Khi đang căng thẳng bạn có nên tập luyện?

Khi đang căng thẳng bạn có nên tập luyện?

Áp lực công việc, gia đình dẫn đến căng thẳng trong cuộc sống là chuyện xảy ra thường xuyên với nhiều người. Vậy những lúc đang bị căng thẳng, bạn có nên đến phòng gym để tập luyện giải tỏa căng thẳng? Thật ra, khi đang căng thẳng, việc tập luyện không đem lại hiệu quả. Cùng LEEP.APP tìm hiểu thêm nhé.

Căng thẳng là một vấn đề không ai muốn trải qua trong cuộc sống, vì không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần mà còn khiến người mắc phải gặp nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt. Đối với các gymer, căng thẳng còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả luyện tập, làm cho con đường đạt được thân hình mơ ước ngày càng xa và khó đi hơn. Không những thế, đến phòng gym trong tâm lý căng thẳng còn gây ra những hậu quả khó lường về an toàn khi thực hiện các bài tập. Hãy điểm ngay các tác hại của việc tập luyện khi bị căng thẳng.

Tác hại của việc tập thể hình khi bị căng thẳng

Căng thẳng khiến cơ bắp kém linh hoạt hơn: Khi căng thẳng, các cơ bắp trên cơ thể sẽ không đạt được độ dẻo dai cần thiết để thực hiện các bài tập đồng thời làm tăng khả năng chấn thương, thời gian phục hồi của các cơ quan sau khi tập cũng lâu hơn. 

Khi căng thẳng, cơ bắp không hoạt động hiệu quả

Căng thẳng làm giảm khả năng tập trung: Điều này có nghĩa là với những động tác khó, bạn sẽ không thể thực hiện trơn tru và đúng kỹ thuật, đồng thời rủi ro chấn thương cũng tăng theo. 

Căng thẳng làm giảm độ hiệu quả của các buổi tập: Một nghiên cứu được đăng trên Huffington Post, trang thông tin uy tín của Mỹ cho biết, những người có mức độ căng thẳng cao khi tập gym khiến hiệu quả và chất lượng các buổi tập thấp hơn rất nhiều so với những người đến phòng gym với tinh thần thoải mái. Các đối tượng được theo dõi, kiểm tra định kỳ mỗi hai tuần để ghi nhận hiệu quả của việc luyện tập.

Căng thẳng ảnh hưởng đến tầm nhìn: Nồng độ adrenaline và cortisol trong máu cao đồng nghĩa với việc tầm nhìn giảm và hiệu quả phối hợp tay – mắt giảm theo.

Căng thẳng khiến việc giảm cân tốn nhiều thời gian hơn: Cortisol không những ảnh hưởng đến mắt mà còn gây ra hiện tượng tạo mỡ ở vùng bụng, gây khó khăn cho việc giảm cân. Thêm vào đó, căng thẳng thường đi kèm với thèm ăn và nếu bạn không có thói quen ăn uống lành mạnh sẽ rất dễ bị trượt dài theo những bữa ăn vặt giàu năng lượng.

Căng thẳng khiến người tập mất động lực: Người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống có xu hướng lười nhác hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy 30% người bị căng thẳng có khuynh hướng lười tập thể dục hơn người có lối sinh hoạt nhẹ nhàng, ít áp lực.

Căng thẳng kéo dài thời gian phục hồi của cơ bắp: Khi bị căng thẳng, cơ thể luôn trong trạng thái “căng như dây đàn” và vì vậy các cơ bắp luôn phải chịu một áp lực lớn. Hơn nữa, khi căng thẳng nhiều người sẽ không thể chợp mắt nên không ngủ đủ giấc. Điều này làm giảm hiệu quả tăng cơ, đồng thời cơ bắp không được nghỉ ngơi đủ sẽ gây hại cho người tập trong các buổi tiếp theo.

Căng thẳng gây khó khăn trong việc phục hồi cơ bắp

Cần làm gì để căng thẳng không làm ảnh hưởng đến các buổi vận động?

Bước đầu chuẩn bị rất đơn giản nhưng hoàn toàn cần thiết để bạn có những buổi tập luyện hiệu quả.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu không tập gym, không vận động trong thời gian dài hoặc có những vấn đề về sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện mới.

Chạy bộ trước khi tập các bài tập chính

Chạy bộ là khoảng thời gian thư giãn và bỏ bớt những suy nghĩ tiêu cực mà bạn gặp phải trong cuộc sống. Thực tế, chạy bộ kết hợp với các động tác tay còn là phương pháp khởi động cực kỳ hiệu quả, lợi ích đốt mỡ và có lợi cho tim mạch cũng là một điểm lợi mà khiến nhiều gymer lựa chọn máy chạy bộ để bắt đầu buổi tập của mình. 

Tập những gì bạn thích

Tất cả những bài tập, động tác phù hợp với cơ thể của bạn luôn mang lại lợi ích về mặt sức khỏe, trong đó,  cũng có không ít các động tác làm bạn thấy khó chịu. Không những thế, khi tập những bài bạn thích, việc tập luyện càng hiệu quả và bạn còn có thể giảm stress trong quá trình tập. Vì vậy, nếu bạn không thích plank, hãy mạnh dạn bỏ nó ra khỏi buổi tập và thay bằng các động tác đơn giản hơn. Mountain climber (leo núi) là lựa chọn thay thế hoàn hảo.

Hãy tập những gì bạn cảm thấy thích và phù hợp với cơ thể để cảm thấy thoải mái hơn

Ghi chú

Nhìn vào những số liệu ghi nhận được, bạn có thể vừa theo dõi quá trình tập và nhận ra những tiến bộ của bản thân, từ đó giảm được một phần áp lực trong ngày và tạo thêm động lực tập luyện.

Ngủ đủ giấc

Ngủ điều độ không chỉ làm giảm căng thẳng, mà còn cho cơ bắp thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. 

Dinh dưỡng hợp lý

Các gymer cần lưu ý, căng thẳng và thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ hủy hoại cơ thể và vóc dáng mà bạn phải khổ luyện mới có. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu khi theo đuổi bộ môn thể hình. Ăn nhiều trái cây tươi và rau củ, đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết không những nâng cao thành quả luyện tập mà còn phần nào có thể giảm bớt căng thẳng trong sinh hoạt của bạn.

Để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sống khỏe và tập luyện, bạn hãy tải ngay LEEP.APP. Ứng dụng thể hình này sẽ cung cấp nhiều kiến thức bổ ích nhằm giúp bạn nâng cao chất lượng các buổi tập và đạt được thân hình mơ ước thật nhanh chóng.

Nguồn tham khảo

Stressed out? It could be affecting your workouts https://www.yeshealth.com/how-stress-affects-workouts/ Ngày truy cập: 27/06/2020