Làm thế nào tẩy bay virus SARS-CoV-2 mà không sử dụng hóa chất gây hại?

Làm thế nào tẩy bay virus SARS-CoV-2 mà không sử dụng hóa chất gây hại?

Có rất nhiều loại chất tẩy rửa cũng như sản phẩm gia dụng có thể gây kích ứng với mắt, cổ họng hoặc gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Vậy làm thế nào để đảm bảo vệ sinh, an toàn mùa dịch mà không dùng hóa chất gây hại?

SARS-CoV-2, loại virus gây ra dịch bệnh COVID-19, được cho rằng có khả năng lan truyền chủ yếu khi một người nhiễm virus này ho hoặc hắt hơi trong khoảng cách gần với một người khỏe mạnh. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, còn có những khả năng khác mà người bình thường có thể bị nhiễm virus, đó chính là chạm tay vào các bề mặt nhiễm khuẩn, sau đó đưa lên mặt (miệng, mắt, mũi) mà chưa được sát khuẩn. Đây là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế liên tục nhắc nhở mọi người rửa tay và lau chùi các bề mặt tiếp xúc trong suốt thời gian đối phó với đại dịch này.

Thế nhưng, rõ ràng việc dọn dẹp và khử trùng phải được thực hiện với đúng loại hóa chất diệt khuẩn mới thực sự hiệu quả. Một vài sản phẩm lau rửa hiện tại không thể ngăn chặn COVID-19, trong khi một vài loại khác có chứa hóa chất gây hại, mang theo những rủi ro về sức khỏe cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc rửa tay liên tục còn gây tổn hại đến da nếu các biện pháp hỗ trợ không được thực hiện.

Hãy cùng LEEP.APP xem qua những cách an toàn nhất để làm sạch và tiệt trùng, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh, bạn nhé!

Những nơi cần được làm sạch trong nhà

lau rửa điện thoại

Nếu liệt kê một cách nghiêm túc, có hàng trăm nơi cần được khử trùng mỗi ngày trong nhà bạn để phòng dịch COVID-19 và nhiều bệnh truyền nhiễm khác

Có lẽ bạn vừa mới trở về nhà sau khi đi siêu thị và tiện tay đặt những chiếc túi lên bàn ăn. Hoặc bạn vừa cùng các con đi dạo trong khu phố và quên nhắc nhở con rửa tay khi về nhà. Có rất nhiều con đường gây ô nhiễm cho các bề mặt trong nhà mà bạn không hề hay biết. Điều này nhanh chóng trở thành yếu tố tiềm ẩn làm lây nhiễm bệnh.

Corona virus và các mầm bệnh gây hại đến sức khỏe có thể xâm nhập vào không gian sống của bạn một cách dễ dàng. Vì vậy, những nỗ lực dọn dẹp và khử trùng đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Trong một nghiên cứu mới đây, nhưng chưa chính thức công bố, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, SARS-CoV-2 có thể tồn tại từ 2 − 3 ngày trên các bề mặt bằng nhựa hoặc thép không gỉ. Kết luận này chỉ ra rằng, việc quên lau sạch các bề mặt tiếp xúc có thể gây ra hậu quả, kể cả vài ngày sau đó.

Đối với những ai có người thân nhiễm bệnh, việc khử trùng và làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong nhà là điều đặc biệt quan trọng. Bạn cần xem xét tất cả các vật dụng bởi chúng đều tiềm ẩn nguy cơ cao trở thành nguồn lây nhiễm virus.

Ngoài các mục tiêu hiện hữu trước mắt cần được làm sạch như: tay nắm cửa, tay cầm, ngăn kéo, mặt bàn và công tắt đèn, bạn cũng nên cân nhắc đến các bề mặt ít tiếp xúc khác.

