Không lo triệu chứng mất trí nhớ với 6 cách đơn giản

Không lo triệu chứng mất trí nhớ với 6 cách đơn giản

Chị Ngọc Anh (Q. Thủ Đức, TP. HCM) kể với LEEP.APP năm nay mẹ chị đã hơn 60 tuổi và rất lo lắng mình mắc bệnh Alzheimer vì bà của chị từng mắc bệnh này. Không phải chỉ mẹ chị lo mà bản thân chị cũng vậy, đặc biệt là gần đây chị cứ hay quên những việc lặt vặt, ví dụ như để quên mũ bảo hiểm, thố đựng cơm trưa ở công ty và nhiều lần phải quay lại để lấy. Vậy có cách nào phòng được chứng mất trí nhớ không?

Thật ra, chứng mất trí nhớ hay Alzheimer là vấn đề rất lớn đang dần trở nên nghiêm trọng. Theo bác sĩ người Mỹ Mark Hyman, Trung tâm Ultra Wellness, số liệu thống kê gần đây khiến nhiều người lo ngại. 10% người 65 tuổi, 25% người 75 tuổi và 50% người 85 tuổi có triệu chứng suy nhược thần kinh hoặc bệnh Alzheimer. Và nhóm người phát triển căn bệnh này nhanh nhất là độ tuổi 85. Các nhà nghiên cứu dự đoán Alzheimer sẽ ảnh hưởng đến 106 triệu người vào năm 2050. Hiện tại, căn bệnh này đang ở vị trí thứ 7 của top những nguyên nhân gây ra các ca tử vong hàng đầu.

Đái tháo đường có liên quan gì đến chứng mất trí nhớ?

Các nhà khoa học gọi Alzheimer là bệnh “đái tháo đường típ 3”. Có thể bạn sẽ thắc mắc về mối liên quan giữa bệnh Alzheimer và bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự đề kháng insulin hay bệnh đái tháo đường (do ăn quá nhiều carb và không đủ chất béo) là một trong những yếu tố chính gây nên chuỗi tổn thương não. Điều này đã khiến 1/2 số người ở độ tuổi 80 mất trí nhớ và dẫn đến những biểu hiện của bệnh Alzheimer. 

Tuy nhiên, cũng không thể đổ hết mọi “tội lỗi” cho insulin ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ ở người cao tuổi. Mất trí nhớ không xảy ra đột ngột ở độ tuổi này mà bắt đầu từ khi bạn còn trẻ và mất nhiều năm phát triển mới trở nên tồi tệ hơn. 

Đái tháo đường có liên quan gì đến chứng mất trí nhớ

Ăn đường và carb tinh chế có thể gây ra những triệu chứng mất trí nhớ. Do đó, việc cắt giảm đường, carb tinh chế và bổ sung chất béo tốt có thể ngăn ngừa hoặc đẩy lùi tình trạng tiền mất trí nhớ và giai đoạn đầu của căn bệnh này

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp 4 lần. Những người có triệu chứng tiền đái tháo đường hoặc hội chứng chuyển hóa cũng có nguy cơ mắc chứng tiền mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức nhẹ (MCI). Thậm chí bạn không bị đái tháo đường típ 2 vẫn có thể bị tổn thương não và mất trí nhớ do nồng độ insulin và sự kháng insulin cao.  

Làm sao để phòng ngừa tình trạng trạng mất trí nhớ?

Tin tốt là bạn có thể tránh khỏi chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Để làm điều đó, bạn cần kiểm soát insulin và cân bằng mức đường huyết. Điều này giúp bạn vượt qua căn bệnh đái tháo đường và cân bằng tâm trạng, giúp tập trung, tăng cường năng lượng và ngăn ngừa các vấn đề về não bộ liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer. 

1. Cân bằng đường huyết bằng chế độ ăn những thực phẩm có chỉ số đường thấp

Bạn có thể làm điều này bằng cách hạn chế những chất như carb đã qua tinh chế, đường, rượu, caffeine, thực phẩm ăn liền và các loại dầu giàu omega-6 như dầu thực vật và dầu từ các loại hạt. Ngoài ra, bạn cần bổ sung chất béo tốt như bơ, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, gà, trứng, dầu ô liu và dầu dừa. 

2. Nạp chất béo tốt

Điều này làm não bộ “hạnh phúc”. Chúng chứa chất béo omega-3 có trong cá, dầu dừa, dầu ô liu, bơ, trứng và các loại hạt. 

3. Tập thể dục hàng ngày

Bạn nên lên kế hoạch để tập thể dục hàng ngày, thậm chí đi bộ mỗi ngày 30 phút cũng có ích. Bạn có thể kết hợp những bài tập HIIT hoặc nâng tạ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa và thậm chí làm chậm sự phát triển của chứng suy giảm nhận thức và các bệnh về não như chứng mất trí nhớ. 

Tập thể dục hàng ngày

Tập những bộ môn yêu thích như boxing cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

4. Bổ sung thực phẩm chức năng một cách khoa học

Ít nhất, hãy bổ sung thực phẩm chức năng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất béo omega-3, B6, B12 và vitamin D3. Một chế phẩm sinh học tốt sẽ tăng cường mối quan hệ giữa não bộ và ruột. 

5. Kiểm soát mức độ căng thẳng

Căng thẳng mãn tính gây tổn hại cho cơ thể và não bộ. Thư giãn không phải là một thứ gì xa xỉ nếu bạn muốn ngăn ngừa hay đẩy lùi triệu chứng mất trí nhớ. Hãy tìm những bài tập giúp bạn bình tĩnh, ví dụ như những bài tập bao gồm hít thở sâu, thiền định hoặc yoga.

6. Ngủ đủ 7 − 8 giờ mỗi đêm

ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm

Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ kém trở thành yếu tố rủi ro dẫn đến sự suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. 

Nếu có thể thực hiện các yếu tố trên, não bộ của bạn sẽ có cơ hội được chữa lành, phục hồi và ít gặp vấn đề liên quan đến trí nhớ hơn. Ngay cả khi bạn không lo về chuyện mình bị suy giảm nhận thức, các cách trên có thể giúp “trẻ hóa” não bộ và giúp bạn đạt được những mục tiêu khác liên quan đến sức khỏe. 

Để có thêm kiến thức về sức khỏe, tập luyện và dinh dưỡng, bạn hãy truy cập website www.leep.app hoặc tải ngay LEEP.APP tại đây.

Download button new

Nguồn tham khảo

8 Steps to Reverse Memory Loss https://thewomensalzheimersmovement.org/ Ngày truy cập: 4/8/2020