Chấn thương gân kheo: Hiểu rõ để điều trị đúng cách

Chấn thương gân kheo: Hiểu rõ để điều trị đúng cách

Nếu bạn chơi thể thao hoặc tập luyện đã lâu thì chắc không còn lạ lẫm với tình trạng chấn thương gân kheo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chưa hiểu rõ để điều trị đúng cách.

Chấn thương gân kheo như căng và rách là trường hợp phổ biến. Các kiểu chấn thương này thường xuất hiện trong các môn thể thao đòi hỏi phải chạy nhiều hoặc tăng tốc, giảm tốc mạnh mẽ. 

Các gân kheo bao gồm nhóm các cơ và gân kéo dài dọc theo mặt sau của chân từ gốc xương chậu đến xương ống chân. Bên cạnh chức năng cơ bản là cong đầu gối, gân kheo cũng góp phần vào sự chuyển động của chân dưới.

Vậy làm thế nào để điều trị chấn thương bộ phận này? Hãy cùng LEEP.APP đi tìm hiểu trong bài viết để có cách giải quyết tốt nhất nhé.

Căng gân kheo đề cập đến chấn thương trong đó cơ hoặc gân bị kéo căng hoặc rách. Trường hợp ít nghiêm trọng hơn thường được kéo gân kheo. Nghiêm trọng hơn thì có thể gọi là vỡ cơ gân kheo. 

Một số chấn thương gân kheo nhẹ và có thể cải thiện bằng việc nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau. Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật và phục hồi chức năng rộng rãi.

Triệu chứng khi gân kheo bị chấn thương

Chấn thương gân kheo cấp tính thường sẽ gây ra cơn đau đột ngột, rõ rệt ở phía sau đùi và có thể khiến bạn dừng bước giữa chừng. Trong một số trường hợp, bạn có thể nghe thấy tiếng “bốp” hoặc cảm thấy chân rời rạc. Chấn thương mãn tính có thể xảy ra nếu vết rách hoặc sự căng không được điều trị tồi tệ theo thời gian.

Sau khi chấn thương xảy ra, bạn thường không thể mở rộng được đầu gối quá 30° – 40° mà không bị đau. Chấn thương cấp tính hầu như sẽ đi kèm với co thắt, căng và đau, xảy ra ngay lập tức hoặc sau vài giờ. 

Trong trường hợp vỡ cơ, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy vết lõm mà gân kheo bị rách hoặc vết sưng và bầm tím sẽ xuất hiện theo sau.

Có vết bầm tím ở gân kheoCó vết bầm tím ở gân kheo

Nguyên nhân gây chấn thương gân kheo

Hầu hết các chấn thương gân kheo bị gây ra khi các cơ bị quá tải. Chúng bao gồm bắp xương đùi và cơ gấp đầu gối. Cơ quá tải xảy ra khi một cơ bị kéo giãn vượt quá giới hạn hoặc bị “thách thức” với tải trọng quá mức và đột ngột.

Phần lớn sự căng gân kheo xảy ra khi các gân này bị kéo dài và co lại cùng một lúc (điều này còn được gọi là co thắt lệch tâm). Ví dụ như  khi đang chạy nước rút, lúc này chân sau được duỗi thẳng trong khi bạn đẩy mình về phía trước đồng thời cong ngón chân. 

Các chấn thương khác xảy ra khi gân kheo bị căng quá mức nếu bạn đang nâng vật nặng với một lực đẩy đột ngột. 

Chẩn đoán mức độ chấn thương

Chấn thương gân kheo có thể được chẩn đoán bởi vị trí, cường độ cũng như giới hạn của vận động. Hầu hết xảy ra ở giữa đùi sau hoặc ngay dưới cơ mông gần dây chằng nối với xương.

Hầu hết các trường hợp không đòi hỏi xét nghiệm hình ảnh để xác nhận chẩn đoán. Tuy nhiên, chấn thương nặng có thể cần được đánh giá bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để hình dung các tổn thương mô mềm. 

Siêu âm có thể cung cấp một đánh giá định tính về chấn thương bằng cách xem các cơ và gân trong thời gian thực. X quang cũng hữu ích nhưng đôi khi có thể bỏ lỡ những vết rách nhỏ hơn. 

Dựa trên đánh giá, chấn thương gân kheo có thể được phân loại thành cấp 1, cấp 2 và cấp 3.

