Liệu pháp bổ sung testosterone nhằm tăng cơ – Các gymer nên thận trọng!

Liệu pháp bổ sung testosterone nhằm tăng cơ – Các gymer nên thận trọng!

Liệu pháp testosterone được khá nhiều gymer hưởng ứng, nhưng hệ quả mà nó đem lại liệu có an toàn? Mời bạn cùng LEEP.APP tìm hiểu vấn đề này.

Liệu pháp testosterone là một lựa chọn của nhiều gymer để tăng kích thước cơ bắp và nâng cao hiệu quả luyện tập. Thế nhưng, việc lạm dụng phương pháp này có thể gây ra các hệ quả, tiêu biểu là lượng testosterone quá nhiều trong máu. Với lý do đó, bạn nên cẩn thận với liệu pháp này.

Testosterone là gì?

Testosterone, hormone sinh dục nam, được sản xuất chủ yếu nhờ tinh hoàn. Testosterone có công dụng duy trì vóc dáng và các đặc trưng của cơ thể nam giới như độ đặc của xương, phân bố mỡ, tăng kích thước và sức mạnh cơ bắp, phát triển các tuyến lông và râu, kích thích sản xuất hồng cầu, duy trì khả năng sinh lý và tạo tinh trùng.

testosterone

Dấu hiệu nào cho thấy lượng testosterone trong cơ thể nam giới suy giảm?

Suy giảm khả năng chăn gối: Các dấu hiệu như giảm ham muốn, giảm thời lượng và chất lượng khi quan hệ hoặc vô sinh là bằng chứng cho thấy lượng testosterone trong cơ thể nam giới đang có vấn đề.

Thay đổi ngoại hình: Thiếu testosterone sẽ gây ra các vấn đề như tăng lượng mỡ thừa, giảm sức mạnh và kích thước cơ bắp, loãng xương. Ngực kém săn chắc và rụng lông, tóc cũng có thể xảy ra. Một dấu hiệu khác là nam giới sẽ ít năng động và trông ù lì hơn bình thường.

thiếu testosterone

Testosterone giảm sẽ khiến cơ thể nam giới không gọn gàng

Thay đổi tính cách: Lượng testosterone trong máu thấp có thể làm giảm sự tự tin và động lực của nam giới. Các chứng lo âu, giảm sức tập trung và khả năng ghi nhớ cũng sẽ xuất hiện.

Những dấu hiệu trên cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như mất ngủ, béo phì, đái tháo đường và trầm cảm. Vì vậy, để xác định nồng độ testosterone trong máu bị giảm không, bạn có thể đến bệnh viện kiểm tra và tìm ra những giải pháp phù hợp.

testosterone test

Testosterone thay đổi ra sao theo độ tuổi?

Lượng testosterone trong máu dồi dào nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên. Khi tuổi càng tăng, lượng testosterone càng giảm nhưng với tốc độ rất chậm, thường là 1% một năm khi bạn bắt đầu bước sang tuổi 30. Với những người ở độ tuổi trung niên, việc tìm hiểu xem nguyên nhân gây giảm testosterone trong máu là tự nhiên hay do các bệnh lý cũng rất quan trọng. 

Ví dụ, chứng giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) sẽ khiến cơ thể sản xuất lượng testosterone ít hơn bình thường do tinh hoàn hoặc tuyến yên có vấn đề. Các phương pháp bổ sung testosterone như tiêm, uống viên nén hoặc dùng gel có thể cải thiện nồng độ testosterone trong cơ thể.

testosterone dạng gel

Testosterone dạng gel đang được sử dụng khá phổ biến 

Liệu pháp bổ sung testosterone có thể gây ra những hệ quả gì?

  • Chứng đông máu
  • Rối loạn giấc ngủ (bổ sung đột ngột một lượng lớn testosterone có thể khiến hơi thở ngắt quãng, dẫn đến khó vào giấc)
  • Gây ra mụn hoặc kích ứng da
  • Kích thích phát triển các khối u lành tính hoặc các tế bào ung thư
  • Tăng kích thước ngực
  • Hạn chế sinh tinh hoặc làm teo tinh hoàn
  • Tuy có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp bổ sung testosterone có thể gây ra các bệnh tim mạch, nhưng vẫn còn phải nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Sử dụng liệu pháp testosterone có thể gây ra chứng đông máu 

Bổ sung một lượng lớn testosterone sẽ khiến các khối máu đông hình thành trong chính mạch máu người dùng. Một trong những tác dụng phụ của liệu pháp testosterone là chứng đa hồng cầu (polycythemia), làm tăng nồng độ và dung tích hồng cầu trong máu, có thể làm tăng huyết áp và đặc máu nếu duy trì liệu pháp testosterone trong thời gian dài.

Testosterone cao cũng có thể thay đổi quá trình chuyển hóa cholesterol, gây ra các mảng bám ở động mạch và tĩnh mạch. Khi máu bị các mảng bám chặn lại, sẽ gây ra các cục máu đông. Trong một số trường hợp, các mảng bám có thể rơi khỏi bề mặt của mạch máu và cùng với các cục máu đông theo dòng máu đến các cơ quan khác. Nếu các cục máu đông chạy đến não sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim và hạn chế chức năng não.

cặp vợ chồng

Trước khi xảy ra biến chứng của các cục máu đông, nam giới vẫn có thể sinh hoạt bình thường

Hầu hết các khối máu đông sẽ hình thành ở thân và chi dưới hay còn gọi là chứng thuyên tắc tĩnh mạch sâu (DVT). Khi những khối máu đó di chuyển và làm tắc nghẽn mạch máu ở các nơi khác, sẽ gây ra chứng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE). Theo thống kê, có khoảng 0,1% dân số mắc các hội chứng này.

Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2013 chỉ ra rằng, liệu pháp testosterone có liên hệ tới chứng DVT. Cụ thể, trong phòng 6 tháng đầu bổ sung testosterone, khả năng xuất hiện máu đông sẽ khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ sẽ ổn định khoảng 60%.

Rất nhiều người sử dụng liệu pháp testosterone mà không thông qua ý kiến chuyên gia cũng như làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu lượng testosterone bình thường mà còn bổ sung thêm, sẽ gây ra các hậu quả khó lường. 

kiểm tra trước khi bổ sung testosterone

Kiểm tra nồng độ testosterone trong máu trước khi bổ sung testosterone là một việc là cần thiết

Nhìn chung, liệu pháp testosterone có công dụng tăng cơ cho các gymer, nhưng kèm theo đó là các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, chỉ khi thật sự cần thiết và đã tham khảo ý kiến bác sĩ, lúc đó liệu pháp này mới an toàn và phát huy hết hiệu quả. Tăng cơ tự nhiên vẫn là phương pháp được khuyến khích, hãy tải ngay LEEP.APP để biết thêm các thông tin dinh dưỡng và luyện tập để bạn có cơ thể như ý một cách thuận lợi và an toàn nhất. Bạn chỉ cần:

download-app

  • Tạo tài khoản trên LEEP.APP thông qua email hoặc Facebook
  • Trả lời bộ câu hỏi. LEEP.APP sẽ giúp bạn tìm ra huấn luyện viên phù hợp sở thích, tính cách, phong cách tập luyện… với bạn
  • Dựa vào tính năng PT-iMatch, chọn ngay cho mình một PT 4.0 phù hợp
  • Chọn số buổi tập và tiến hành thanh toán
  • Trao đổi với huấn luyện viên của LEEP ngay trên ứng dụng để sắp xếp lịch tập phù hợp với cả hai
  • Sắp xếp buổi tập trên ứng dụng và thực hiện các buổi tập của mình
  • Đừng quên chia sẻ hành trình luyện tập của mình trên LEEP.APP nữa nhé.

Nguồn tham khảo

Testosterone strokes and blood clots https://www.drugdangers.com/testosterone/strokes-and-blood-clots/ Ngày truy cập: 10/06/2020

Can testosterone therapy cause blood clots in men? https://www.mensjournal.com/health-fitness/testosterone-therapy-blood-clots-study/ Ngày truy cập: 10/06/2020