Tập thể dục tốt cho sức khỏe nhưng nghiện tập lại là điều không nên

Tập thể dục tốt cho sức khỏe nhưng nghiện tập lại là điều không nên

Bên cạnh những người lười vận động, có những người lại rất năng động, chăm chỉ tập luyện đến mức nghiện nhưng “nghiện” tập thể dục có thể dẫn đến nhiều vấn đề.

Bạn biết rằng tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, làm điều gì quá mức cũng không tốt kể cả việc tập luyện. Vì một lý do nào đó, bạn tập luyện hăng say đến mức “nghiện” và thắc mắc rằng liệu nghiện tập thể dục có tốt không? Hãy cùng LEEP.APP phân tích vấn đề này nhé.

Đặc điểm của việc “nghiện” tập thể dục

Một số đặc điểm phân biệt thói quen tập thể dục lành mạnh và việc tập thể dục quá nhiều: 

  • Thay vì giúp cải thiện cuộc sống, nghiện tập lại có thể gây ra nhiều vấn đề, ví dụ như đe dọa đến sức khỏe, gây chấn thương, tổn thương thể chất do cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, trong một số trường hợp (đặc biệt khi bạn mắc chứng rối loạn ăn uống) có thể gây suy dinh dưỡng…
  • Cơ thể bạn tập luyện quá sức và kéo dài mà không có thời gian hồi phục. Nếu tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc khó chịu có thể xảy ra.

Đặc điểm của việc “nghiện” tập thể dục

Cần tập luyện kết hợp với nghỉ ngơi 

Giống như các chứng nghiện hành vi khác, tình trạng này là một vấn đề gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia phản đối ý kiến rằng tập thể dục quá mức có thể gây “nghiện” và tin rằng phải có một chất tác động thần kinh gây ra những biểu hiện của “nghiện”.  

Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục có thể giải phóng endorphin và tập thể dục quá mức gây ra sự tích tụ hormone và chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra. Nhưng các quá trình sinh lý này thường không thể so sánh với các chứng nghiện khác. 

>>> Xem thêm: Chứng nghiện tập gym: Bạn có là một trong số đó?

“Nghiện” tập thể dục giống những kiểu nghiện khác như thế nào?

Có một số điểm tương đồng giữa “nghiện” tập thể dục và nghiện ma túy, bao gồm ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng chịu đựng và quá trình cai nghiện. 

Các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống “khen thưởng” của não bộ đều liên quan đến các chứng nghiện này. Ví dụ, dopamine đóng vai trò quan trọng trong hệ thống “khen thưởng” và việc tập thể dục quá mức, thường xuyên đã được chứng minh có ảnh hưởng đến các bộ phận não liên quan đến dopamine. 

Những người “nghiện” tập luyện có xu hướng suy nghĩ không linh hoạt giống những kiểu nghiện khác. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những người có nguy cơ cao mắc tình trạng này cũng cần được hỗ trợ tập thể dục bởi gia đình và bạn bè. 

Rèn luyện thể lực lành mạnh và “nghiện” tập thể dục

Chỉ 8% người tập thể dục gặp phải những biểu hiện của chứng bệnh này. Thông thường, những người mắc tình trạng này tăng cường vận động để trải nghiệm cảm giác thoát ly hoặc cảm giác “phê” giống như khi tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn. Các biểu hiện của cai nghiện bắt đầu xuất hiện khi họ không thể tập thể dục và sẽ dành thời gian kiêng khem, kiểm soát trước khi quay trở lại tập luyện với cường độ cao. 3% người tập gym không thể ngừng việc tập luyện. 

Cả những người “nghiện” tập thể dục và không đều có rất nhiều lý do để tập luyện như sức khỏe, thể chất, cân nặng, hình ảnh cơ thể và để giảm căng thẳng. Tuy nhiên, những người rèn luyện thể lực lành mạnh còn có những lý do đặc biệt khác như tận hưởng, thư giãn và dành thời gian ở một mình. 

Khi có nguy cơ “nghiện” tập thể dục gặp khó khăn trong các lĩnh vực khác của cuộc sống khiến bạn tập luyện tới mức độ nguy hiểm. Bạn có một cảm nhận mạnh mẽ rằng tập thể dục là điều quan trọng nhất và bạn sẽ tập luyện như một cách để thể hiện cảm xúc như tức giận, lo lắng và buồn bực đồng thời giải quyết căng thẳng trong công việc và các mối quan hệ. 

Điểm mấu chốt của triệu chứng này là sự kiểm soát đối với tâm trạng, cơ thể và môi trường mà bài tập mang lại. Giống như các chứng nghiện khác, việc cố gắng kiểm soát cuối cùng lại dẫn đến việc mất kiểm soát khả năng cân bằng việc tập thể dục với các ưu tiên khác trong cuộc sống.  

Rèn luyện thể lực lành mạnh và “nghiện” tập thể dụcDồn hết bực tức khi tập luyện

Phải làm gì nếu bạn nghĩ rằng mình có thể “nghiện” tập thể dục

Thói quen tập thể dục là một cách tuyệt vời để kiểm soát căng thẳng và giải quyết những cảm giác tiêu cực. Nếu nhu cầu tập luyện của bạn vượt ra khỏi mục đích cân bằng các mối quan hệ và cảm xúc thì bạn cần thêm sự trợ giúp để cai “nghiện” và có cách xử lý phù hợp với sức khỏe hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm được cách tốt nhất để điều trị tình trạng này nhé.  

Nguồn tham khảo

The Risks of Having an Exercise Addiction https://www.verywellmind.com/what-is-exercise-addiction-22328 Ngày truy cập: 8/1/2021