“Điều quan trọng bạn cần làm trước tiên là quan sát các bề mặt mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc, xem xét có bao nhiêu người đã tương tác với các bề mặt đó. Hãy nghĩ đến những thứ như mặt bàn, tay nắm cửa, tay cầm, điện thoại, các thiết bị điều khiển, bàn phím, vô lăng xe và công tắt đèn. Số lượng của các bề mặt thường xuyên tiếp xúc lớn hơn nhiều so với chúng ta nghĩ”, tiến sĩ Brian Hedlund, nhà vi trùng học thuộc Đại học Nevada, Las Vegas, Hoa Kỳ, cho biết.

Rửa tay là cần thiết, nhưng các hóa chất có thể gây tổn hại cho da

không rửa tay bằng hóa chất gây hại

Khi sử dụng nước rửa tay, nên chọn các loại có gốc cồn

Theo ý kiến của bác sĩ Suzanne Friedler, bác sĩ Da liễu được chứng nhận bởi Hội đồng Quản trị Da liễu nâng cao, đồng thời là giảng viên Da liễu lâm sàng tại Trung tâm Y tế Mt. Sinai, Hoa Kỳ, việc rửa tay liên tục và sử dụng nước khử trùng quá thường xuyên có thể dẫn đến kích ứng và gây ra các vết nứt trên da.

Để tránh gây tổn hại cho da, bác sĩ Friedler khuyên chúng ta không nên rửa tay với nước ấm và chỉ nên sử dụng xà phòng với các loại da nhạy cảm. Khi sử dụng nước rửa tay, nên chọn các loại có gốc cồn. Bởi vì ethanol (cồn) có thể ít gây kích ứng hơn là n-propanol hoặc isopropanol. Hơn nữa, chúng ta nên thường xuyên sử dụng thêm kem thoa để bảo vệ tay.

Trong trường hợp phải mang găng tay, hãy đảm bảo rằng tay bạn đã khô hoàn toàn trước khi đeo để giảm thiểu rủi ro gây kích ứng. Bạn cũng có thể lựa chọn các loại găng tay chất liệu cotton kèm theo trong khi sử dụng những loại bằng cao su.

Làm sạch (cleaning) không giống như khử trùng (disinfecting) hay sát trùng (sanitizing)

xịt khử khuẩn

Khi sử dụng chất khử trùng, bạn phải để cho dung dịch có đủ thời gian phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng, cụm từ “làm sạch” được sử dụng đối với các bề mặt bên ngoài, không giống với khử trùng hay sát trùng. Việc làm sạch chỉ có thể loại bỏ vi khuẩn cùng với bụi và các tạp chất bám trên bề mặt. Cũng như việc sử dụng xà phòng và nước để ra sức làm sạch các bề mặt là điều không cần thiết.

Ngược lại, khử  trùng sẽ giúp giết chết vi khuẩn trên bề mặt cũng như vật dụng, nhưng quá trình này không làm sạch bề mặt hay loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi kết hợp tiêu diệt các loại vi khuẩn trên bề mặt sau khi làm sạch, bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, thuốc sát trùng không những làm sạch mà còn khử trùng các bề mặt để giảm thiểu lượng vi khuẩn đến mức an toàn.

Đối với những trường hợp bùng phát như virus Corona, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đưa ra một chính sách để góp phần ngăn chặn dịch bệnh gọi là “Chính sách về các mầm bệnh virus mới nổi”. Với chính sách này, các doanh nghiệp được EPA thông qua danh hiệu đủ chất lượng, cho phép sản phẩm của họ được sử dụng để đối phó với các mầm bệnh virus mới.

Theo ý kiến của Jeanne Breen, bác sĩ bệnh truyền nhiễm đồng thời là nhà nghiên cứu, chính sách này được EPA kích hoạt vào ngày 29/1/2020. Theo đó, một sản phẩm có thể tiêu diệt norovirus (virus gây viêm dạ dày) và rhinovirus (virus gây ra hội chứng cảm lạnh), hai loại virus khó để tiêu diệt hơn SARS-CoV-2, được mong đợi sẽ có hiệu quả tiêu diệt SARS-CoV-2.

