3 điều cần lưu ý khi tập luyện sau cơn đau tim
Bạn vừa điều trị sau cơn đau tim nhưng muốn vận động để tăng cường sức khỏe? Hãy nắm vững 3 điều sau để việc tập luyện an toàn nhất có thể!
Đau tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Sau khi trải qua cơn đau tim, đặc biệt là khi bạn cần phẫu thuật hoặc trải qua quá trình chăm sóc đặc biệt, việc phục hồi sẽ càng tốn thời gian và khó khăn hơn. Các phương pháp như vật lý trị liệu, chương trình phục hồi chức năng tim sẽ giúp mạch máu hoạt động trở lại và giữ huyết áp ổn định nhất có thể. Mục đích chính là ngăn không cho các cơn đau tim tái phát trong tương lai gần, xa hơn nữa là đưa tim về trạng thái hoạt động bình thường.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hàng năm tại Mỹ có hơn 735.000 người bị đau tim mỗi năm, trong đó có khoảng 1/3 ca bệnh không phải lần đầu. Tập luyện thể thao thường xuyên được biết đến như một phương pháp phòng ngừa đau tim và tránh tái phát hàng đầu.
Trong vật lý trị liệu sau khi điều trị đau tim, các bác sĩ sẽ ghi nhận lại các thông số của bệnh nhân khi thực hiện các loại hình vận động nhẹ như đi bộ trên máy hoặc nâng tạ nhẹ. Do từng bệnh nhân có diễn biến và tiến độ hồi phục khác nhau nên chương trình trị liệu cũng rất đa dạng, hầu như không ai giống ai. Các bài tập được thiết kế tùy vào thể trạng và mức độ tổn thương tim của bệnh nhân với mục đích từng bước phục hồi chức năng hệ tuần hoàn thông qua việc vận động.
1. Một người sau khi bị đau tim có thể tập luyện bình thường sau bao lâu?
Sau phẫu thuật, thông thường một bệnh nhân sẽ mất 6 tuần mới có thể trở lại sinh hoạt, tập luyện bình thường. Tuy nhiên, thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn phụ thuộc vào thể trạng và độ tổn thương của các cơ quan, nhất là tim và mạch máu.
Sau phẫu thuật, thông thường một bệnh nhân sẽ mất 6 tuần mới có thể trở lại sinh hoạt, tập luyện bình thường
Nếu bạn muốn quay trở lại việc tập luyện càng sớm càng tốt, đi bộ sẽ là giải pháp lý tưởng nhất để mở màn. Nếu muốn nâng cấp bằng yoga , bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì các động tác yoga đối với người vừa mới phục hồi sau khi điều trị đau tim sẽ khó tập hơn rất nhiều, cùng với đó là những áp lực lên cơ tim và khớp.
Ở những buổi đầu khi bạn quay trở lại luyện tập, bạn nên tập dưới sự giám sát của các y bác sĩ hoặc những người có chuyên môn cao như huấn luyện viên để đảm bảo tối đa độ an toàn. Nếu tập cùng huấn luyện viên, bạn nên nói rõ tình trạng bệnh và mức độ phục hồi của mình, kèm với đó là các thông tin về cơ địa, thể trạng, chế độ dinh dưỡng. Cung cấp thông tin càng chi tiết, việc tập luyện của bạn càng an toàn và đạt được hiệu quả.
2. Tập luyện sau khi điều trị đau tim đem lại lợi ích gì?
Tập cường độ nhẹ như người mới tập gym cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm stress và hạ huyết áp. Đồng thời, thể lực, khả năng thăng bằng và độ linh hoạt cũng được cải thiện đáng kể, nhất là sau một khoảng thời gian dài nằm viện.
Tập cường độ nhẹ như người mới tập gym cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm stress và hạ huyết áp
Một chương trình tập bắt đầu từ những loại hình vận động nhẹ như đi bộ, đạp xe sẽ từng bước cải thiện chức năng tim và giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên nhắm đến các buổi tập kéo dài ít nhất 40 phút và tập 3 đến 4 ngày trong tuần. Ngoài đi bộ và yoga, bạn cũng có thể tập căng cơ để giảm thiểu chấn thương và chuẩn bị trước cho các buổi tập sau này.
3. Bạn cần lưu ý những dấu hiệu gì khi tập luyện sau khi điều trị đau tim?
Khó thở nặng, đau ngực và vã mồ hôi nhiều dù cho tập luyện cường độ thấp là những dấu hiệu bạn nên lưu tâm và nên nghỉ ngơi ngay khi thấy những hiện tượng trên. Buồn nôn và nôn sẽ khiến bạn không thể luyện tập và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như đề ra giải pháp thay thế.
Nên nhớ, tăng nhịp thở là một dấu hiệu cho thấy việc tập luyện có tiến triển tốt và là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Chỉ cần bạn tăng cường độ tập hợp lý và chậm rãi thì việc tập thể thao sau khi điều trị đau tim không còn là vấn đề nan giải.
Trang bị thêm các loại máy theo dõi nhịp tim cũng là một việc cần làm
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chế độ tập luyện cũng như tìm cho mình một huấn luyện viên có thể quan sát và giúp bạn cải thiện sức khỏe mỗi ngày, hãy tải ngay LEEP.APP và trải nghiệm ngay một trong những ứng dụng tập luyện thông minh hàng đầu Việt Nam!
>>> Xem thêm: Ngày nào trong tuần mà chúng ta dễ gặp phải cơn đau tim nhất?
Nguồn tham khảo
What to know about working out after a heart attack https://aaptiv.com/magazine/working-out-after-a-heart-attack Ngày truy cập: 28/1/2021