Gợi ý từ chuyên gia giúp giảm căng thẳng trong mùa COVID-19

Author picture

Gợi ý từ chuyên gia giúp giảm căng thẳng trong mùa COVID-19

Sự bùng phát của bệnh Corona virus 2019 (COVID-19) có thể gây căng thẳng cho mọi người. Sợ hãi và lo lắng về một căn bệnh có thể áp đảo và gây ra cảm xúc mạnh mẽ ở người lớn và cả trẻ em. Đối phó hiệu quả với sự căng thẳng ngày càng lên cao sẽ làm cho bạn, những người bạn quan tâm và cộng đồng của bạn mạnh mẽ hơn.

Cách bạn đối phó với dịch bệnh có thể phụ thuộc vào nền tảng của mỗi người, những điều khiến bạn khác biệt so với người khác và cộng đồng bạn sống. Trong tình hình đại dịch lần này, một số người có thể có sự phản ứng mạnh mẽ hơn, nên căng thẳng hơn người khác. Cụ thể những người dưới đây là tâm điểm của khủng hoảng dịch bệnh lần này:

  • Người già và người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn
  • Trẻ em và thiếu niên
  • Những người đang ở tuyến đầu chiến đấu với COVID-19 như bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác
  • Những người có tình trạng sức khỏe tâm thần không ổn định

Hành vi gây căng thẳng trong một đợt dịch bệnh truyền nhiễm

Hành vi gây căng thẳng trong một đợt dịch bệnh truyền nhiễm

  • Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính bạn và sức khỏe của những người thân yêu của bạn
  • Thay đổi giấc ngủ hoặc cách ăn uống
  • Khó ngủ hoặc tập trung
  • Các bệnh mãn tính nặng hơn
  • Tăng cường việc sử dụng rượu, thuốc lá hoặc các loại thuốc kích thích

Chăm sóc bản thân, bạn bè và gia đình của bạn có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng. Giúp người khác đối phó với căng thẳng của họ cũng có thể làm cho cộng đồng của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.

Những điều bạn có thể làm để hỗ trợ mình và gia đình

Những điều bạn có thể làm để hỗ trợ mình và gia đình

  • Hạn chế việc xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội. Nghe về đại dịch nhiều lần có thể gây khó chịu và cảm xúc tiêu cực cho bạn.
  • Hãy chăm sóc cơ thể của bạn. Hít thở sâu, chậm hoặc thiền mỗi ngày. Hãy ăn các bữa ăn lành mạnh, cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ nhiều và tránh xa các chất kích thích như rượu, bia…
  • Dành thời gian để thư giãn. Hãy thử làm một số hoạt động mà bạn thích như đi bộ, tập thể dục tại nhà, trồng cây hay nấu nướng những món ngon và khỏe mạnh cho gia đình, làm các đồ thủ công…
  • Kết nối với những người khác. Nói chuyện với những người bạn tin tưởng về mối quan tâm của bạn và cảm giác của bạn để được chia sẻ.
  • Chia sẻ sự thật về COVID-19 và hiểu rủi ro thực tế cho bản thân và những người bạn quan tâm có thể khiến dịch bệnh giảm bớt căng thẳng.

Khi chia sẻ thông tin chính xác về COVID-19, bạn có thể giúp mọi người cảm thấy bớt căng thẳng hơn và cho phép bạn kết nối với họ.

Nếu là người có con bạn cần bình tĩnh để hỗ trợ tốt nhất cho con cái của mình

Nếu là người có con bạn cần bình tĩnh để hỗ trợ tốt nhất cho con cái của mình

Trẻ em và thiếu niên phản ứng về những gì chúng nhìn thấy từ người lớn xung quanh. Khi đối phó với COVID-19 một cách bình tĩnh và tự tin, bạn đang hỗ trợ tốt nhất cho con cái mình. Chúng sẽ được chuẩn bị tốt hơn về tinh thần để đối phó với tình hình dịch bệnh.