Cấp 1:

  • Cứng, đau nhức cơ và cơ bị bó chặt
  • Vết sưng ít chú ý hơn
  • Dáng đi và phạm vi chuyển động bình thường mặc dù khó chịu 
  • Có thể uốn cong đầu gối

Cấp 2:

  • Đau cơ, đau nhói và căng cứng 
  • Sưng hoặc bầm tím đáng chú ý 
  • Dáng đi bị ảnh hưởng 
  • Phạm vi chuyển động hạn chế

Cấp 3: 

  • Đau cả khi nghỉ ngơi, trở nên nghiêm trọng khi vận động
  • Đi lại khó khăn khi không có sự trợ giúp 
  • Sưng và bầm tím đáng chú ý 

Cách điều trị gân kheo bị chấn thương

Việc điều trị chấn thương gân kheo dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trường hợp nghiêm trọng nhất có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. 

Những trường hợp liên quan đến sự co thắt gân, trong đó gân đã rút hoàn toàn ra khỏi xương, đòi hỏi phải phẫu thuật và một quá trình phục hồi chức năng.

Cách điều trị chấn thương gân kheoCách điều trị chấn thương gân kheo

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Hầu hết các chấn thương gân kheo cấp tính có thể được điều trị tại nhà với công thức RICE, bao gồm:

  • Rest tức là nghỉ ngơi. Sử dụng nạng để tránh đặt bất kỳ trọng lượng nào lên chân
  • Ice: Sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau và viêm
  • Compression: Nén bằng băng nén để giảm sưng, ngăn việc chảy máu mô và tránh mở rộng thêm vết rách.
  • Elevation: Nâng cao chân lên tim để hướng máu chảy ra khỏi chân, do đó giảm đau và sưng.

Chấn thương nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu bạn nằm bất động bằng việc nẹp đầu gối để giữ chân bạn ở vị trí trung lập. Những cơn đau có thể được hạn chế bằng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen.

Khi chấn thương đã ổn định và cơn đau sưng đã thuyên giảm, bạn có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu, sử dụng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng để lấy lại phạm vi chuyển động. Đồng thời, bạn nên tăng cường các bài tập tăng khối lượng cơ và sức mạnh.

Điều trị chấn thương gân kheo với RICEĐiều trị chấn thương gân kheo với RICE

Phương pháp phẫu thuật

Nếu bị vỡ cơ gân kheo với cơn co thắt nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về phương pháp phẫu thuật.

Làm sao để tránh bị chấn thương gân kheo

Chấn thương gân kheo thường xảy ra trong các môn thể thao và điền kinh. Vì thế, các “bậc tiền bối” trong các bộ môn này đã có sẵn một số biện pháp tránh trước khi tham gia tập luyện. Bạn có thể tham khảo dưới đây nhé:

  • Luôn khởi động trước khi tập thể dục với kéo giãn cơ gân kheo lệch tâm
  • Tiếp cận squat và các bài tập khác cần sự tác động của cơ mông và cơ gấp hông một cách thận trọng, bắt đầu từ từ và tăng dần về chiều sâu
  • Kéo giãn sau khi luyện tập cũng giống như lúc chuẩn bị bắt đầu. Điều quan trọng cần nhớ là cơ bắp có xu hướng co rút lại  khi rèn luyện sức mạnh. Nếu tránh kéo giãn, các cơ này có thể cố định ở vị trí nửa uốn cong.
  • Thêm bài chạy retro (chạy lùi) vào bài tập giúp cơ mông và cơ gân kheo cân bằng trong khi tăng cường sức mạnh xung quanh đầu gối.
  • Để tránh quá sức, hãy tuân thủ quy tắc 10% để bạn có thể tăng cường độ, khoảng cách hoặc thời gian tập luyện không quá 10% mỗi tuần.

LEEP.APP hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về chấn thương gân kheo và xác định cho mình cách điều trị hiệu quả. Cách tốt nhất để tránh chấn thương khi tập luyện là củng cố kiến thức và có sự hướng dẫn của huấn luyện viên. 

Bạn có thể tham khảo kiến thức về sức khỏe và tập luyện trên kênh tin tức của LEEP.APP. Bên cạnh đó, nếu là người bận rộn đang tìm kiếm giải pháp tập luyện hoặc tìm huấn luận viên theo nhu cầu thì đừng vội mà bỏ qua trải nghiệm tuyệt vời cùng LEEP.APP nhé.

Nguồn tham khảo

Different Ways to Treat a Hamstring Pull or Tear https://www.verywellfit.com/hamstring-pull-tear-or-strain-3119339 Ngày truy cập: 25/3/2020