Bác sĩ Breen cảnh báo rằng, tất cả các chất khử trùng đều có từng khoảng thời gian hiệu quả cụ thể, hay còn được hiểu là lượng thời gian cần thiết cần phải tồn tại trên bề mặt tiếp xúc. Và khoảng thời gian này cần được kéo dài đủ để các loại vi khuẩn bị tiêu diệt đến mức độ hoàn hảo (99,9%).

Chất làm sạch có chứa hóa chất nguy hiểm

Những sản phẩm được sử dụng để diệt virus và các loại vi khuẩn khác cũng có thể chứa các chất hóa học gây hại đến sức khỏe.

Hiệp hội Sức khỏe Phổi Hoa Kỳ (ALA) cho rằng, có rất nhiều loại chất tẩy rửa và các sản phẩm gia dụng có thể gây kích ứng cho mắt và cổ họng, cũng như gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Một vài sản phẩm còn giải phóng các chất hóa học độc hại hay các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Hiệp hội cho biết thêm, những chất nguy hiểm tiềm tàng khác còn có thể là amoniac và thuốc tẩy.

Tổ chức bảo vệ môi trường (Environment Working Group) cảnh báo rằng, các nhãn trên sản phẩm chất làm sạch thường không cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin về thành phần để họ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp đối với các sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Các hướng dẫn đáng tin cậy được cung cấp bởi Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA). Cơ quan này cung cấp cho người tiêu dùng danh sách các sản phẩm đạt được danh hiệu “Lựa chọn an toàn” của họ. Đây là những sản phẩm cần thiết hỗ trợ cho việc dọn dẹp nhà cửa, bao gồm luôn cả các sản phẩm chuyên dụng dành cho phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe hơi, xe máy…) – một nguồn tiếp xúc cao khác mà bạn thường không chú ý đến.

Chất làm sạch hiệu quả nhất là gì?

không dùng hóa chất gây hại

Hạn chế dùng hóa chất gây hại khi tẩy rửa mùa dịch để bảo vệ sức khỏe cả nhà

SARS-CoV-2 là một loại virus bao bọc. Có nghĩa là virus này được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid bên ngoài. Bất kể thứ gì có thể phá vỡ lớp màng bên ngoài này đều có thể tiêu diệt được virus. Tiến sĩ Brendailiz Santiago – một trợ lý giáo sư ngành Sinh học tại Đại học Rollind, Florida, Hoa Kỳ, nêu ra một vài lựa chọn tốt để khử trùng ngôi nhà của bạn. Gợi ý đầu tiên cũng là điều đơn giản nhất: xà phòng và nước sạch – thậm chí không cần phải là loại xà phòng kháng khuẩn.

Chỉ riêng xà phòng và nước sạch là đủ để phá vỡ lớp ngoài, cũng như ảnh hưởng đến virus bên trong. Đó là lý do tại sao chúng ta nên làm sạch các bề mặt tiếp xúc bằng xà phòng và nước sạch đầu tiên. Tiến sĩ Santiago còn gợi ý thêm một sản phẩm gia dụng thông thường là cồn isopropyl, được sử dụng nhằm khử trùng cho màn hình của các thiết bị điện tử.

Cồn isopropyl với nồng độ cồn tối thiểu là 70% đã có thể phá hỏng lớp màng, do đó cũng có khả năng tiêu diệt được virus. Đây chính là một lựa chọn hoàn hảo cho các loại màn hình cảm ứng, máy vi tính…

Còn đối với quần áo, chúng ta chỉ cần sử dụng các chất tẩy rửa truyền thống và nên kết hợp sử dụng nước càng nóng càng tốt trong quá trình giặt để đạt được hiệu quả diệt khuẩn cao nhất.

Nguồn tham khảo

How to Clean and Kill COVID-19, But Avoid Harsh Chemicals https://www.healthline.com/health-news/what-cleaning-products-work-to-kill-covid-19#The-bottom-line Ngày truy cập: 14/4/2020