Bạt nhún: Tập vui nhưng làm sao để đảm bảo an toàn?
Trong bài viết này, LEEP.APP sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị về bạt nhún và các quy tắc an toàn khi sử dụng nhé.
Bạt nhún là một dụng cụ có thể giúp những buổi tập cardio của bạn thú vị và hiệu quả hơn. Tuy việc tập vui và hiệu quả nhưng vẫn cần những biện pháp nhất định nhằm đảm bảo an toàn trong suốt buổi tập. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu công dụng của bạt nhún và các lưu ý khi tập cùng dụng cụ này nhé!
Tập với bạt nhún có công dụng gì?
1. Tốt cho tim mạch
Các bài tập với bạt nhún có công dụng như các bài tập cardio, giúp tim có thể vận chuyển máu nhanh chóng tới các cơ quan. Không những thế, bạt nhún còn có thể làm cơ tim và các bộ phận liên quan tới việc cung cấp máu khỏe hơn.
2. Hiệu quả đốt năng lượng cao và tiết kiệm thời gian
Theo một nghiên cứu của NASA, nhảy trên bạt nhún 10 phút đem lại hiệu quả tương đương 30 phút chạy bộ, qua đó giúp buổi tập trở nên gọn gàng, không mất quá nhiều thời gian để đốt mỡ.
Tập với bạt nhún đem đến các hiệu quả khá tương đồng với những bài tập thể lực thông thường
3. Giảm áp lực lên các khớp
Bạt nhún là dạng bài tập nhẹ. Vì thảm nhún đã hấp thụ hầu hết lực khi tiếp đất của người tập, qua đó giảm thiểu các chấn thương cổ chân, mắt cá, đầu gối, hông và xương sống. So với việc chạy bộ hay các bài liên quan đến nhảy như jumping jack, các khớp xương cũng được thư giãn hơn khi tập với bạt nhún
4. Kích thích phát triển độ bền xương
Nhảy bạt liên tục có thể tạo một áp lực nhất định lên xương. Điều này rất cần thiết để chúng có thể tăng thêm độ đặc. Lượng khoáng chất được bổ sung đó sẽ là nền tảng để người tập phòng chống các bệnh như loãng xương hay giảm độ nguy hiểm của các chấn thương.
5. Phát triển cơ bắp
Tập với bạt nhún có thể kích thích cơ chân phát triển rất nhanh. Vì hai chân phải hoạt động mới có thể bật người lên cao cũng như tiếp đất. Bằng việc bật nhảy liên tục, cơ chân sẽ được co giãn theo, qua đó tăng độ bền đáng kể so với các bài tập khác.
6. Kiểm soát cơ thể tốt hơn
Khi tập với bạt nhún, bạn phải tập trung để giữ thăng bằng, chọn vị trí tiếp đất, bật nhảy. Tất cả những hoạt động đó đều gần như được thực hiện liên tục và đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận, qua đó giúp gia tăng khả năng kiểm soát cơ thể.
Tập với bạt nhún để tăng khả năng kiểm soát cơ thể
7. Giảm căng thẳng và cải thiện cảm xúc
Khi tập thể thao nói chung và tập với bạt nhún nói riêng, cơ thể sẽ tiết ra endorphin, một hormone giúp tăng cảm giác phấn chấn, thỏa mãn. Chất này còn có tác dụng giảm stress xóa tan âu lo, trầm cảm và giúp bạn duy trì trạng thái đó suốt ngày dài.
8. Giúp bạn có thân hình săn chắc, thon gọn
Bạt nhún cần huy động nhiều nhóm cơ ở chân, cơ bụng và thân dưới. Vì bạn phải sử dụng chúng mới có thể giữ thăng bằng. Đó là chưa kể, tập với bạt nhún còn tiêu hao một lượng lớn calorie, có thể kích thích tiêu hóa và đốt mỡ, qua đó người tập có thể giảm cân.
Cần lưu ý gì khi tập với bạt nhún?
