Thoát vị đĩa đệm: Làm sao phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm?

Thoát vị đĩa đệm: Làm sao phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm?

Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề thường gặp và tỷ lệ ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tàn phế. Hãy cùng LEEP.APP rà soát các vấn đề sức khỏe của bản thân và người thân vào những ngày cuối năm, bạn nhé!

Đĩa đệm là mô liên kết có tính đàn hồi nằm giữa các đốt sống xếp chồng lên nhau của cột sống. Chúng có tác dụng liên kết các đốt sống với nhau và giảm sốc cho cột sống.

Mỗi đĩa đệm có phần nhân mềm ở giữa, được bao quanh bởi một lớp vỏ cứng hơn. Đĩa đệm bị thoát vị cũng đôi khi được gọi là bị trượt hoặc bị vỡ, xảy ra khi một phần nhân bị đẩy ra vì một vết rách của phần vỏ.

Thoát vị có thể xảy ra ở bất kỳ đĩa đệm nào của cột sống, có thể gây kích thích một dây thần kinh gần đó. Tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm thoát vị, nó có thể dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân.

Nhiều người không có triệu chứng khi bị thoát vị đĩa đệm và đa số các trường hợp không cần thiết phải phẫu thuật.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Nếu đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn thường cảm thấy đau nhức ở vai và cánh tay

Hầu hết các đĩa đệm thoát vị xảy ra ở lưng dưới, kế đến là ở cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa và liệu đĩa có chèn ép vào dây thần kinh hay không. Chúng thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Nếu chưa có triệu chứng chỉ có thể phát hiện bằng chẩn đoán hình ảnh (chụp tia X, CT hoặc MRI). Khi có một trong ba triệu chứng sau đây, bạn cần đi khám.

  • Đau cánh tay hoặc chân: Nếu đĩa đệm thoát vị nằm ở lưng dưới, bạn thường sẽ cảm thấy đau nhức ở mông, đùi và bắp chân. Bạn cũng có thể bị đau ở một phần của bàn chân. Nếu đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn thường cảm thấy đau nhức ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể chạy đến cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển với một số tư thế nhất định. Cơn đau thường nhức hoặc có cảm giác như bị đốt cháy, nặng hơn vào ban đêm, sau khi đứng hoặc ngồi, khi đi bộ.
  • Tê hoặc ngứa ran: Những người bị tình trạng này thường có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở phần cơ thể được điều khiển bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Yếu: Các cơ bắp được điều khiển bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng suy yếu. Điều này có thể khiến bạn vấp ngã hoặc ảnh hưởng đến khả năng nâng giữ đồ vật của bạn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sự hao mòn dần dần, liên quan đến lão hóa được gọi là thoái hóa đĩa đệm. Khi có tuổi, các đĩa trong cơ thể bạn trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách hoặc vỡ hơn khi chỉ bị trượt hoặc xoắn nhẹ.

Hầu hết mọi người không thể xác định chính xác nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, sử dụng cơ lưng thay vì cơ chân và cơ đùi để nâng vật nặng có thể dẫn đến thoát vị, cũng như động tác xoay người trong khi nâng. Hiếm hơn, nhưng chấn thương ngã hoặc một cú đánh vào lưng cũng có thể là nguyên nhân.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Người thừa cân dễ bị thoát vị đĩa đệm

Người thừa cân, làm công việc mang vác nặng… rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm

  • Cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới.
  • Nghề nghiệp: Những người có công việc liên quan đến thể chất có nguy cơ mắc các vấn đề về lưng cao hơn. Lặp đi lặp lại những hoạt động nâng, kéo, đẩy, uốn ngang và xoắn người cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị.
  • Di truyền: Một số người có khuynh hướng phát triển thoát vị đĩa đệm do di truyền.
  • Hút thuốc: Các nhà khoa học cho rằng hút thuốc làm giảm cung cấp oxy vào đĩa đệm, khiến chúng mau bị hỏng hơn.

Biến chứng của tình trạng thoát vị đĩa đệm

Biến chứng xấu nhất của thoát vị đĩa đệm là nguy cơ liệt vĩnh viễn

Biến chứng xấu nhất của thoát vị đĩa đệm là nguy cơ liệt vĩnh viễn

Ngay phía trên thắt lưng của bạn là tận cùng của tủy sống, dẫn đến một nhóm rễ thần kinh dài giống như đuôi ngựa (cauda equina – theo tiếng Latinh).

Trong trường hợp hiếm, thoát vị đĩa đệm có thể nén toàn bộ cột sống, bao gồm tất cả các dây thần kinh đuôi ngựa. Khi đó, phẫu thuật cấp cứu có thể giúp tránh suy yếu hoặc liệt vĩnh viễn.

Hãy đi khám ngay nếu:

  • Triệu chứng xấu đi: Đau, tê hoặc yếu có thể tăng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột: Dây thần kinh bị chèn có thể gây ra tiểu không tự chủ hoặc khó tiểu, ngay cả khi bàng quang đầy.
  • “Tê liệt trên yên xe”: Tức là mất cảm giác ở các khu vực chạm vào yên xe – đùi trong, sau chân và mông.

Phòng ngừa như thế nào?

Tập luyện vẫn luôn là cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Tập luyện vẫn luôn là cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Những việc như sau có thể giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm:

  • Tập thể dục: Để tăng cường cơ bắp một cách ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Duy trì tư thế tốt: Điều này làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn; giữ lưng thẳng và thẳng hàng, đặc biệt khi ngồi trong thời gian dài; nâng vật nặng đúng cách, hãy đặt trọng lực lên chân, chứ không phải lưng của bạn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Trọng lượng dư thừa gây áp lực lớn hơn lên cột sống và đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị hơn.

Luôn duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về xương khớp

Luôn duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về xương khớp

  • Từ bỏ hút thuốc: Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị tùy theo từng trường hợp, nặng nhất là phẫu thuật, phụ thuộc vào mức độ khó chịu mà bạn gặp phải và khoảng cách đĩa bị trượt ra khỏi vị trí.

  • Hầu hết mọi người có thể giảm đau bằng cách sử dụng một chương trình tập thể dục kéo dài và tăng cường sức mạnh của lưng và các cơ xung quanh. Một nhà vật lý trị liệu có thể đưa ra các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm để làm lưng bạn khỏe hơn và giảm đau.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn và tránh các tư thế nặng, gây đau cũng có thể giúp ích. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc quá 10 ngày. Nếu đau không bớt, bạn cần gặp bác sĩ.
  • Đừng né tránh mọi hoạt động thể chất trong khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu khi bị thoát vị, vì điều này có thể dẫn đến yếu cơ và cứng khớp. Thay vào đó, hãy cố gắng duy trì hoạt động càng nhiều càng tốt thông qua các hoạt động kéo dài hoặc tác động thấp như đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ.
  • Những liệu pháp vật lý khác như massage, chườm đá, chườm nóng sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
  • Bạn có thể trải nghiệm liệu pháp căng cơ (muscle release therapy) với các nhà trị liệu vững chuyên môn. Sau quá trình thăm khám, nhà trị liệu sẽ tư vấn và cùng bạn lên chương trình điều trị tùy theo tình hình đĩa đệm thoát vị. Phát hiện bệnh càng sớm, bạn càng nhanh phục hồi và không cần đến các biện pháp điều trị mạnh khác như phẫu thuật.

Căng cơ trị liệu là một liệu pháp hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Căng cơ trị liệu là một liệu pháp hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm, với điều kiện phát hiện triệu chứng sớm, chưa dẫn đến biến chứng nặng

  • Nếu đau đĩa đệm không đáp ứng với các phương pháp điều trị không kê đơn nêu trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn bao gồm các biện pháp thư giãn cơ bắp để giảm co thắt cơ bắp, các loại thuốc giảm đau narcotic hoặc thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin hoặc duloxetine.
  • Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm trong 6 tuần hoặc nếu tình trạng của bạn ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp. Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần bị hư hỏng hoặc nhô ra của đĩa mà không cần tháo toàn bộ đĩa. Điều này được gọi là phẫu thuật cắt bỏ vi phẫu.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể thay thế đĩa đệm bằng đĩa nhân tạo hoặc tháo đĩa đệm và nối các đốt sống lại với nhau. Thủ tục này, cùng với phẫu thuật ghép da và ghép cột sống, sẽ tăng thêm sự ổn định cho cột sống của bệnh nhân.

Xem thêm: Liệu tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm có thật sự an toàn?

Duy trì hoạt động thể chất đều đặn ở mọi độ tuổi

Tỷ lệ người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng. Do đó, dù ở tuổi nào, chúng ta cũng cần duy trì hoạt động thể chất đều đặn để bảo vệ và duy trì một cơ thể cường tráng, dẻo dai, ít bệnh tật

Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện và biết cách đối phó đúng lúc, bạn sẽ chỉ cần một số biện pháp nhẹ, thiên về lối sống và vật lý trị liệu để có thể khỏi bệnh và tránh được những hậu quả xấu.

Nguồn tham khảo

Herniated Disk https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095 Ngày truy cập: 6/12/2020

Slipped (Herniated) Disc https://www.healthline.com/health/herniated-disk Ngày truy cập: 6/12/2020

What are the Treatments for a Herniated Disk? https://www.webmd.com/pain-management/treatments-for-herniated-disk Ngày truy cập: 6/12/2020