Tư thế con đom đóm – Tư thế yoga nâng cao khiến nhiều yogi mê mẩn

Tư thế con đom đóm – Tư thế yoga nâng cao khiến nhiều yogi mê mẩn

Tư thế con đom đóm là một trong những tư thế yoga đẹp mắt, tuy nhiên, nếu muốn thực hiện, bạn sẽ cần có sự linh hoạt ở cánh tay và sức mạnh ở thân trên.

Tư thế con đom đóm hay Tittibhasana là một trong những tư thế quan trọng có thể mang đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Tittibhasana là tên gọi xuất phát từ tiếng Phạn với sự kết hợp của hai từ, trong đó Tittibha có nghĩa là con đom đóm và asana có nghĩa là tư thế. Chính vì vậy, khi tập tư thế Tittibhasana, bạn sẽ mang hình dáng giống như một con đom đóm đang bay. Điều này quả là thú vị đúng không? Nếu tò mò, hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về tư thế này nhé.

Lợi ích sức khỏe của tư thế con đom đóm

Tư thế con đom đóm là một tư thế khó, chỉ khi bạn có đủ sự tự tin, quyết tâm và có khả năng buông bỏ thì bạn mới có thể thực hiện được tư thế này:

Tăng cường cơ lưng và cơ bụng

Thực hành động tác Tittibhasana thường xuyên sẽ giúp cơ lưng và cơ bụng luôn khỏe mạnh. Không những vậy, một số nghiên cứu còn chứng minh rằng tập Tittibhasana còn giúp cải thiện tính linh hoạt và độ đàn hồi của cột sống và cơ bụng, giúp giảm đau lưng.

Tăng cường sức mạnh cho cẳng tay, cổ tay và vai

Tư thế đom đóm có thể giúp kéo căng cơ bắp tay, cổ tay và cơ vai, từ đó lượng máu lưng thông đến các vùng này sẽ tăng lên, cơ bắp sẽ nhận được nhiều oxy và dinh dưỡng để tăng cường sức mạnh. Ngoài ra, tập động tác con đom đóm thường xuyên còn giúp ngăn ngừa chấn thương ở cơ bắp tay, cổ tay và vai trong khi tập luyện và trong các hoạt động hàng ngày.

Lợi ích của động tác con đom đóm

Tư thế con đom đóm có thể giúp tăng cường sức mạnh cho cẳng tay, cổ tay và vai

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Thực hành tư thế Tittibhasana không chỉ giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh tiêu hóa thường gặp như táo bón. Bởi tư thế con đom đóm có thể tạo ra nhiều áp lực lên các cơ quan bên trong, từ đó cải thiện nhu động ruột, thúc đẩy sản xuất enzym, protein và carbohydrate phức tạp cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Giảm căng thẳng và lo lắng

Tập luyện tư thế con đom đóm còn giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện lưu thông máu đến não, điều đó có nghĩa là não sẽ nhận được đủ lượng máu và dinh dưỡng cần thiết, giúp cải thiện chức năng và giảm các vấn đề về thần kinh và não bộ như căng thẳng, lo lắng, đau đầu… Đặc biệt, tập luyện tư thế con đom đón còn giúp cải thiện sự tập trung, tinh thần minh mẫn, trí tuệ sáng suốt.

Giảm mỡ bụng

Các nghiên cứu đã chứng minh tư thế con đom đóm rất hữu ích đối với việc giảm mỡ bụng bởi tư thế này sẽ tạo ra rất nhiều áp lực lên cơ bụng, giúp giảm mỡ thừa.

Cải thiện lưu thông máu

Tư thế Tittibhasana có tác dụng mở cơ ngực, cải thiện lưu thông máu, làm giảm căng thẳng từ mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành chất béo và cholesterol trong cơ thể.

Ngoài các lợi ích trên, tư thế đom đóm còn có thể mang lại những lợi ích như:

  • Kéo giãn thân sau và háng
  • Tăng cường mạnh cho cánh tay và cổ tay
  • Làm dịu tâm trí và cải thiện cảm giác thăng bằng

Cách thực hiện động tác Tittibhasana

 

Tư thế con đom đóm

Để thực hiện tư thế con đom đóm, bạn hãy:

1. Bắt đầu với tư thế chó cúi mặt

2. Di chuyển tay sao cho bàn tay đặt ngay sau gót chân. Luồn 2 tay qua bắp chân và từ từ hạ mông về phía sau.

3. Lòng bàn tay đặt vững chãi trên thảm để đỡ được trọng lượng toàn cơ thể.

4. Từ từ gập đầu gối như khi thực hiện tư thế squat. Khi đã cố định tay, từ từ nhấc chân lên khỏi sàn và duỗi ra phía trước. Sau khi ổn định, từ từ duỗi thẳng cánh tay, siết cơ đùi để nâng thân cao hơn.

5. Cố gắng giữ càng lâu càng tốt, nếu mới tập, bạn hãy cố gắng giữ khoảng 30 đến 60 giây rồi trở lại tư thế chuẩn bị.

6. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần

Trong thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy hơi đau ở chân, cột sống, bụng, bắp chân, đùi và cánh tay nhưng khi đã quen cảm giác này sẽ dần biết mất.

Một số lưu ý khi tập động tác con đom đóm

Cũng giống như các tư thế yoga khác, bạn nên tập tư thế con đom đóm khi dạ dày rỗng, tốt nhất là sau khi ăn khoảng 4 đến 6 tiếng. Điều này sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn và tạo ra đủ năng lượng cho quá trình luyện tập.

Ngoài ra, buổi sáng sẽ là thời điểm lý tưởng nhất để tập tư thế này. Tuy nhiên, nếu không có thời gian vào buổi sáng, bạn vẫn có thể lựa chọn tập buổi tối.

Tư thế Tittibhasana không phù hợp với người đang bị chấn thương lưng, chấn thương hông, chấn thương mắt cá chân và chấn thương đầu gối. Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng trải qua phẫu thuật về lưng hoặc thắt lưng hoặc mắc các bệnh về cột sống trong thời gian gần đây thì cũng không nên tập. Những người đang bị huyết áp cao hoặc thấp nên tập dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ và giáo viên dạy yoga.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tư thế con đom đó. Thực tế, có rất ít người có thể thực hiện tư thế này thành công ngay từ lần đầu tiên. Do đó, nếu thực hiện không tốt, bạn đừng vội nản lòng mà hãy chăm chỉ luyện tập thường xuyên nhé.

Nguồn tham khảo

HOW TO DO TITTIBHASANA (THE FIREFLY POSE): STEPS & HEALTH BENEFITS https://www.getatoz.com/content/how-to-do-tittibhasana-the-firefly-pose-steps-health-benefits/2398 Ngày truy cập: 12/10/2020

How To Do The Tittibhasana And What Are Its Benefits https://www.stylecraze.com/articles/firefly-yoga-pose-what-is-it-and-what-are-its-benefits/ Ngày truy cập: 12/10/2020


Chủ đề: