12 lỗi an toàn thực phẩm ai cũng có thể mắc phải
Hàng chục triệu người trên thế giới là nạn nhân của các bệnh do thực phẩm. LEEP.APP đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu về những sai lầm phổ biến nhất, cũng như các phương pháp để khắc phục. Bài viết này sẽ chỉ ra 12 lỗi an toàn thực phẩm bạn cần tránh.
Ngay cả những người cẩn trọng nhất vẫn có lúc sơ suất trong quá trình chế biến thực phẩm. Rất nhiều bệnh nghiêm trọng khởi phát từ cách ăn uống, nấu nướng sai của chúng ta. Hãy cùng LEEP.APP rà soát lại một lần nữa quy trình nấu ăn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình, bạn nhé!
Sai lầm 1: Cho thực phẩm đi vào “vùng nhiệt độ nguy hiểm”
Khi nói đến khía cạnh an toàn thực phẩm, vi khuẩn sẽ sinh sôi lên gấp nhiều lần trong nhiệt độ từ 40°C – 60°C hay còn được gọi là “vùng nguy hiểm”. Thực tế, mật độ vi khuẩn có thể tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng 20 phút khi đang trong vùng nhiệt độ này.
Để nguội thực phẩm đã nấu chín trong vòng 2 giờ trước khi cho vào ngăn đông. Nếu bạn vẫn còn dùng mà chưa cần trữ lạnh, nên giữ cho thực phẩm trong nồi luôn nóng, không chỉ hâm sơ hoặc để ở nhiệt độ phòng mà bằng cách đun với lửa nhỏ. Cách này khá tốn nhiên liệu, do đó tốt nhất hãy bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Sai lầm 2: Cho thực phẩm thừa còn nóng vào tủ lạnh
“Vùng nguy hiểm” không chỉ xảy ra trên bàn ăn hoặc bên ngoài mà còn cả bên trong tủ lạnh. Bạn sẽ khiến cho tủ lạnh rơi vào sóng nhiệt nếu đặt những thực phẩm thừa vẫn còn nóng vào bên trong.
Để những thực phẩm như món hầm, mì ống… trên bàn hoặc mặt bếp cho đến khi thật sự nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Theo thông tin của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thực phẩm sẽ nguội dần xuống 21°C trong vòng 2 giờ sau khi nấu và 4°C trong 4 giờ kế tiếp. Bạn có thể tuân thủ nguyên tắc này một cách tương đối thông qua việc để thực phẩm nguội dần trên quầy bếp trong vòng 1 giờ đến khi nó đạt được từ 32°C – 27°C mới cho vào tủ lạnh.
Tốt hơn, bạn nên trang bị thêm nhiệt kế để có thể ngay lập tức kiểm tra nhiệt độ an toàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng băng dính để ghi lại các thông tin như tên món và ngày nấu. Bằng cách đó, các thành viên trong gia đình sẽ luôn có thông tin đầy đủ về những gì an toàn để ăn.
Sai lầm 3: Đặt nhiệt độ tủ lạnh quá cao
Nhiệt độ lý tưởng cho ngăn mát là 4°C và ngăn đông là 0°C hoặc thấp hơn. Chúng tôi khuyến khích bạn nên có nhiệt kế cho tủ lạnh và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tủ mát và tủ đông đang vận hành một cách chính xác và an toàn.
Sai lầm 4: Rửa thịt không đúng cách
Việc rửa thịt có thể làm lây lan các chất gây ô nhiễm tiềm năng xung quanh khu vực bồn rửa. Trước khi chạm vào thịt sống, ví dụ thịt gà, bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu như thảo mộc, gia vị (xay tiêu hạt, băm nhuyễn hành, tỏi, ớt…) và cho vào một chiếc bát nhỏ để nêm nếm. Điều này giúp bạn không phải chạm vào lọ muối hay cối xay tiêu bằng tay đã nhiễm khuẩn.
Kế đến, bạn ướp thịt bằng cách dùng khăn giấy khô vỗ nhẹ vào thịt và và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức. Cuối cùng, bỏ đi phần gia vị thừa và rửa tất cả những gì bạn chạm vào bằng xà phòng và nước ấm.
Sai lầm 5: Sơ chế rau quả không đúng cách
Bạn không nhất thiết phải rửa lại rau xanh đã được rửa sạch, mà chỉ nên rửa những loại hoàn toàn chưa được làm sạch. Rau xanh được rửa qua một lần thường có ít vi khuẩn hơn. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu bằng cách lấy một miếng gạc từ trong túi rau diếp đã được rửa sẵn, so sánh với miếng gạc được lấy ra từ rổ rau diếp vừa được rửa lại. Kết quả cho thấy, miếng gạc từ rau diếp qua hai lần rửa có sự sinh sôi của vi khuẩn, trong khi loại còn lại thì không.
Vài người tin rằng rửa rau xanh nhiều lần sẽ làm sạch vi khuẩn. Nhưng thực tế, chỉ nên rửa kỹ đối với những loại mọc từ lòng đất hoặc mọc sát mặt đất, chẳng hạn các loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt, rau thơm, rau gia vị… Còn đối với những loại quả mọng, bạn cần nhẹ nhàng hơn để tránh làm giập chúng.
Tóm lại, các loại rau củ và trái cây nên được rửa dưới vòi nước sạch trước khi cắt để tránh các chất gây ô nhiễm tồn tại trên vỏ xâm nhập vào phần thịt, hạn chế tác động đến chất lượng sản phẩm cũng như làm giảm tốc độ oxy hóa.
>>> Xem thêm: Bảo quản thức ăn thừa bao lâu thì vẫn an toàn cho sức khỏe
Sai lầm 6: Đập trứng trên thành tô
Việc đập trứng trên thành tô không chỉ vô tình để lại vụn vỏ trứng trong món ăn mà còn làm nhiễm khuẩn các thành phần khác. Lòng trắng trứng cũng sẽ chảy ra và đọng lại trên thành tô hoặc mặt bàn gây mất vệ sinh.
Thay vào đó, bạn nên dùng một con dao nhỏ để làm nứt đôi quả trứng, kế đến cho vào một cái bát nhỏ hơn để kiểm tra chất lượng trứng rồi mới cho vào tô lớn cùng với các thành phần còn lại. Cuối cùng, vệ sinh mặt bếp rồi mới tiếp tục thực hiện các thao tác khác để đảm bảo an toàn và chất lượng tất cả nguyên liệu.
Sai lầm 7: Làm nhiễm khuẩn thớt
Sử dụng một tấm thớt to làm cho việc sơ chế các nguyên liệu trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng đó cũng là công thức gây ra sự ô nhiễm chéo. Chính vì vậy, nên lưu ý vệ sinh thớt trước khi bắt đầu chuẩn bị bất cứ thành phần nào. Sau đó, dùng nước nóng và xà phòng để rửa lại sau mỗi lần sử dụng.
Vệ sinh nhất là bạn đầu tư riêng một tấm thớt sử dụng cho thực phẩm sống, một tấm cho thực phẩm chín (gà luộc chẳng hạn) và một tấm khác cho hoa quả, rau củ. Bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn thớt gỗ dày chất lượng thay cho thớt nhựa mỏng. Tuy thớt mỏng vệ sinh tiện lợi hơn, nhưng chúng cũng rất dễ trượt trên mặt bàn, gây chấn thương cho người sử dụng.
Sai lầm 8: Rã đông thực phẩm rồi lại đông lạnh
Đây không phải là một ý hay! Tránh rã đông một hộp lớn thực phẩm (tươi sống hay đã qua chế biến), bởi một khi đã được rã đông theo cách đó, bạn không thể tiếp tục làm đông phần còn lại nếu không sử dụng hết, vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Thay vào đó, bạn có thể cho thực phẩm vào ngăn mát để rã đông qua đêm, hoặc chia nhỏ vào hộp hay túi zip khác nhau để không cần rã đông một lượng lớn.
>>> Xem thêm: 5 Bước Sắp Xếp Tủ Lạnh Giúp Bạn Giảm Cân Nhanh Chóng
Sai lầm 9: Không bảo quản đúng những thực phẩm hoặc nguyên liệu thường dùng
Ai cũng biết rằng trái cây, rau củ, thịt và các sản phẩm từ sữa dễ bị hỏng. Nhưng nhiều loại thực phẩm có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng cũng rất dễ gặp vấn đề tương tự nếu để quá lâu. Lấy ví dụ như men khô, trừ trường hợp sử dụng hàng ngày, nếu không bạn nên bảo quản trong tủ đông.
Men khô trong tủ đông có thể được sử dụng trong vòng một năm mà không bị ảnh hưởng chất lượng. Hãy làm tương tự với bột và các loại hạt tách vỏ, bởi vì chúng chứa những hợp chất sẽ nhanh chóng bị hỏng trong vòng vài tuần nếu chỉ lưu trữ ở nhiệt độ phòng.
Sai lầm 10: Không rửa tay đủ lâu và đúng cách
Bạ nên dùng đủ lượng xà phòng và rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm chéo và các bệnh từ thực phẩm. Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, đa phần mọi người đều không rửa tay đủ lâu.
Chúng ta cần lưu ý rửa tay trước, trong và sau khi nấu ăn, đặc biệt sau khi chạm vào thực phẩm sống như thịt và gia cầm. FDA khuyến cáo nên rửa tay ít nhất 20 giây trong nước nóng và xà phòng.
Sai lầm 11: Nhầm lẫn về hạn sử dụng và thời gian sử dụng tốt nhất
Chúng ta thường hay tự hỏi có nên sử dụng thực phẩm sau ngày “tốt nhất” được in trên bao bì. Nhìn chung, những ngày “tốt nhất” đó thường chủ yếu muốn nhấn mạnh về chất lượng, không phải độ an toàn. Cho nên, bạn đương nhiên vẫn có thể sử dụng thực phẩm đó.
Bạn chỉ cần chú ý đến nhãn “hạn sử dụng” bởi vì chúng thực sự có nghĩa như thế. Đôi khi, bạn có thể ăn những loại đồ ăn vặt sau khi hết hạn vài ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tin tưởng vào các giác quan khác như mắt và mũi để đưa ra quyết định.
Để tránh lãng phí thực phẩm vì bỏ quên chúng trong tủ, bạn hãy giữ thói quen cập nhật danh sách kho lương thực của mình, dán hoặc treo ngay cạnh tủ đồ ăn để mọi thành viên trong gia đình đều có thể theo dõi dễ dàng.
Sai lầm 12: Bỏ sót bông rửa bát khi làm sạch khu vực bếp
Bạn đã dọn dẹp không gian nấu nướng rất nhiều lần, nhưng lần cuối bạn vệ sinh bông rửa bát là khi nào? Nếu phải mất thời gian suy nghĩ câu trả lời, thì xác định là bạn vẫn để vi trùng lây lan dù nghĩ rằng mình đã dọn dẹp. Không có điều kiện nào tốt hơn để vi khuẩn phát triển từ những mẩu thức ăn còn bám lại trên mẩu bùi nhùi rửa bát ẩm ướt.
Hãy lưu ý thay bông rửa bát hàng tuần và giữa những khoảng thời gian sử dụng, bạn giặt sạch bằng xà phòng, cho lò vi sóng ít nhất 2 phút hoặc cho vào máy rửa chén và lựa chọn quy trình làm nóng khô để vệ sinh. Dù là cách nào đi nữa thì cũng phải đảm bảo rằng bạn đã giặt và vắt khô bông rửa bát trước khi cất để nó luôn khô sạch cho lần sử dụng sau.
Nguồn tham khảo
12 Common Food Safety Mistakes You’re Probably Making Every Day https://www.eatthis.com/food-safety-mistakes/ Ngày truy cập: 1/6/2020