Không phải tất cả trẻ em và thanh thiếu niên phản ứng với căng thẳng theo cùng một cách. Một số thay đổi phổ biến của con bạn sau đây đáng để bạn theo dõi bao gồm:

  • Trẻ nhỏ khóc quá nhiều hoặc cáu kỉnh
  • Quay trở lại các hành vi mà chúng đã vượt qua (đái dầm hay đi vệ sinh không đúng nơi đúng chỗ)
  • Quá lo lắng hoặc buồn bã
  • Ăn uống các thực phẩm không tốt cho sức khỏe
  • Dễ cáu kỉnh
  • Thành tích học tập kém hoặc tránh việc học hành
  • Khó tập trung và chú ý
  • Tránh các hoạt động được hưởng ứng trong quá khứ
  • Đau đầu không rõ nguyên nhân hoặc đau cơ thể.

Xem thêm: Trẻ em mắc COVID-19: Ít nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ con?

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ con

  • Dành thời gian để nói chuyện với con về dịch COVID-19. Trả lời các câu hỏi và chia sẻ sự thật về COVID-19 theo cách mà con bạn có thể hiểu.
  • Hãy trấn an con rằng chúng đang an toàn, cho chúng biết việc cảm thấy buồn hay buồn chán là hoàn toàn tự nhiên. Chia sẻ với chúng cách bạn đối phó với căng thẳng của chính mình để con có thể học cách đối phó như bạn.
  • Hạn chế sự tiếp xúc của gia đình với các tin tức tiêu cực từ đại dịch, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội. Trẻ em có thể hiểu sai những gì chúng nghe và có thể sợ hãi về những điều chúng không hiểu.
  • Cố gắng theo kịp các thói quen thường xuyên. Khi các trường học bị đóng cửa, hãy tạo một lịch trình cho các hoạt động học tập và các hoạt động thư giãn hoặc vui vẻ.
  • Hãy là một hình mẫu. Nghỉ ngơi, ngủ nhiều, tập thể dục và ăn uống tốt. Kết nối với bạn bè và các thành viên gia đình của bạn.

Bạn là người được giải phóng sau khi cách ly

Bị tách khỏi những người khác và cách ly 14 ngày có thể gây căng thẳng, ngay cả khi bạn không bị bệnh. Mọi người đều cảm thấy khác nhau sau khi ra khỏi khu vực cách ly. Một số cảm xúc bao gồm:

  • Cảm xúc lẫn lộn, bao gồm cả cảm giác được giải thoát sau khi cách ly
  • Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính bạn và sức khỏe của những người thân yêu của bạn
  • Căng thẳng từ kinh nghiệm theo dõi bản thân hoặc bị người khác theo dõi vì các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19
  • Buồn bã, tức giận hoặc thất vọng vì bạn bè hoặc người thân có nỗi sợ hãi vô căn cứ khi tiếp xúc với bạn dù bạn đã quyết tâm không lây bệnh
  • Cảm thấy tội lỗi về việc không thể thực hiện công việc bình thường hoặc nhiệm vụ làm cha mẹ trong quá trình cách ly
  • Thay đổi sức khỏe tinh thần

Trẻ em cũng có thể cảm thấy buồn bã hoặc có những cảm xúc mạnh mẽ khác nếu chúng hoặc ai đó biết bạn vừa ra khỏi nơi cách ly. Hãy duy trì thói quen luyện tập và ăn uống lành mạnh, chia sẻ với mọi người và cùng gia đình bạn vượt qua thời điểm đầy thử thách này nhé.

Nếu muốn biết thêm thông tin về sức khỏe, tìm người “hiệp sỹ sức khỏe” đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình, hãy đăng ký HLV cá nhân hay yoga công nghệ tập luyện tại nhà với ứng dụng phát triển nhanh nhất tại Việt Nam LEEP.APP.

Nguồn tham khảo: Trung tâm Miễn dịch và Bệnh Hô hấp Quốc gia (NCIRD), Bộ phận Bệnh Vi-rút