly hoặc đậy nắp hộp rồi lắc nhẹ theo vòng tròn, vỏ trứng sẽ tự bong ra mà không ảnh hưởng đến lòng trắng.

6. Xử lý bánh quy cháy

Khi tự làm bánh tại nhà, đôi khi có sơ xuất và bánh bị cháy xém là điều không thể tránh khỏi. Nếu bánh không bị cháy hoàn toàn và còn ăn được, bạn có thể sử dụng dụng cụ nạo nhuyễn để cạo bỏ phần bánh cháy.

7. Hâm nóng bánh pizza

Đây là cách ăn thực phẩm cực kỳ hữu ích. Nếu gọi bánh pizza về nhà nhưng vẫn còn dư, bạn có thể làm nóng lại bánh để ăn ngon hơn bằng cách áp chảo. Làm nóng trên chảo giúp dậy mùi bánh và giữ được lớp đế giòn hơn so với lò vi sóng.

8. Nướng cá trên vỉ

Xếp một lớp chanh cắt lát mỏng ở dưới cá sẽ giúp tăng hương vị, giữ ẩm cho cá và tránh làm thịt cá hay da dính vào vỉ nướng.

9. Cắt thực phẩm mềm

Các loại thực phẩm mềm như bơ, phô mai, bột bánh hay các món tráng miệng có thể được cắt bằng chỉ nha khoa một cách dễ dàng và tạo ra những lát cắt phẳng, đẹp mắt mà không lo trết dính trên dao.

10. Dùng cốc đo lường

Nếu bạn cần dùng cốc đo để đong nhiều loại nguyên liệu trong mỗi lần chế biến, đặc biệt là các loại thực phẩm dính như mật ong, hãy xịt một nước lên mặt trong của cốc hoặc tráng qua với nước nóng để vệ sinh dễ dàng hơn và có thể tiếp tục sử dụng.

Bí quyết bảo quản để thưởng thức dễ dàng

1. Bảo quản bơ quá chín

Bơ có kết cấu kem mềm và hương vị thơm ngon, tuy nhiên bơ quá chín thường dễ xỉn màu và chảy nước, không còn thích hợp cho nhiều món ăn nữa.

Nếu lượng bơ bạn có đã rơi vào giai đoạn này mà bạn chưa kịp sử dụng, hãy nghiền nhỏ bơ rồi chia thành nhiều phần nhỏ trong khay đá và bảo quản ngăn đá tủ lạnh để giữ chất lượng của bơ lâu hơn.

Một cách ăn thực phẩm đối với các viên đá bơ này là dùng cho  những món sinh tố giàu dinh dưỡng và không cần phải thêm đá.

2. Giữ rau xanh tươi lâu

Với các loại rau ăn thân được như cần tây, măng tây, bông cải xanh… hoặc các loại rau củ có cuống khác, bạn nên cắm dọc chúng vào một cái ly hoặc bình thấp với mực nước khoảng 3 – 5cm để giữ độ tươi xanh lâu hơn mà không cần bảo quản trong tủ lạnh.

3. Trữ hũ salad và ngũ cốc

Nếu có nhiều nguyên liệu dư hoặc muốn chuẩn bị trước để tiết kiệm thời gian và đem thức ăn đi làm, bạn có thể làm sẵn và lưu trữ các hũ salad, ngũ cốc.

Cho yến mạch và các loại ngũ cốc, hạt và sữa vào hũ rồi để tủ lạnh và thưởng thức bất cứ lúc nào. Cách ăn thực phẩm đối với salad là chuẩn bị tất cả nguyên liệu, có thể xếp từng lớp vào hũ và bảo quản ngăn mát tủ lạnh, sau đó cho nước sốt vào và trộn đều khi bạn muốn ăn.

hũ salad

Chuẩn bị nguyên liệu cho vào hộp giúp bạn có món salad mang đi dễ dàng

4. Bảo quản hộp kem

Nếu bạn là tín đồ của kem và thường xuyên trữ kem với nhiều hương vị khác nhau trong nhà, chắc hẳn bạn đã từng làm cong cả chiếc muỗng khi cố gắng múc những lớp kem đông cứng.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên cho hộp kem vào túi nilon hoặc túi zip kín rồi mới cất vào ngăn đá, như vậy sẽ giúp món kem được giữ lạnh, không bị chảy và cũng không bị đông đá.

Ngoài ra, nếu ăn kem trong hộp giấy mà vẫn còn dư kem, bạn nên cắt bớt phần vỏ hộp đến sát bề mặt kem còn dư, sau đó đậy kín nắp và cất vào ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp bạn tiếp tục thưởng thức dễ dàng hơn và hạn chế bỏng lạnh.

5. Bảo quản bánh cookie

Các loại bánh cookie mềm tự làm tại nhà thường sẽ trở nên khô cứng chỉ vài ngày sau khi nướng. Bạn nên thêm một lát bánh mì vào hũ cookie để giữ độ ẩm và mềm cho bánh một cách hiệu quả.

6. Kiểm tra độ tươi của trứng

Dù bảo quản trong thời gian ngắn hay dài, bạn vẫn có thể gặp phải vài quả trứng hỏng phá hủy toàn bộ món ăn nếu lỡ cho trực tiếp khi chế biến.

Để kiểm tra độ tươi của trứng trước khi sử dụng, bạn nên cho trứng vào một tô nước. Nếu trứng nổi lên nghĩa là chúng đã cũ và không còn đảm bảo chất lượng để sử dụng. Còn những quả chìm xuống là trứng tươi.

7. Kiểm tra độ chín của bơ

Cách kiểm tra độ chín của bơ phổ biến nhất là ấn thử và xác định dựa trên độ mềm của bơ.

Ngoài cách trên, bạn còn có thể kiểm tra phần ruột bơ ở vị trí dưới cuối. Nếu phần bơ màu xanh nghĩa là bơ chưa chín, còn màu nâu lại cho thấy bơ đã bị chín nẫu. Bạn nên chọn ăn các quả có phần bơ vàng và ít đốm.

8. Bảo quản nước sốt

Nếu chế biến một lượng lớn sốt nóng và không thể dùng hết, bạn nên chia nhỏ chúng và khay đựng đá và bảo quản ngăn mát tủ lạnh.

Đây là một cách ăn thực phẩm và bảo quản tuyệt vời vì bạn có thể lấy một lượng nhỏ sốt đủ dùng rồi cho vào chảo chế biến ngay mà không cần rã đông toàn bộ lượng sốt lưu trữ.

9. Làm túi hút chân không

Sử dụng túi hút chân không sẽ giúp bạn bảo quản thực phẩm an toàn và hiệu quả hơn. Nếu không có sẵn dụng cụ, bạn có thể dùng các loại túi zip đựng thực phẩm, kéo khóa gần hết rồi cho ống hút vào lỗ chừa lại để hút toàn bộ không khí ra ngoài hoặc nhúng thân túi vào tô nước, giúp đẩy ra hết không khí còn thừa rồi khóa chặt miệng túi.

Hãy áp dụng ngay những cách ăn thực phẩm, chế biến và bảo quản này để cuộc sống của bạn dễ dàng và tiện lợi hơn.

Nguồn tham khảo

50 Foods You’ve Been Eating Wrong Your Whole Life. https://www.eatthis.com/eating-foods-wrong/. Ngày truy cập: 14/9/2020


Chủ đề: