Người bị viêm tiền liệt tuyến: Tập luyện sao cho an toàn?

Người bị viêm tiền liệt tuyến: Tập luyện sao cho an toàn?

Bạn có tin không nếu ai đó mách bạn rằng tập thể dục nhiều hơn có thể giúp giảm các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt? 

Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp điều trị tự nhiên và không dùng thuốc thay thế cho bệnh viêm tiền liệt tuyến hoặc hội chứng đau xương chậu mãn tính (CP/CPPS) thì có lẽ đã đến lúc đứng dậy và thực hiện các bài tập thể dục. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn đọc có thể áp dụng vào thói quen tập luyện để giảm các triệu chứng của căn bệnh này.

Tập thể dục cho người bị viêm tiền liệt tuyến như thế nào?

Thói quen tập thể dục nhìn chung có tác động đáng kể đến sức khỏe của tuyến tiền liệt. Tập thể dục không chỉ giúp ích cho bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt mà cả nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến BPH). Thực hiện các bài tập vừa phải và mạnh mẽ  rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc BPH và các triệu chứng đường tiết niệu dưới của nam giới. Dù BPH và viêm tiền liệt tuyến là những tình trạng khác nhau nhưng chúng có thể có chung một số triệu chứng và cả hai đều được ảnh hưởng tích cực bởi thói quen tập thể dục. 

Mặc dù tập thể dục nhìn chung rất tốt cho bệnh viêm tiền liệt tuyến nhưng bạn cần lưu ý không phải tất cả các bài tập đều tốt cho những người mắc bệnh này. Nam giới mắc chứng viêm tiền liệt tuyến nên tránh thực hiện các bài tập kegel. Các bài tập kegel gây căng thẳng lên vùng xương chậu và có thể làm triệu chứng của căn bệnh thêm tồi tệ. Đạp xe cũng có thể là một vấn đề. Một số nam giới nhận thấy hoạt động đạp xe trong thời gian dài có thể làm trầm trọng các triệu chứng viêm tiền liệt tuyến. Nếu bạn nhận thấy đạp xe ảnh hưởng đến cơn đau hoặc các triệu chứng khác, bạn có thể cân nhắc đổi sang một cái yên xe mềm hơn để gây ít áp lực hơn tới khu vực tuyến tiền liệt. 

tập thể dục cho người bị viêm tiền liệt tuyến

Điều trị viêm tiền liệt tuyến cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nhưng việc áp dụng các thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và ăn uống đầy đủ sẽ giúp bạn có được những điều tích cực với sức khỏe của tuyến tiền liệt và cả sức khỏe tổng thể. 

Một nghiên cứu của Ý về tập thể dục và viêm tiền liệt tuyến đã chứng minh rằng tập thể dục nhịp điệu giúp giảm cơn đau gây ra do chứng viêm này. Các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên 231 người đàn ông ít vận động bị viêm tiền liệt tuyến thực hiện các bài tập thể dục 3 lần/ tuần trong 18 tuần. Một nhóm thực hiện các bài tập aerobic (bài tập đi bộ và rèn luyện sức mạnh). Nhóm khác thực hiện các bài tập khác như nhón chân và gập bụng. Nhóm nghiên cứu thu được kết luận sau:

Tập thể dục nhịp điệu (còn được gọi là các bài tập tim mạch) giúp chống viêm và đặc biệt có lợi cho việc kiểm soát viêm tiền liệt tuyến. Các hoạt động bao gồm đi bộ nhanh, đi bộ đường dài, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, nhảy dây và một số môn thể thao như bóng rổ, tennis. Bạn cũng có thể tham gia các lớp tập thể dục nhịp điệu theo nhóm ở phòng tập thể dục. Hãy tìm một loại hình mà bạn thấy thích thú và gắn bó với nó. 

Các loại bài tập giúp giảm các triệu chứng này bao gồm các hoạt động giúp giảm căng thẳng như yoga và thái cực quyền. Vì áp lực dồn về xương chậu rất lớn, các loại bài tập này cũng hoạt động như một phần giúp kiểm soát căng thẳng đối với bệnh viêm tiền liệt tuyến. 

Đảm bảo an toàn khi tập luyện

Để đảm bảo rằng thói quen tập thể dục an toàn và thú vị nhất có thể, hãy lưu ý một số điểm dưới đây:

  •  Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình trước khi bắt đầu một lộ trình tập luyện. Họ có thể giúp bạn xác định những hạn chế của mình và phát triển một thói quen tập luyện phù hợp với thể chất nhất.
  • Khởi động và hạ nhiệt đúng cách.
  • Bổ sung nhiều nước.
  • Để ý tới các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, chuột rút hoặc tim đập nhanh. Nếu có thể, hãy lên lịch tập luyện vào sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ có xu hướng thấp hơn.
  • Đừng tập thể dục nếu bạn bị ốm. Hãy tiếp tục thói quen này khi bạn đã khỏi, hãy cho bản thân thời gian để cơ thể trở về trạng thái bình thường.
  • Hãy để những vết thương được chữa lành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần phải từ bỏ tập thể dục. Ví dụ: nếu bạn bị bong gân mắt cá chân trong khi chạy bộ, hãy thử bơi lội hoặc các hoạt động khác không tác động đến chân của bạn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và phù hợp với thời tiết.

Đảm bảo an toàn khi tập luyện

Điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Đừng cố gắng quá sức. Hãy giảm thiểu nếu bạn không thể hoàn thành một buổi tập thể dục hay cảm thấy yếu ớt hoặc đau nhức các khớp khi tập thể dục. Ngừng tập luyện và đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có cảm giác nóng rát, tức ngực hoặc mất ý thức, khó thở hoặc đau xương khớp. 

Để có được một lộ trình tập luyện cụ thể và phù hợp với cá nhân bạn thì đừng ngần ngại kết nối với LEEP.APP nhé!

Nguồn tham khảo

Exercise and chronic prostatitis https://www.health.harvard.edu/blog/exercise-and-chronic-prostatitis-2011042614718 Ngày truy cập: 22/9/2020

Can Exercising Help With Prostatitis? https://prostate.net/can-doing-exercise-for-prostatitis-help/ Ngày truy cập: 22/9/2020


Chủ đề: