7 lý do khiến mắt cá chân bị sưng và cách xử lý
Bạn bị sưng mắt cá chân mà không rõ nguyên nhân do đâu? Ngoài nguyên nhân do chấn thương trong quá trình tập luyện, bạn còn có nhiều lý do khác nữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng sưng mắt cá. Đây là một hiện tượng bình thường xuất phát từ những thói quen sinh hoạt không tốt như đứng – ngồi quá lâu trong ngày hoặc là hệ quả của chứng bệnh liên quan đến tuần hoàn máu. Nhận biết nguyên nhân gây ra chứng sưng mắt cá để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Sau đây LEEP.APP chia sẻ với bạn 7 nguyên nhân gây ra chứng đau này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Mắt cá chân bị sưng do chấn thương
Chấn thương dây chằng, cơ chân, gân hoặc xương sẽ khiến phần bị thương nóng và sưng lên, hình thành những vết bầm tím ở vùng bị ảnh hưởng. Thông thường, những vết sưng hoặc bầm này sẽ mờ đi sau vài giờ và biến mất hẳn trong 2 đến 3 ngày. Nếu lâu hơn, bạn có khả năng phải đi đến bác sĩ để được kiểm tra.
Đến bác sĩ để kiểm tra khi tình trạng sưng mắt cá chân kéo dài
2. Chân lớn hơn vào cuối ngày
Sau một ngày làm việc và sinh hoạt với phần lớn thời gian là ngồi, trọng lực sẽ kéo lượng máu của bạn dồn về chân và mắt cá chân. Vì vậy, chân bạn sẽ to hơn so với khi vừa mới ngủ dậy.
Các cơ bắp và mạch máu bất chấp trọng lực để truyền máu về tim hay từ tim đến các cơ quan. Tuy nhiên, nếu có sự mất cân bằng trong quá trình đó, tức là bạn đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, thì bàn chân và mắt cá sẽ sưng lên rõ rệt.
Nếu công việc đòi hỏi bạn phải đứng trong thời gian dài, hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và mang giày không quá khít. Chân bạn sẽ lớn hơn vào cuối ngày nên hãy chừa một khoảng trống đủ rộng, tránh mang giày quá ôm vì sẽ gây đau.
Vào buổi chiều tối, hãy thực hiện các động tác nhấc chân lên xuống để kích hoạt chân. Nếu ngồi văn phòng lâu, thỉnh thoảng hãy đi lại để kích thích cơ bắp ở hai chân dưới và không để máu ứ đọng ở bàn chân.
3. Bạn vừa tập thể thao xong, mắt cá chân cũng có thể bị sưng
Những người chạy điền kinh thường gặp hiện tượng sưng mắt cá chân sau khi chạy. Khi tập luyện, đặc biệt là trong lúc chạy, trọng lực sẽ tác động lên phần thân dưới, đặc biệt là bàn chân và mắt cá chân. Sau khi chạy đường dài, lực tác động lớn hơn nhiều so với sức chịu đựng của cơ bắp và mạch máu khiến chúng không thể vận chuyển máu đến tim. Lượng máu ứ đọng ở bàn chân nên gây ra sưng mắt cá.
Đạp xe cũng có thể gây ra sưng chân vì khi đạp xe đường dài, tư thế ngồi đạp xe sẽ đè nén hạch bạch huyết ở bụng và mông, ngăn chúng điều tiết và lọc máu hiệu quả.
Nếu bị sưng mắt cá hoặc bàn chân sau khi chạy bộ, bạn có thể mang vớ hoặc trang phục chuyên dụng vì chúng chuyển các lực tác động ra phía bên ngoài bàn chân, giúp máu lưu thông đến tim thuận lợi hơn không còn trữ ở bàn chân nữa.
Thêm vào đó, mang giày thể thao hoặc giày chuyên dụng cho chạy bộ vào buổi chiều tối sẽ giúp chân thoải mái hơn so với các loại giày khác.
4. Chế độ ăn nhiều natri
Tiêu thụ quá nhiều muối trong một bữa ăn có thể dẫn đến sưng phồng toàn bộ cơ thể, không riêng gì bàn chân và mắt cá chân. Điều này có thể được giải quyết nhanh chóng chỉ bằng việc thay đổi khẩu phần ăn, cụ thể là giảm bớt lượng muối tiêu thụ. Khi đó, cơ thể sẽ giảm bớt lượng nước thất thoát do muối.
Thay muối bằng các loại gia vị khác hoặc thảo mộc sẽ làm giảm lượng muối trong thức ăn hàng ngày đáng kể. Nếu có thể, hãy cố gắng nấu và ăn tại nhà, vì thức ăn ở quán có hàm lượng natri khá cao.
5. Chứng phù mạch bạch huyết
Hệ bạch huyết của cơ thể gặp vấn đề là hệ quả của bệnh ung thư, các cuộc phẫu thuật, sang chấn tâm lý hoặc nhiễm trùng và có thể nghiêm trọng dần theo thời gian. Khi bị phù mạch bạch huyết, cơ thể sẽ mất khả năng lọc và vận chuyển máu, gây sưng bàn chân, mắt cá và cẳng chân. Trong trường hợp đó, điều cần thiết bạn nên làm là đi khám để có những biện pháp y tế kịp thời.
6. Chứng đông máu
Trường hợp mắt cá chân bị sưng do các cục máu đông dẫn đến những vùng đỏ và đau ngay trên chỗ sưng. Thêm vào đó, chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) sẽ dẫn đến những cơn đau và sưng bất chợt hoặc cũng có thể xuất hiện khi bạn ngồi một tư thế lâu mà không di chuyển (như khi ngồi trên máy bay), phần cơ thể bị ảnh hưởng sẽ bị đỏ và rất đau. Bạn cần đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng này, vì khi các khối máu đông di chuyển đến các cơ quan nội tạng như phổi sẽ rất nguy hiểm.
7. Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, đái tháo đường có thể khiến bàn chân và mắt cá chân sưng lên. Nếu sau khi dùng thuốc, bạn cảm nhận được chân bị sưng phù rõ rệt, hãy đến bác sĩ khám để xác nhận tình trạng này hoặc thay thuốc điều trị khác.
Dùng thuốc điều trị một loại bệnh có thể khiến mắt cá chân của bạn bị phù
Nhìn chung, sưng mắt cá chân là một hiện tượng báo động nhiều vấn đề của cơ thể. Khi gặp phải, bạn cần đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân, vì không phải ai cũng giống nhau và các nguyên nhân trên cũng chỉ mang tính tham khảo. Để biết thêm thông tin về lối sống, sinh hoạt lành mạnh, bạn hãy truy cập trang web www.leep.app hoặc tải ngay LEEP.APP, nơi chất lượng sống được nâng tầm mỗi ngày thông qua những bài viết về sức khỏe, tập luyện bổ ích được cập nhật liên tục mỗi ngày.
Nguồn tham khảo
8 reasons your ankles are weirdly swollen https://www.menshealth.com/health/a32277308/swollen-ankles/ Ngày truy cập: 24/06/2020