20 mẹo chế biến món ăn giữ nguyên hương vị, dưỡng chất

20 mẹo chế biến món ăn giữ nguyên hương vị, dưỡng chất

Không phải ai cũng thành thạo chuyện bếp núc hay nắm được bí quyết nấu ăn mà vẫn duy trì hương vị, giá trị dinh dưỡng của mỗi thực phẩm. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng! 20 mẹo chế biến được chia sẻ từ các đầu bếp hàng đầu này sẽ giúp bạn “cân” được nhiều món ăn từ dễ đến khó đấy.

Đôi khi, những món ăn cơ bản cũng đòi hỏi một số kỹ thuật chế biến nhất định để được hoàn thiện với hương vị thơm ngon mà không làm ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu. Bởi việc “tịnh tiến” hương vị và dinh dưỡng của các loại thực phẩm sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn bữa ăn của mình hơn rất nhiều.

Mẹo chế biến các món thịt

1. Thịt xông khói chiên giòn

Thịt xông khói chiên giòn chỉ cần 3 nguyên liệu là thịt, đường và hạt tiêu. Bạn có thể dùng vỉ nướng để nấu thịt dễ dàng và chín đều hơn.

2. Cá hồi chần

Cá hồi cực kỳ bổ dưỡng đối với sức khỏe những khó để chế biến vì chúng rất nhanh bị kho nếu bạn nấu quá chín.

Để làm cá hồi chần một cách hoàn hảo và giữ lại được dưỡng chất bạn có thể áp dụng mẹo chế biến này: Ướp cá hồi với muối và tiêu, đun nóng chảo nước. Tiếp theo, cho cá vào túi zip (loại không độc hại và chịu được nhiệt độ cao), xếp thêm 2 lát chanh mỏng lên trên bề mặt cá sau đó cuộn tròn túi để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đóng kéo khóa zip.

Cho túi cá vào chảo nước để chần, sau khi thấy cá chuyển sang màu hồng nhạt, bạn có thể lấy cá ra và nhấn thử phần rìa, thịt cá có thể tách rời nghĩa là cá đã chín.

3. Bít tết

Nếu muốn nấu bít tết ngon mà vẫn giữ được độ ẩm, bạn nên kết hợp áp chảo và đút lò phần bít tết. Trước tiên, bạn nên  ướp bít tết với ít muối và hạt tiêu, bật sẵn lò nướng ở khoảng 230oC.

nấu bít tết beefsteak

Áp chảo bít tết rồi bỏ lò sẽ giúp món ăn mọng nước và thơm ngon hơn

Sau đó, bạn hãy cho dầu vào chảo nóng, áp chảo mỗi mặt của miếng bít tết trong 2 phút rồi cho vào lò trong khoảng 4 – 5 phút. Điều này sẽ giúp miếng bít tết mọng nước và chín đều với phần giữa vần hồng một chút.

Nếu muốn ăn bít tết tái, bạn chỉ nên để trong lò khoảng 2 phút. Với các miếng bít tết nhỏ hơn, bạn tuyệt đối không để quá 2 phút để tránh thịt quá chín nhé.

4. Ức gà nướng

Nướng ức gà thường dễ gặp thất bại vì đây là phần thịt nạc, nên nếu nướng chưa tới thì thịt sẽ còn sống, không ăn được và nếu nướng quá chín, phần ức gà sẽ trở nên khô và xơ.

Để món ức gà nướng vẫn mọng nước và chín đều, bạn hãy ngâm thịt gà ít nhất 30 phút trong hỗn nược nước và muối (có thể thêm chanh và các loại thảo mộc khác để tăng hương vị) rồi mới đưa đi nấu.

5. Gà rán

Để có món gà rán chín vàng và giữ được độ giòn lâu, bạn có thể ướp gà, phủ với bột mì, trứng và lớp bột chiên xù và rán qua một lần. Để phần gà chiên nguội trong khoảng 10 phút rồi cho vào chảo và rán thêm 3 phút nữa là hoàn tất.

Mẹo chế biến các loại bánh

1. Sandwich phô mai

Tuy món ăn này chỉ đơn giản là áp chảo bánh mì với phô mai, thế nhưng để món ăn có hương vị ngon và giòn như ở nhà hàng, bạn có thể thử nướng bánh mì với phô mai trên chảo gang. Các món bánh mì kẹp khác như sandwich thịt gà cũng có thể áp dụng theo phương pháp này.

2. Bánh mì cũ

Đối với nhiều loại bánh mì, tuy có thể bảo quản được trong khoảng 3 ngày nhưng chất lượng sẽ giảm xuống, đôi khi bánh sẽ trở nên cứng như đá. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bọc bánh mì với khăn ẩm rồi nướng lò ở nhiệt độ 940C trong 5 – 10 phút hoặc bỏ lò vi sóng trong 10 giây là bánh mì sẽ mềm như cũ.

3. Bánh kếp

Để nấu được những chiếc pancake phồng và mềm mịn, bạn nên thêm một ít nước có gas vào bột trong quá trình pha chế. Sau đó, khi nấu bánh, hãy dùng cái sạn để lật bánh dễ dàng hơn và chỉ lật bánh khi thấy mặt trên nổi bong bóng.

làm bánh pancake

Dùng sạn lật bánh pancake sẽ dễ dàng hơn và hạn chế vỡ bánh

4. Bánh mì nướng tỏi

Bánh mì nướng ăn kèm với bơ tươi là một lựa chọn dễ dàng cho bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ. Thực tế, với món ăn này, bạn chỉ cần phết thêm nước ép tỏi trước khi nướng, như vậy sẽ giúp bánh mì dậy mùi thơm và kích thích cơn thèm ăn, sau đó cắt quả bơ thành nhiều lát và xếp lên bánh mì là đã có thể ăn ngay.

5. Bánh ngọt

Muốn các loại bánh ngọt giữ được độ ẩm phù hợp mà không dẫn đến tình trạng nhão sau khi để ngoài không khí, bạn có thể dùng một gói hút ẩm đựng trong hộp kín và đặt dưới lớp bánh, như vậy có thể duy trì độ ẩm ở mức vừa phải. Lưu ý không để gói hút ẩm chạm vào cốt bánh vì chúng khá độc hại.

Mẹo chế biến các loại rau củ

1. Khoai tây nướng

Món khoai tây nướng muốn giữ được độ ẩm và tăng thêm độ bông xốp bên trong, bạn nên dùng nĩa chọc xung quanh củ khoai tây rồi mới bọc giấy bạc và nướng trong lò.

2. Khoai lang nướng

Mẹo chế biến khoai lang nướng giòn hơn: hãy cắt khoai lang thành các sợi mỏng, phết đều dầu và sắp khoai lên khay sao cho giữa các miếng đều có khoảng trống. Khoai lang nướng theo miếng lớn cũng có thể dùng thay thế bánh mì để kẹp với nhiều loại nhân khác nhau.

3. Rau xào

Món rau xào đã không còn xa lạ trong ẩm thực Việt. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết mẹo chế biến món rau xào này, hãy áp dụng ngay nhé! Với những loại rau củ có kích thước dày, như bông cải xanh hay măng tây, bạn nên chần hoặc luộc rau trong thời gian ngắn để chúng tiến vào giai đoạn chín. Sau đó xào với gia vị để đạt được độ chín như mong muốn.

mẹo chế biến rau xào chần rau

Chần bông cải xanh trước khi xào sẽ giúp giữ hương vị và dưỡng chất của bông cải

4. Sốt bơ guacamole

Sốt guacamole từ quả bơ nghiền nhuyễn có hương vị vô cùng thơm ngon, chúng phổ biến trong ẩm thực Mexico nhưng vẫn được ứng dụng trong nhiều món ăn khác nhau, như dùng làm sốt chấm bánh mì, khoai nướng…

Khi tự làm guacamole tại nhà, chúng sẽ dễ chuyển màu nâu nếu bạn để qua đêm. Mẹo giúp sốt bơ giữ được màu xanh: sau khi cho guacamole vào hộp đựng, đổ một lớp nước mỏng lên trên bề mặt sốt. Khi bạn muốn dùng tiếp sốt bơ, hãy đổ phần nước phía trên ra rồi khuấy đều và dùng như bình thường.

5. Bắp cải Brussels nướng

Nếu muốn nướng bắp cải ngon và đảm bảo dưỡng chất, bạn nên nướng đạt đến độ giòn hoàn hảo. Bí quyết mà các đầu bếp chia sẻ là đạt nhiệt độ lò ở mức tối thiểu 218oC, tráng đều bắp cải trong dầu ô-liu sẽ giúp bắp cải chín đều và giữ vị giòn ngon miệng.

6. Thảo mộc tươi

Các loại gia vị và thảo mộc tươi cần được sử dụng mỗi ngày, nhưng thường bạn sẽ không dùng hết lượng thảo mộc đã mua trong ngày hôm đó. Để bảo quản thảo mộc tươi lâu và giữ được chất lượng như bạn đầu, bạn nên cắt bớt phần chân của thảo mộc, sau đó ngâm phần đuôi vào nước và phủ bao nilon lên trên sẽ giữ được thảo mộc tươi trong nhiều ngày.

Một cách khác nữa là thái nhỏ thảo mộc, thêm một ít gia vị hay dùng và chia vào từng ô nhỏ của khay đá rồi bảo quản ở ngăn đông sẽ giúp bạn bảo quản được lâu mà sử dụng cũng thuận tiện hơn.

7. Salad

Đối với các món salad, để bảo quản qua ngày mà vẫn giữ được độ tươi và giòn, bạn nên cho khăn giấy vào trong bịch hay hộp đựng salad. Ưu tiên trữ rau trong túi kín, chỉ chừa lại một ít không khí.

Bí quyết nấu các món trứng và mì

1. Trứng bác

Để làm món trứng bác hoàn hảo, bạn nên trộn đều trứng với sữa nguyên chất trước khi nấu, sau đó đánh bông trứng lên rồi chế biến sẽ giúp món trứng có kết cấu tơi xốp và nhẹ hơn.

Cho bơ vào chảo nóng, đun chảy bơ rồi cho hỗn hợp trứng vào, đảo liên tục cho đến khi không còn phần trứng lỏng thì đổ ra dĩa ấm và để khoảng 1 phút trước khi dùng.

2. Trứng chần

Trứng chần là một món ăn chỉ luộc chín trứng nhưng theo một phương pháp cực kỳ tinh tế. Bạn nên ăn trứng chần khi lòng trắng chưa quá cứng và vẫn còn lòng đào sẽ đem lại hương vị ngon nhất.

trứng chần bánh mì nướng

Trứng chần khi chín sẽ có lòng đào và phần lòng trắng bọc tròn xung quanh

Bạn nên đun hỗn hợp nước và giấm theo tỉ lệ 1:1, khi nước sôi, dùng đũa hoặc thìa khuấy đều để tạo xoáy nước, sau đó đập trứng vào. Như vậy, trứng có thể chín và tạo thành hình tròn.

3. Mì ống

Các đầu bếp chia sẻ 3 mẹo chế biến quan trọng để có món mì ống ngon nhất: Chọn loại mì chất lượng, luộc mì với một ít muối, nấu mì trong nước sốt. Nhiều người thường không cho muối vào nước luộc mì nhưng thực tế đó muối mới là yếu tố làm tăng hương vị cho món mì.

Ngoài ra, bạn nên khuấy nhẹ trong quá trình luộc để các sợi mì không dính vào nhau hay bám vào đáy nồi. Không nên xả sạch mì sau khi luộc để tránh làm mất phần bột bên ngoài sợi mì, khiến nước sốt không thấm vào mì.

Cuối cùng, chỉ luộc mì trong khoảng ½ thời gian theo gợi ý trên bao bì và dùng ½ thời gian còn lại để nấu trong nước sốt. Với những mẹo chế biến thực phẩm kể trên, bạn đã có thể nắm được những bí quyết giúp món ăn thành công hơn, đồng thời nắm được phương pháp bảo quản một số món ăn thường dùng. Hãy áp dụng ngay để ăn ngon và đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày nhé!

Nguồn tham khảo

30 Life-Changing Food Hacks, Straight from Chefs. https://www.eatthis.com/priceless-chef-tricks/. Ngày truy cập: 24/8/2020


Chủ đề: