Hè về, cẩn thận với các bệnh mùa hè thường gặp

Hè về, cẩn thận với các bệnh mùa hè thường gặp

Mùa hè đã đến không những mang đến cơn nóng khắc nghiệt mà còn là nguy cơ dẫn đến nhiều loại bệnh. Tại Việt Nam, mùa hè là mùa nóng nhất trong năm với tháng 3 và tháng 6 là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Nhiệt là yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chúng ta, bao gồm cả da, mắt và hệ tiêu hóa. Cái nóng như thiêu đốt và cái khô không dứt kéo theo một căn bệnh phổ biến vào mùa hè nếu không có biện pháp phòng ngừa. 

Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong mùa hè và các mẹo để phòng tránh chúng.

Bệnh mùa hè thường gặp là sốc nhiệt

Thời tiết nóng, cùng với mất nước, có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng và cuối cùng là say nắng. Say nắng hay tăng thân nhiệt là biểu hiện của bệnh sốc nhiệt do tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Sốc nhiệt thường xảy ra khi nhiệt độ bên trong của một người đạt khoảng 38 độ C.

Sẽ có một vài dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng này:

  • Mạch yếu, nhanh
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Chuột rút
  • Buồn nôn
  • Da ửng đỏ

Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hiện tượng lú lẫn, nói lắp, kích động, nhịp thở và mạch đập nhanh. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể tránh kiệt sức vì sốc nhiệt?

Đầu tiên, hãy luôn mặc quần áo rộng rãi, sáng màu nếu bạn định ra ngoài. Cố gắng tránh các loại quần áo có chất liệu cách nhiệt như polyester, nylon hoặc len. Linen, cotton, jersey và seersucker là những lựa chọn thay thế thoáng khí, nhẹ sẽ giúp giữ mát cho bạn.

Bạn cũng nên uống nhiều nước. Nếu bạn là người ưa thích vận động, hãy cố gắng tăng lượng nước nạp vào cơ thể. Trong trường hợp bạn phải hoạt động ngoài trời hãy nhớ uống nước mỗi giờ đồng hồ.

bệnh mùa hè thường gặp là sốc nhiệt

Hãy đảm bảo bạn nạp đủ nước trong mùa hè

Ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nắng nóng cộng với độ ẩm không khí cao là đặc trưng của mùa hè. Tuy nhiên đây lại là môi trường màu mỡ cho vi khuẩn phát triển dẫn đến thực phẩm bị ô nhiễm. Điều này tạo môi trường cho  vi khuẩn, vi rút, chất độc và hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể con người gây ra cơn đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ngoài ra thịt sống, thực phẩm bán ngoài trời của những người bán hàng ven đường và nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguồn mang vi khuẩn gây bệnh phổ biến.

Để giảm thiểu khả năng bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là phải rửa tay và làm sạch bề mặt nấu nướng thường xuyên trong quá trình chuẩn bị thực phẩm. Tách riêng thịt và cá với các loại thực phẩm khác, và không bao giờ trộn thức ăn sống hoặc nước trái cây của chúng với thức ăn đã nấu chín.

Cháy nắng

Bạn đã bao giờ dành cả một ngày ở ngoài trời vào giữa ngày hè chưa? Bạn có thấy rằng da trên vai, da đầu, da mặt  và đầu gối của bạn bị mẩn đỏ, nhạy cảm và nóng khi chạm vào sau đó không? Đây chính là hiện tượng cháy nắng. Cháy nắng là do tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời làm tổn thương các tế bào da của bạn. Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ cực tím có hại từ mặt trời sẽ dẫn đến da bị bỏng nhiệt, ửng đỏ, nóng rát. Nguyên nhân là vì trái đất ở gần mặt trời nhất vào mùa hè, làm cho tia nắng nóng hơn và có nhiều khả năng đốt bạn hơn. Điều này đặc biệt đúng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Những người có làn da trắng, nhiều tàn nhang có  khả năng cao bị bỏng nắng  nghiêm trọng hơn những người có làn da sẫm màu. Tuy nhiên, tất cả các chúng ta nên lưu ý thường xuyên thoa kem chống nắng, đội mũ và đeo kính râm khi ở ngoài trời và cố gắng giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

Bạn cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết các vết cháy nắng sẽ tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên bạn nên tìm đến cơ quan y tế  nếu bị cháy nắng đi kèm với phồng rộp trên diện rộng, đau đầu và sốt hoặc đau dữ dội.

cháy nắng

Vết bỏng nắng

Bệnh truyền nhiễm từ côn trùng

Có nhiều bệnh được truyền nhiễm từ vết cắn của côn trùng, chẳng hạn như bệnh sốt xuất huyết truyền từ muỗi vằn.

Ở châu Âu, mùa hè là thời điểm hoạt động của bọ ve, chúng là nguồn gốc của các bệnh như lyme, bệnh sốt Rocky Mountain… Các loài côn trùng khác cũng hoạt động nhiều hơn và có khả năng cắn hoặc đốt trong mùa hè như ong bắp cày, rệp, kiến ​​và nhiều loài nhện khác nhau có thể là những mối nguy hiểm gây ra các căn bệnh nhiễm trùng. Các dấu hiệu phổ biến nhất của những bệnh nhiễm trùng này là sốt, đau nhức cơ thể hoặc phát ban sau khi bị côn trùng cắn và bạn nên đi khám ngay nếu gặp phải chúng.

Tại châu Á, muỗi là một trong những loài côn trùng mùa hè phổ biến nhất. Chúng cũng có thể mang vi khuẩn và virus gây các bệnh như virus Tây sông Nile, sốt xuất huyết và viêm não La Crosse. Để tránh bị muỗi đốt, điều quan trọng là bạn phải mặc quần áo sáng màu và thoa kem chống muỗi nếu có thể. Bạn cũng nên tránh ra ngoài vào những giờ cao điểm có muỗi (như bình minh và hoàng hôn khi gió tĩnh lặng nhất).

Ngay cả khi bạn không bị dị ứng liên quan đến vết cắn côn trùng, bạn cũng nên tìm đến cơ sở y tế nếu có bất kỳ vết cắn nào có vẻ đáng ngờ hoặc cảm thấy bị kích ứng trong thời gian dài.

bệnh mùa hè thường gặp là bệnh truyền nhiễm từ côn trùng

Người lớn nên có biện pháp phòng tránh cho trẻ nhỏ

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để bạn tận hưởng những kỳ nghỉ và dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tạo nên những kỷ niệm đẹp khi bạn thật sự khỏe mạnh. Thế nên, bạn cần có những biện pháp duy trì và ngăn ngừa các bệnh không đáng có trong thời tiết này.

>>> Xem thêm: Chọn môn thể thao phù hợp cho mùa hè này?

Nguồn tham khảo

Common Summer Diseases https://neubergdiagnostics.com/blog/common-summer-diseases/ Ngày truy cập 12/05/2021

These Are The Most Common Summer Health Problems https://physiciansurgentcare.com/2018/05/01/these-are-the-most-common-summer-health-proble.ms/ Ngày truy cập 12/05/2021

What are the diseases caused in summer? https://www.lalpathlabs.com/blog/what-are-the-diseases-caused-in-summer/ Ngày truy cập 12/05/2021