Thời đại số hóa, có đến 90% người tiêu dùng Việt mua sắm trực tuyến

Thời đại số hóa, có đến 90% người tiêu dùng Việt mua sắm trực tuyến

Hiện nay, với nhiều người Việt, việc tìm kiếm sản phẩm chủ yếu diễn ra trên mạng. Theo thống kê từ Google, có đến 90% người tiêu dùng mua sắm online, 32% mua tại cửa hàng và 28% mua từ các kênh truyền thông cũ. Các sản phẩm công nghệ đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe cũng ngày càng tăng. 

Năm 2020, với 68 triệu người sử dụng Internet, nền kinh tế số của Việt Nam phát triển nhanh thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, kể từ năm 2015 hàng năm Việt Nam tăng 39%. Đặc biệt, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, điện thoại thông minh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Theo báo cáo Xu hướng tìm kiếm của Việt Nam trong tương lai, Google đã cung cấp những dữ liệu cập nhật và cho biết những điều mà người tiêu dùng đang quan tâm nhất.

Sự gia tăng của người tiêu dùng trực tuyến tại nông thôn

Người tiêu dùng nông thôn mua sắm trực tuyến nhiều hơn

Người tiêu dùng nông thôn mua sắm trực tuyến nhiều hơn

Hiện nay, chủ yếu việc tiêu dùng trực tuyến là của người dân thành thị. Tuy nhiên, theo khảo sát, nông thôn sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh trong tương lai. Bởi dân số nước ta trên 50% thuộc khu vực này. Trong khi đó, thị trường nơi đây lại chưa được khai thác với mức độ thâm nhập Internet ngày càng tăng.

Hiện nay, 77% người dân nông thôn Việt Nam truy cập Internet và 91% truy cập các trang web hàng ngày. Người dùng nông thôn đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để giao tiếp, giáo dục, phát triển bản thân và giải trí. Các nhà tiếp thị có thể điều chỉnh thông điệp của họ phù hợp với các danh mục này. Điều này sẽ giúp tạo ra một kết nối cảm xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng.

YouTube hiện là kênh tiếp cận và thu hút được nhiều người dùng nông thôn. Theo thống kê, 97% người sử dụng nền tảng này hàng tuần và 62% người xem nội dung trên YouTube hàng ngày. Đặc biệt, 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng nó để tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Con số này cao hơn hẳn các phương tiện truyền thống là 24% và mạng xã hội là 27%.

Trên thực tế, 77% người dùng nông thôn Việt Nam có xu hướng tìm kiếm bằng cách nhấp vào quảng cáo có tiêu đề liên quan.

Sự trỗi dậy của nền kinh tế theo yêu cầu

Mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ

Mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến hàng loạt các cửa hàng, doanh nghiệp đóng cửa. Vì vậy, người tiêu dùng mua sắm tại các cửa hàng giảm mạnh. Dù không còn giãn cách xã hội, nhưng người dân vẫn chưa thực sự cảm thấy an toàn khi ra ngoài. Chính vì vậy, việc phục hồi lưu lượng khách đến cửa hàng vẫn ít hơn nhiều.

Việc mua sắm trực tiếp có xu hướng giảm cũng là cơ hội của nền kinh tế trực tuyến. Theo thống kê những năm qua, sở thích tìm kiếm trên nhiều danh mục của người tiêu dùng đã gia tăng đáng kể. Ví dụ, sự quan tâm của người dùng với việc tìm kiếm các nền tảng phát trực tuyến video tăng 2 lần trong nửa đầu năm. Tương tự, giáo dục và quản lý tiền bạc cũng có sự gia tăng ổn định trong xu hướng tìm kiếm của người dùng. Theo thống kê, cứ 3 người thuộc thế hệ Z thì có 1 người sử dụng Internet để học hỏi và phát triển nền tảng kiến ​​thức.

Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam cũng đang chuyển hướng mua sắm. Họ quan tâm hơn với việc mua sắm trực tuyến qua các ứng dụng để phục vụ nhu cầu tài chính. Do đó, lượt tải các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm “ứng dụng cho vay trực tuyến” tăng 300% trong năm qua.

Người mua sắm thông minh hơn

Xu hướng tìm kiếm ngày càng được cá nhân hóa

Xu hướng tìm kiếm ngày càng được cá nhân hóa

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp nhiều dịch vụ kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày. Điều đó cũng tạo cho họ nhiều kênh lựa chọn hơn để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, dịch COVID-19 cũng đã khiến mua sắm trực tuyến tăng lên và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt. Hiện nay, 83% người tiêu dùng dành nhiều thời gian để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng. Ra quyết định trực tuyến và mua hàng trực tiếp là hành vi chủ đạo trên các danh mục sản phẩm, dịch vụ thiết yếu.

Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi được cá nhân hóa hơn. Sở thích tìm kiếm dành riêng cho nhu cầu và mong muốn của từng người tiêu dùng có xu hướng gia tăng ổn định. Xu hướng tìm kiếm và mua sắm của người dùng Việt đang được thực hiện nhiều hơn trên các phương tiện trực tuyến. 62% các giao dịch mua trong nghiên cứu được thực hiện trực tuyến.

Người Việt quan tâm đến sức khỏe hơn

Xu hướng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tốt cho sức khỏe

Xu hướng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tốt cho sức khỏe

Một lối sống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng Việt. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ để cải thiện lối sống và thói quen tiêu dùng ngày càng tăng.

Người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe cá nhân. Điều này thể hiện qua lượt tăng tìm kiếm từ khóa “đồng hồ theo dõi sức khỏe” 55% hay tìm kiếm “các bài tập tại nhà” cũng tăng 60%. Cùng với đó, lượt tải xuống các ứng dụng tập luyện tại nhà cũng tăng 38%. 

Trên thực tế, thời gian khách hàng dành cho việc truy cập trên các ứng dụng hoặc trang web liên quan đến thể dục/chế độ ăn uống tăng 62%.

Một trong số những ứng dụng không thể không nhắc đến có phần “góp gió thành bão” này đó là LEEP.APP. Đây là một ứng dụng thông minh, giúp người dùng tìm kiếm huấn luyện viên cá nhân phù hợp dựa vào tính năng PT-iMatch. Thêm nữa, người dùng có thể thỏa thích check-in tại hơn 100 nhà cung cấp dịch vụ thể hình nằm trong mạng lưới LEEP.APP và hàng nghìn lớp học tại các nhà cung cấp dịch vụ thể hình này. Bạn chỉ việc “chạm là tập” để có sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng sống của bản thân. Hãy thử trải nghiệm các dịch vụ tiện ích của LEEP.APP. Bạn sẽ thích ngay vì sự tiện lợi và thông minh mà một ứng dụng có thể mang đến cho bạn.

Nguồn tham khảo

Vietnam’s search for tomorrow: Insights for brands https://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/marketing-strategies/search/vietnams-search-for-tomorrow-insights-for-brands/Ngày cập nhật: 06/11/2020