Các cơ quan hoạt động như thế nào khi bạn tập luyện?

Các cơ quan hoạt động như thế nào khi bạn tập luyện?

Những khám phá thú vị về những cơ quan hoạt động như thế nào khi tập luyện sẽ làm bạn rất bất ngờ đấy! Vì thế, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.

Các cơ quan hoạt động trong lúc luyện tập hẳn là điều gymer nào cũng thắc mắc. Bởi mỗi hình thức luyện tập đều sẽ có sự tác động khác nhau đến cơ thể của chúng ta.

Phổi

Khi vận động, cơ thể cần lượng oxy gấp 15 lần bình thường. Điều này sẽ làm bạn phải thở gấp và mạnh hơn. Vì vậy, phổi là một trong những cơ quan hoạt động nhiều và cật lực nhất khi bạn đến phòng gym.

hoạt động phổi khi luyện tập

Phổi là một cơ quan hoạt động rất nhiều khi luyện tập

Nhịp độ hoạt động của phổi sẽ dao động dựa vào cường độ luyện tập. Thế nhưng, dung tích tối đa của phổi sẽ phụ thuộc vào độ co giãn của vùng cơ xung quanh. Qua quá trình luyện tập, dung tích phổi tối đa sẽ được cải thiện và được đo bằng chỉ số VO max.

Cơ hoành

Cơ hoành cũng như bất cứ nhóm cơ nào khác, đều “mệt” trong quá trình luyện tập, điển hình là khi bạn thở quá nhanh và mạnh. Khi cơ hoành “mệt”, nó sẽ gây ra các cơn co giật và đau nhức.

Một số người cho rằng các cơn đau cơ hoành là do các dây chằng xung quanh. Trong khi, một số khác nghĩ các cơn đau này là do tập sai tư thế và liên quan đến những dây thần kinh chạy dài từ lưng trên xuống cơ bụng.

Cơ hoành có thể xem là cơ quan hoạt động với tần suất ngang ngửa với phổi khi tập luyện. Vì chúng liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc vào nhau để hoạt động.

Ở những ngày đầu tập gym, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng cơ hoành. Tuy nhiên, theo thời gian, vùng cơ này cũng như phổi sẽ có những thay đổi để phù hợp với cường độ tập của mỗi người.

Tim

Trong lúc tập, tim sẽ có nhiệm vụ cung cấp máu kèm oxy đến các chi và cơ quan để phục vụ cho quá trình vận động. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nhịp tim và chu kỳ tuần hoàn máu.

Tim sẽ ngày càng co bóp nhuần nhuyễn hơn để các gymer có thể tăng cường độ luyện tập, qua đó đạt được những mục tiêu trên con đường thể hình của mình. Đồng thời, nhịp tim lúc nghỉ cũng sẽ chậm lại khi cơ thể càng săn chắc.

Lý do là vì duy trì thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên cũng sẽ kích thích hình thành các mạch máu mới, qua đó giúp hạ bớt huyết áp lên toàn bộ mạch máu.

>>> Xem thêm: Khám phá cơ chế phản ứng của cơ thể khi tập luyện thể hình

Dạ dày và ruột

Khi tập luyện, máu phải được ưu tiên truyền đến các cơ quan phục vụ cho các hoạt động. Vì thế,  lượng máu và oxy cung cấp cho hệ tiêu hóa sẽ bị giới hạn. Do đây không phải là những cơ quan chịu trách nhiệm hoạt động chính.

Ăn quá gần giờ tập là một điều tối kị

Ăn quá gần giờ tập là một điều tối kị

Vì thế, nếu luyện tập khi thức ăn trong dạ dày vẫn còn, bạn chắc hẳn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với các vấn đề về tiêu hóa. Do lúc này khả năng hoạt động của dạ dày và ruột đã bị hạn chế. 

Thận

Tần suất lọc máu của thận sẽ thay đổi tùy vào mức độ luyện tập. Ví dụ, sau một buổi tập cường độ cao, thận sẽ là cơ quan hoạt động cật lực để lọc lượng tạp chất trong quá trình tập ra ngoài, thông qua nước tiểu.

Hai quả thận cũng kích hoạt quá trình tái hấp thụ nước để hạn chế tối đa việc cơ thể mất nước trong lúc luyện tập, dẫn đến việc lượng nước tiểu giảm.

Da

Như bất cứ cỗ máy hay động cơ nào, cơ thể khi hoạt động với cường độ cao sẽ sinh ra nhiệt. Vì thế, chúng sẽ rất cần một cơ quan hoạt động như bộ phận tản nhiệt để làm nguội cơ thể.

Trong quá trình tập luyện, mạch máu dưới da co bóp để tăng lượng máu lưu thông, đồng thời sinh ra nhiệt. Khi đó, da sẽ có nhiệm vụ tản nhiệt ra ngoài.

Da là bộ phận tản nhiệt trong lúc tập

Da là bộ phận tản nhiệt trong lúc tập

Nhắc đến chức năng tản nhiệt của da, bạn nên xét đến các loại tuyến mồ hôi mà da sử dụng để tản nhiệt. Thứ nhất là tuyến mồ hôi thủy dịch (eccrine glands). Đây là tuyến mồ hôi không mùi gồm nước, muối và một phần nhỏ các chất điện giải khác.

Chúng được tiết ra ngay trên bề mặt da. Khi lượng mồ hôi này được tiết ra và bay hơi, thân nhiệt sẽ giảm.

Thứ hai là tuyến mồ hôi đầu tiết (apocrine glands). Chúng được tiết ra ở những vùng có lông bao phủ như đầu, nách và tuyến tiết niệu. Mồ hôi từ tuyến này sẽ bao gồm chất béo, vi khuẩn, tế bào da chết và có mùi.

Khớp

Mắt cá chân, khớp gối, cùi chỏ và vai tuy không chung chức năng nhưng có chung cơ chế hoạt động. Đó chính là hành động gập duỗi khi tập gym. Đây là các cơ quan hoạt động dưới áp lực nặng nề nhất, có khi bằng hoặc hơn trọng lượng cơ thể.

Các khớp sụn và tuyến nhờn sẽ có công dụng bôi trơn, giảm ma sát, nhờ đó giúp việc cử động, xoay khớp trở nên mượt mà hơn. Túi dịch sẽ hao hụt dần theo độ tuổi. Vì thế, người tập cần lưu ý bất cứ dấu hiệu lạ nào đến từ các khớp xương để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. 

Nguồn tham khảo

This is what happens to your body when you exercise https://www.huffpost.com/entry/body-on-exercise-what-happens-infographic Ngày truy cập: 31/5/2020