Đánh cầu lông bị đau vai: Cách xử lý đơn giản cho bạn

Đánh cầu lông bị đau vai: Cách xử lý đơn giản cho bạn

Đánh cầu lông bị đau vai là một tình trạng rất phổ biến, không chỉ người mới tập chơi mà cả những người đã chơi lâu năm cũng có khả năng gặp phải. Đây có thể là biểu hiện của việc vận động quá mức hoặc nghiêm trọng hơn nữa là các chấn thương ở vai cần được điều trị kịp thời. 

Đau vai tưởng chừng đơn giản nhưng có thể là biểu hiện của chấn thương nghiêm trọng ở vai, vì vậy bạn không được chủ quan trước tình trạng này. Với bài viết dưới đây, LEEP.APP xin giới thiệu cho bạn đôi nét về tình trạng đánh cầu lông bị đau vai, nguyên nhân, biểu hiện cũng như những cách giúp hạn chế tình trạng này.

Chấn thương vai là gì?

Trong tất cả các khớp trên cơ thể, vai có phạm vi chuyển động lớn nhất và bao gồm 4 khớp. Hai khớp lớn được hình thành nhờ sự liên kết giữa xương cánh tay và xương bả vai, cũng như sự liên kết giữa xương bả vai và thành ngực.

Từ cấu trúc, ta thấy khớp vai có độ linh hoạt cao, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ mất ổn định cũng cao. Sự bất ổn này chính là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng chấn thương khớp vai, dẫn đến quá trình thoái hóa khớp, khiến các mô bị phá vỡ và không còn hoạt động tốt.

Một số cấu trúc giúp bù đắp và khiến vai ổn định hơn, bao gồm bao khớp, dây chằng, cơ hoành và chóp xoay. Đau vai sau khi chơi cầu lông có thể liên quan đến các chấn thương ở chóp xoay.

Chấn thương chóp xoay là tình trạng bất kỳ nhóm cơ nào trong số 4 nhóm cơ chóp xoay hay các gân kết nối cơ với xương bị căng hoặc rách do vận động quá mức hoặc té ngã, thường rất dễ gặp ở các môn thể thao dùng vợt.

Nguyên nhân khiến bạn đánh cầu lông bị đau vai

Đau vai khi chơi cầu lông thường là kết quả của việc thực hiện các động tác tay cao trên vai với cường độ cao và lặp đi lặp lại nhiều lần. Cùng với tuổi tác, các gân của bạn yếu đi một cách tự nhiên, làm tăng nguy cơ chấn thương.

Không khởi động đúng cách là lý do chính khiến bạn bị đau vai khi đánh cầu lông. Nếu bạn thuộc tuýp chỉ khởi động qua loa vài động tác trước khi vào sân thi đấu, vậy thì hãy mau dừng việc đó lại ngay. Bạn cần phải khởi động tối thiểu 20 phút để giúp cơ thể tăng lưu thông máu và làm “thức tỉnh” các cơ bắp.

Khởi động đúng cách sẽ "đánh thức" các cơ và từ đó làm giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình chơi cầu lông

Khởi động đúng cách sẽ “đánh thức” các cơ và từ đó làm giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình chơi cầu lông

Việc sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng có thể khiến bạn bị đau vai. Ngoài khởi động, quá trình làm nguội và giãn cơ sau khi đánh cầu lông cũng góp phần rất nhiều trong việc hạn chế các chấn thương vai. Nếu bỏ qua quá trình này, các cơ của bạn có thể bị căng cứng và đau khi ngủ hoặc vào ngày hôm sau.

Biểu hiện của các chấn thương ở vai

Dưới đây là một số biểu hiện của các chấn thương khiến bạn bị đau vai sau khi chơi cầu lông:

  • Đau vai khi nâng vật nặng
  • Cảm thấy khó chịu và đau khi thực hiện các hoạt động nhất định
  • Đau cổ khi ngủ
  • Đau ở một số bộ phận vùng vai và cổ
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy lệch khớp vai

Cách điều trị đau vai do đánh cầu lông tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, đau vai khi đánh cầu lông không phải do các nguyên nhân nghiêm trọng gây ra và có thể thuyên giảm trong vòng 2 tuần. Trong quá trình này, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh vận động vai quá mức gây đau hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng chấn thương.

Bạn có thể uống thuốc giảm đau để giúp duy trì hoạt động hàng ngày mà không gây thêm đau đớn. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện để giảm đau vai do đánh cầu lông tại nhà:

Chườm đá

Chườm đá là một trong những phương pháp truyền thống nhất giúp giảm đau. Bạn có thể dùng túi đá hoặc đá gel để chườm lên vai.

Chườm đá có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi bị thương. Chườm đá giúp giảm đau và ngăn ngừa vết thương sưng tấy do giảm lưu lượng máu đến khu vực này.

Để tránh bị tê cóng da, bạn nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên vết thương. Bạn nên chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần và để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.

Chườm đá

Chườm đá là một trong những cách truyền thống nhất giúp giảm đau

Bài tập dành cho người đánh cầu lông bị đau vai

Bạn có thể thực hiện bài tập dưới đây để cải thiện tình trạng đau vai của mình:

  • Đặt nhẹ bàn tay bên vai bị đau lên tường (tạo một góc 90° với tường). Mặt, ngực và vai hướng về phía tay còn lại, giữ nguyên tư thế này trong vài giây.
  • Bây giờ, bạn bắt đầu di chuyển người và vai tiến dần về phía tường, tạo 1 vòng cung từ vị trí vuông góc ban đầu đến vị trí mà bạn cảm thấy vai bắt đầu bị đau (không nên cố quá sức vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau). Trong lúc thực hiện, bạn nên lưu ý không di chuyển lòng bàn tay của mình, không quay ngực về phía tường và luôn giữ ngực hướng về phía trước.
  • Thực hiện bài tập này 10 phút kèm với 10 lần nâng vai.

Bạn cần giữ đúng tư thế thì mới phát huy hết hiệu quả của bài tập này

Bạn cần giữ đúng tư thế thì mới phát huy hết hiệu quả của bài tập này

Ngoài ra, bạn có thể đeo nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bị đau dữ dội kéo dài hoặc gặp tình trạng trật khớp thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng đánh cầu lông bị đau vai

Đeo nẹp vai có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ vai bị tổn thương thêm. Bạn có thể đeo nẹp vai hằng ngày, trong khi luyện tập hoặc thi đấu.

Một điều bạn cần lưu ý là nên nghỉ ngơi đầy đủ để vai hồi phục lại sau chấn thương. Ngoài ra, các thực phẩm như cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ có thể giúp duy trì sự toàn vẹn của khớp vai và hạn chế chấn thương xảy ra.

LEEP.APP hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin về tình trạng đánh cầu lông bị đau vai cũng như một số phương pháp giúp giảm đau mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau vai vẫn tiếp diễn và trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để tìm hiểu thêm về cầu lông cũng như các kỹ thuật đánh cầu chính xác nhằm hạn chế những chấn thương có thể xảy ra, bạn hãy truy cập ngay website www.leep.app hoặc tải LEEP.APP về máy nhé.

Download button new

Nguồn tham khảo

Common types of Badminton injuries and its treatment https://badmintonisgreat.com/common-badminton-injury-treatment/ Ngày truy cập: 19/8/2020

Top 7 Common Badminton Injuries and Prevention https://www.sportsuncle.com/index.php?route Ngày truy cập: 19/8/2020

Rotator cuff syndrome / supraspinatus tendonitis https://www.injurymap.com/diagnoses/rotator-cuff-syndrome Ngày truy cập: 19/8/2020


Chủ đề: ,