Chấn thương sọ não và những bài tập giúp cải thiện tình trạng

Chấn thương sọ não và những bài tập giúp cải thiện tình trạng

Bệnh nhân đã trải qua chấn thương sọ não thường không muốn tham gia tập thể dục vì sợ ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của họ.

Tập thể dục có lợi cho rất nhiều người, kể cả những người đã từng trải qua chấn thương sọ não (TBI). Tập thể dục đã được chứng minh giúp cải thiện và ngăn ngừa nhiều tình trạng như quản lý cân nặng, mức độ căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc/tâm trạng, trí nhớ, sự chú ý, sức mạnh, sức bền, sự cân bằng, tính linh hoạt và điều hòa huyết áp. Để hiểu rõ hơn về tác động của tập thể dục với bệnh nhân bị chấn thương sọ não, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của tập thể dục với tình trạng trạng chấn thương sọ não

Tập thể dục có thể đặc biệt hữu ích sau khi bị TBI (chấn thương sọ não) vì nhiều người cho biết họ gặp khó khăn với một số vấn đề như kiểm soát cân nặng, căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc/ tâm trạng, trí nhớ, sự chú ý, sức mạnh, sự dẻo dai và mức năng lượng (theo Webb 1995).

Những người qua khỏi TBI và tham gia tập thể dục 3 lần/ tuần trong khoản 30 phút ít bị trầm cảm hơn, cải thiện nhận thức về khả năng thể chất và tăng khả năng hòa nhập cộng đồng hơn so với những người sống sót sau TBI mà không thường xuyên tập thể dục (theo Gordon 1998). Các nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể tác động tích cực tới nhận thức và sức khỏe tim mạch ở những người bị chấn thương sọ não (theo Chin 2014, Chin 2015). Nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập luyện 20-40 phút khoảng 3-4 lần/ tuần sẽ giúp đạt được những lợi ích tối ưu (theo Garber 2011, Mossberg 2010). 

Tập luyện có an toàn cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não không?

Hơn 90% bệnh nhân bị chấn thương sọ não nhẹ có thể tập thể dục. Nhưng sau tai nạn, nhiều người không muốn tập luyện vì sợ các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Nhiều người khác từ bỏ việc tập luyện vì họ bị trầm cảm sau khi chịu chấn thương đầu. Từ bỏ tập thể dục có thể dẫn đến tăng cân, vấn đề về tim mạch và đơn giản nhất là bỏ lỡ hoạt động mà họ yêu thích.

Cơ thể khỏe mạnh kết nối với tâm trí khỏe mạnh. Não bộ rất phức tạp. Nó giống như một chiếc máy tính có các mạch, tế bào thần kinh và đường dẫn có thể bị hỏng. Chấn thương não bộ khác rất nhiều so với rách cơ hay gãy xương. Với não bộ, có rất nhiều quá trình phức tạp xảy ra kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và chức năng cơ thể. Vì vậy, với bệnh nhân chấn thương sọ não, bạn có 2 vấn đề giải quyết: tổn thương não về mặt thể chất và tác dụng phụ liên quan đến nhận thức/ cảm xúc.

Những bài tập phù hợp

Hướng dẫn tập thể dục cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não đã được xuất bản bởi Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ, khuyến nghị tập thể dục với tần suất 3-5 lần/ tuần, cường độ từ 40-70% lượng oxy hấp thụ tối đa hoặc 13/20 đánh giá về gắng sức cảm nhận (RPE) và trong khoảng 20-60 phút tập luyện (ví dụ như đi bộ, bơi lội, đạp xe), tùy thuộc vào khả năng thể chất của mỗi người. 

Một chương trình tập thể dục cho một cá nhân bị chấn thương sọ não nên được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và khả năng cụ thể của một cá nhân đồng thời xem xét tác động của chấn thương sọ não đối với sự co cứng, phạm vi chuyển động và tính linh hoạt, sức bền tim mạch và cơ bắp, sức mạnh và nhận thức khiếm khuyết. Kết hợp hoạt động thể chất để cải thiện những vấn đề này có thể làm tăng chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện hoạt động hàng ngày. 

Những bài tập tim mạch

Tập thể dục nhịp điệu kết hợp với oxy và sự chuyển hóa hiếu khí của glucose. Bài tập có cường độ thấp và duy trì trong thời gian dài hơn so với bài tập sức mạnh. Sự suy giảm năng lực hiếu khí tối đa xảy ra ở độ tuổi trưởng thành, tăng nhanh nhiều năm sau đó.

Loại bài tập này có tác dụng làm tăng nhịp tim, giúp cơ tim hoạt động mạnh mẽ. Tập thể dục cho tim mạch cũng giúp thư giãn thành mạch máu, giảm huyết áp, đốt cháy chất béo trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu, giảm viêm, cải thiện tâm trạng và tăng HDL cholesterol tốt.

Một số bài tập bạn có thể thử: đi bộ, chạy bền, bơi lội, đạp xe, nhảy hoặc aerobic.

Những bài tập tim mạch 

Rèn luyện sức mạnh

Rèn luyện sức mạnh hay sức đề kháng thường được thực hiện với sức đề kháng chống lại lực từ cơ bắp tăng dần. Trọng lượng hoặc lực cản tối đa mà một người có thể nâng hoặc di chuyển để hoàn thành chuyển động được định nghĩa là một rep tối đa. Bạn nên thực hiện 8-10 bài tập được thực hiện vào hai hoặc nhiều ngày không liên tục mỗi tuần bằng cách sử dụng các nhóm cơ chính. 

Loại bài tập này nhằm thử thách cơ bắp bằng cách đẩy hoặc kéo để chống lại lực cản. Tăng cường cơ bắp không chỉ giúp bạn khỏe hơn mà còn kích thích sự phát triển của xương, mật độ xương, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện sự cân bằng và tư thế, đồng thời giảm căng thẳng và đau ở lưng dưới và khớp. 

Bạn có thể thử những bài tập với trọng lượng cơ thể, bao gồm: squat, lunge, tập với dây kháng lực.

Đặt mục tiêu 2 buổi mỗi tuần hoạt động rèn luyện sức mạnh ở cường độ trung bình tác động tới những nhóm cơ chính với 1-2 hiệp và 8-12 cái.

Lunge

Bài tập cân bằng

Rèn luyện sự thăng bằng bao gồm các bài tập tĩnh và động được thực hiện để cải thiện khả năng của mỗi cá nhân chịu đựng các thách thức từ chuyển động tư thế hoặc các kích thích gây mất ổn định do tự chuyển động, môi trường hoặc các vật thể khác. 

Loại bài tập này giúp bạn cảm thấy đôi chân vững chắc hơn, tăng cường cơ bắp và dây chằng. Nó đặc biệt quan trọng sau khi bạn trải qua các biến chứng của chấn thương sọ não. 

Đặt mục tiêu cho 2 buổi mỗi tuần rèn luyện sự thăng bằng, có thể kết hợp với rèn luyện sức mạnh. Bạn có thể thử các bài tập yoga và Thái Cực Quyền.

Bài tập cân bằng

Bài tập dẻo dai

Các bài tập về tính linh hoạt giúp tăng cường khả năng di chuyển của khớp trong toàn bộ phạm vi chuyển động của nó. Bài tập giãn cơ giúp duy trì sự linh hoạt. 

Loại bài tập này có tác dụng tăng chiều dài cơ bắp và cho phép khớp di chuyển trong phạm vi lớn hơn.  Khả năng linh hoạt được cải thiện giúp bạn dễ dàng thực hiện các tư thế như squat, uốn người hoặc vươn người. 

Bạn có thể thực hiện các bài tập giãn cơ, Thái Cực Quyền và yoga

Nguồn tham khảo

Exercise After Traumatic Brain Injury https://www.neuropt.org/docs/default-source/bi-sig/exercise_after_tbi.pdf?sfvrsn=2&sfvrsn=2 Ngày truy cập 10/11/2020

Physical Activity Guidelines for Traumatic Brain Injury https://www.physio-pedia.com/Physical_Activity_Guidelines_for_Traumatic_Brain_Injury Ngày truy cập 10/11/2020

Can exercise help with traumatic brain injury treatment? https://utswmed.org/medblog/tbi-exercise/ Ngày truy cập 10/11/2020


Chủ đề: