Chú ý để tránh nhiễm bệnh khi ra ngoài trong mùa dịch

Chú ý để tránh nhiễm bệnh khi ra ngoài trong mùa dịch

Ở nhà và hạn chế ra ngoài là điều được khuyến khích thực hiện trong thời điểm hiện tại khi mà dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại. Dẫu biết ở nhà là cần thiết nhưng sẽ có những lúc bạn cần phải ra ngoài. Vậy làm thế nào để giữ cho bản thân không bị lây nhiễm virus khi đi ra ngoài?

Dù địa phương bạn đã thực hiện giãn cách hay chưa thì vào thời điểm hiện tại, bạn cũng nên hạn chế đi ra ngoài để bảo vệ bản thân và gia đình. Theo nghiên cứu, những người bị nhiễm vẫn có thể truyền virus ngay cả khi chưa xuất hiện các triệu chứng. Theo ước tính, cứ 5 người nhiễm virus thì 1 người không có bất cứ triệu chứng nào. Do đó, nếu bạn đang ở trong những tỉnh thành có nguy cơ cao thì ở nhà là vẫn là biện pháp phòng bệnh an toàn nhất. Còn nếu ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm thấp, bạn vẫn có thể ra ngoài nhưng cần có các biện pháp phòng bệnh sau.

Đi đến một tỉnh thành khác

Điều đầu tiên cần xác định là địa điểm bạn đến có phải là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao hay không. Dù bạn đi từ nơi có nguy cơ lây nhiễm thấp đến nơi có nguy cơ lây nhiễm cao hay ngược lại thì đều cần phải cẩn thận bởi bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh:

Trường hợp phải đến các tỉnh thành khác mùa dịch, bạn càng cẩn thận hơn khi sử dụng phương tiện công cộng hay nơi ở

An toàn: Thuê căn hộ

Trước khi thuê, bạn cần tìm hiểu xem lần cuối cùng căn hộ đó được cho thuê là khi nào và lần cuối dọn dẹp là bao lâu. Nếu căn hộ có người ở trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi bạn đến, hãy đảm bảo tất cả các không gian phải được vệ sinh sạch sẽ.

Rủi ro: Thuê khách sạn

Tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa mà khách sạn đang thực hiện: đo nhiệt độ cho khách, nhân viên phải đeo khẩu trang, vệ sinh phòng thường xuyên… Ngoài ra, hãy nhớ mang theo nước rửa tay khô để sử dụng khi cần.

Rủi ro cao: Di chuyển bằng máy bay

Trước khi đặt vé máy bay, hãy hỏi hãng hàng không để biết hành khách sẽ ngồi cách nhau bao xa (tốt nhất là 2m). Ngoài ra, khi chọn chỗ ngồi, bạn nên chọn ngồi cạnh cửa sổ, không có ai bên cạnh hoặc phía sau.

Đi thăm ba mẹ hoặc ông bà

Nếu bạn có ý định thăm ba mẹ, ông bà hoặc đối tượng dễ bị nhiễm bệnh, bạn cần cân nhắc đến các giải pháp thay thế sau:

tránh lây nhiễm khi đi ra ngoài

Thăm hỏi người thân qua các ứng dụng trực tuyến có thể giảm được nguy cơ lây nhiễm virus

An toàn: Thăm hỏi bằng các ứng dụng kết nối trực tuyến

Gọi điện thoại, gửi email hoặc liên lạc qua những ứng dụng như Zalo, Viber để có thể nhìn và nghe thấy nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp. Điều này sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm virus trong thời điểm hiện tại.

Rủi ro: Đến thăm nhà

Lựa chọn này sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình sức khỏe của bạn. Nếu thuộc đối tượng có thể bị nhiễm, tốt nhất đừng đến thăm nếu không muốn lây bệnh cho người thân.

Khi muốn đi thăm ba mẹ, ông bà, bạn cần nghĩ đến việc đây là những đối tượng dễ bị nhiễm và gặp phải biến chứng nghiêm trọng do COVID-19. Cần cân nhắc thật kỹ có nên đến thăm hay không hay chỉ nên trò chuyện qua ứng dụng trực tuyến để đảm bảo an toàn cho người thân.

Đi khám bệnh

An toàn: Thăm khám định kỳ

Trước tình hình dịch bệnh, các cơ sở y tế thường được vệ sinh để làm sạch khuẩn và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế như khai báo y tế, rửa tay bằng nước rửa tay khô, đo nhiệt độ và đeo khẩu trang.

Nếu có bệnh nền và phải đến bệnh viện khám hàng tháng, bạn cũng có thể đi nhưng cần có biện pháp phòng bệnh cho bản thân

An toàn: Khám nha khoa

Hầu hết các bác sĩ nha khoa đều đeo khẩu trang và tấm che mặt trong một thời gian dài. Vì vậy, đi khám nha khoa ở thời điểm này có thể được xem là an toàn.

Rủi ro: Đi khám mắt

Độ an toàn của việc khám mắt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu phòng khám thực hiện các biện pháp phòng ngừa như khử trùng bề mặt, dụng cụ… thường xuyên, đeo găng tay và khẩu trang thì bạn có thể cân nhắc. Tuy nhiên, khi khám, việc dùng các dụng cụ cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus qua màng nhầy của mắt. Do đó, nếu không gặp phải vấn đề quá nghiêm trọng, bạn không nên đi khám mắt vào lúc này.

Gặp gỡ bạn bè

An toàn: Trò chuyện qua các ứng dụng trực tuyến

Việc chat chít, trò chuyện qua các ứng dụng có thể khiến bạn cảm thấy nhàm chán nhưng thực tế, đây vẫn là cách giao tiếp an toàn nhất ở thời điểm hiện tại.

An toàn: Gặp nhau bên ngoài

Bạn và bạn bè có thể gặp nhau ở những không gian thoáng đãng như công viên và ngồi cách nhau 2m để đảm bảo an toàn. Đồ ăn, thức uống mỗi người nên tự mang theo và tránh dùng chung bất cứ thứ gì. Ngoài ra, cũng nên hạn chế ôm và bắt tay.

Gặp gỡ bạn bè

Gặp gỡ bạn bè ở công viên, nơi thoáng khí và đeo khẩu trang để phòng bệnh

Có cần đeo khẩu trang khi gặp nhau? Nếu 2 người đứng cách nhau 2m và biết rõ về bạn mình, bạn có thể không cần đeo khẩu trang. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đeo để tránh rủi ro.

Ngoài ra, việc gặp nhau ngoài trời và đứng cách nhau 2m vẫn không thể đảm bảo 100% bạn không bị nhiễm virus. Những giọt bắn khi nói, ho… có thể truyền xa hơn nếu ho mạnh hoặc nếu một người đang nói hay hát to.

Rủi ro: Gặp nhau ở nhà

Chú ý đeo khẩu trang và đứng cách nhau 2m. Và tất nhiên, tránh ôm, bắt tay, ăn chung và dùng chung các vật dụng.

Cho trẻ ra ngoài chơi

An toàn: Cho trẻ chơi trong nhà hoặc ngoài trời với các thành viên trong gia đình

Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc cho trẻ chơi với các thành viên trong gia đình ở nhà là an toàn nhất vì điều này không chỉ giúp trẻ tránh được nguy cơ nhiễm virus mà còn hạn chế lây sang cho người khác.

tránh lây nhiễm khi đi ra ngoài

Cho trẻ chơi ở nhà là an toàn nhất vì điều này không chỉ giúp trẻ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh mà còn hạn chế lây sang cho người khác

An toàn: Cho trẻ đến sân chơi

Lựa chọn một sân chơi yên tĩnh, đặc biệt là một sân chơi vừa mới được khử khuẩn. Khi đến sân chơi, cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi đều phải đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách an toàn. Bạn cũng có thể làm sạch các thiết bị sân chơi trước khi trẻ sử dụng và chú ý cho trẻ rửa tay thường xuyên.

Cho trẻ đi ra ngoài vào thời điểm này có thể nguy hiểm bởi trẻ nhỏ vẫn chưa hiểu và chưa có ý thức rõ ràng trong việc tuân theo các khuyến cáo phòng bệnh như giữ khoảng cách với người khác, đeo khẩu trang đúng cách…

Đi ra ngoài vì nhu cầu cá nhân như cắt tóc, làm móng…

An toàn: Tự làm

Bạn muốn cắt tóc? Làm móng tay? Tốt nhất, bạn nên tự làm ở nhà hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân trong gia đình.

An toàn: Cắt tóc nhanh

Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên ở tiệm cắt tóc khoảng 15 – 20 phút. Và tuyệt đối đừng quên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2m với người khác.

tránh lây nhiễm khi đi ra ngoài

Tự cắt tóc tại nhà sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ lây nhiễm

Rủi ro: Làm móng tay hoặc móng chân

Khi làm móng tay hoặc móng chân, tốt nhất bạn nên chọn những tiệm có trang bị một tấm chắn mica giữa khách hàng và thợ làm móng. Ngoài ra, bạn cũng cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Làm móng chân có thể an toàn hơn một chút so với làm móng tay vì bạn không cần đứng quá gần thợ làm móng và bạn cũng không bao giờ dùng chân để chạm vào mặt. Tuy nhiên, để an toàn, bạn vẫn nên hạn chế đi làm móng ở thời điểm này.

Rủi ro: Làm tóc quá lâu

Nhuộm, duỗi, uốn trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do đây là những việc mất nhiều thời gian và bạn phải ở trong tiệm một thời gian dài.

Rủi ro cao: Tẩy lông mày và mặt

Hiện tại, các dịch vụ liên quan đến mặt đều không được khuyến khích, bao gồm các dịch vụ như làm lông mày, chăm sóc da mặt hoặc cạo râu. Nếu bạn vẫn muốn thực hiện, hãy lựa chọn cơ sở uy tín, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như khử trùng thường xuyên các dụng cụ, bề mặt, nhân viên phải đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên.

Đi làm hoặc đi học

An toàn: Đi bộ hoặc đi xe đạp

Không khí trong lành và không ở gần người khác sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh. Đừng quên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé.

Nếu công ty gần nhà hãy đi bộ đến chỗ làm và nhớ đeo khẩu trang

An toàn: Đi xe riêng hoặc taxi

Làm sạch tất cả các bề mặt trước khi bạn chạm tay vào và rửa tay ngay sau đó. Cả bạn và tài xế đều phải đeo khẩu trang. Ngoài ra, trong khi di chuyển, bạn cũng có thể đề nghị tài xế mở cửa sổ để không khí lưu thông.

Rủi ro: Lựa chọn xe buýt vắng

Lựa chọn những chuyến xe buýt ít người đi và tuân theo các biện pháp giữ vệ sinh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như đừng chạm vào bất cứ thứ gì, rửa tay ngay khi có thể và đừng chạm vào mặt nếu chưa rửa tay. Và đừng quên ngồi cách xa những hành khách khác.

Rủi ro cao: Xe buýt đông đúc

Nếu bạn thấy xe quá đông, tốt nhất nên chờ chuyến sau hoặc lựa chọn một phương án di chuyển khác an toàn hơn.

Ra ngoài tập thể dục

Rủi ro: Tập thể dục ở phòng gym

Mặc dù tập thể dục có thể giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng việc đi đến phòng tập gym vào thời điểm hiện tại là rất nguy hiểm. Bởi phòng tập gym là nơi có nguy cơ lây nhiễm chéo dịch COVID- 19 rất cao. Nếu ở địa phương tình hình dịch vẫn chưa nghiêm trọng và bạn vẫn muốn đến phòng tập, tốt nhất bạn nên tuân thủ các nguyên tắc an toàn như hạn chế tập lúc đông người, lau sạch các dụng cụ bằng nước sát khuẩn trước khi sử dụng và chú ý rửa tay thường xuyên.

Rủi ro thấp: Tập ngoài trời

Việc chuyển hướng sang tập ngoài trời thay vì đến phòng tập có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Khi tập ngoài trời, bạn sẽ tránh được cảnh chen chúc thường thấy trong các phòng tập. Không những vậy, một nghiên cứu còn chỉ ra rằng đi bộ ngoài trời khoảng 90 phút có thể tăng cường chức năng nhận thức và giảm bớt sự lo lắng.

An toàn: Tập thể dục trực tuyến tại nhà với huấn luyện viên

Bên cạnh việc tập ngoài trời, bạn có thể lựa chọn tập luyện tại nhà với huấn luyện viên cá nhân của LEEP. APP thông qua các ứng dụng trực tuyến như Zalo, Viber, Messenger… Với hình thức tập luyện này, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian và sắp xếp lịch tập phù hợp. Các huấn luyện viên sẽ hỗ trợ bạn tập luyện đúng phương pháp, hiệu quả trong suốt mùa dịch. Bạn có tò mò với hình thức tập luyện “thú vị” này? Nếu có, chần chừ gì nữa mà không tải LEEP. APP về máy nhé.

Hình thức tập luyện trực tuyến giúp bạn tập luyện an toàn mùa dịch nhưng không kém phần hiệu quả 

Ở thời điểm hiện tại, việc bạn đi đâu, gặp ai cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, đặc biệt là nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao do đi từ vùng dịch về hoặc đã đến những nơi mà có người nhiễm bệnh. Hiện tại, dù chưa cách ly xã hội và một số hoạt động vẫn diễn ra bình thường nhưng bạn vẫn nên hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết. Và đừng quên thực hiện những biện pháp quan trọng phòng ngừa quan trọng như đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và tránh chạm vào các bề mặt chung.

Nguồn tham khảo

How to go out and not spread coronavirus this summer https://www.vox.com/21309315/coronavirus-is-it-safe-travel-vacation-dentist-doctor Ngày truy cập: 6/8/2020