Tuy lợi ích của bạt nhún rất nhiều nhưng cần phải lưu ý các vấn đề sau để buổi tập của bạn an toàn và hiệu quả nhất có thể:
1. Không ăn trước khi tập
Ăn quá sát giờ tập là một điều không được khuyến khích cho tất cả các bộ môn thể thao, nhảy bạt nhún cũng không ngoại lệ. Do bài tập này cần thực hiện các động tác nhảy liên tục nên nếu trong dạ dày còn thức ăn, sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.
2. Chọn chỗ đặt bạt nhún an toàn, hợp lý
Đây là một điều cực kỳ quan trọng. Vì có thể quyết định sự an toàn của bạn trong suốt buổi tập. Bạn nên chọn một nơi rộng rãi, thoáng đãng, không có vật cản như hàng rào, cây cối.
Tiếp theo, người tập hãy tìm một bề mặt mềm (cát là điển hình và dễ tìm nhất) để làm nơi đặt bạt nhún. Điều này nhằm giảm bớt áp lực lên bạt để hạn chế nứt gãy và cố định bạt, tránh các bề mặt cứng như xi măng, gạch.
Đồng thời, bạn nên đảm bảo ít người qua lại trong vòng bán kính 2m xung quanh bạt để hạn chế tối đa thiệt hại khi tai nạn xảy ra.
Luôn dành ra những khoảng trống xung quanh vị trí tập
3. Chọn bạt nhún phù hợp
Bạt nhún tròn sẽ dễ tập và an toàn hơn so với bạt tứ giác. Vì khi bạn tiếp xúc với bạt, áp lực sẽ được chia đều ở mọi vị trí, tránh trường hợp nhảy lệch có thể làm bạt đổ hoặc xê dịch khỏi vị trí ban đầu (nhất là với bạt nhún hình chữ nhật).
4. Đảm bảo bạt khô hoàn toàn khi tập
Bạt trơn trượt có khả năng gây ra chấn thương cao hơn nhiều so với bạt khô. Vì vậy, người tập nên chú ý lau sạch nước trên bề mặt trước khi tập và dừng lại khi thấy mồ hôi trên bạt quá nhiều.
Bát nhún có thể gây ra những chấn thương nào?
Nhìn chung, phần thân dưới như cẳng chân và bàn chân sẽ là các phần dễ chấn thương nhất do là phần cơ thể tiếp xúc với bạt. Tiếp theo là đến tay, do đây là phần dễ tiếp đất nhất nếu người tập rơi khỏi bạt. Đầu, cổ, mặt là những phần cơ thể cần đặc biệt lưu ý. Vì chấn thương ở các vùng này rất nguy hiểm.
Thống kê tại Mỹ cho thấy, có đến 40% chấn thương do bạt nhún nằm ở phần chân và bàn chân, 29% là tay hoặc bàn tay. Tuy chỉ chiếm một phần năm số vụ chấn thương nhưng khả năng tử vong của chấn thương đầu, cổ khá cao và thường nằm trong độ tuổi 12 đến 19 tuổi. Vai xếp cuối cùng với 10%.
Luôn cẩn thận khi tập với bất cứ dụng cụ, bài tập nào
Nhìn chung, tập với bạt nhún sẽ rất thú vị đối với những ai đã chán các bài tập cardio thông thường. Tuy nhiên, các biện pháp an toàn là cần thiết và một huấn luyện viên quan sát bạn trong quá trình tập sẽ là một lựa chọn hợp lý. Hãy tải ngay LEEP.APP và tìm cho mình một PT công nghệ ngay nào!
Nguồn tham khảo
11 reasons why trampolining is good for you https://www.nowtolove.co.nz/health/body/11-reasons-why-trampolining-is-good-for-you-14472 Ngày truy cập: 15/6/2020
Trampoline safety tips everyone should know https://www.nationwide.com/lc/resources/home/articles/trampoline-safety Ngày truy cập: 15/6/2020