4 bước vệ sinh giày bóng đá vô cùng đơn giản mà hiệu quả

4 bước vệ sinh giày bóng đá vô cùng đơn giản mà hiệu quả

Đối với các cầu thủ bóng đá, đôi giày được ví như thứ vũ khí thiết yếu và quan trọng nhất. Vệ sinh giày bóng đá đúng cách sẽ giúp chúng luôn ở trong tình trạng tốt nhất, sẵn sàng ra sân cùng bạn và đánh bại các đối thủ.

Nếu không làm sạch giày bóng đá thường xuyên, bạn sẽ khiến tuổi thọ của chúng giảm đi đáng kể. Ngược lại khi nắm được 4 bước vệ sinh giày bóng đá đơn giản mà hiệu quả sau đây, bạn sẽ giúp đôi giày của mình được bảo vệ tốt hơn và bền bĩ với thời gian hơn.

Bước 1: Từ bỏ thói quen vệ sinh giày bóng đá bằng cách dội nước

Chúng ta sẽ không khó để bắt gặp các cầu thủ “rửa sạch” giày bóng đá bằng cách dội nước. Họ thường làm như vậy để vệ sinh thật nhanh một đôi giày sau các trận đấu.

Tuy nhiên đừng vì thế mà học theo bạn nhé. Đây là cách làm sạch giày bóng đá tệ nhất và phổ biến nhất ở các cầu thủ nghiệp dư. Nó sẽ khiến đôi giày của bạn giảm tuổi thọ và rất nhanh hư hỏng.

Tệ hơn nữa là việc ngâm nước đôi giày bóng đá để vệ sinh. Khi đó bạn sẽ khiến chất liệu làm nên đôi giày có nguy cơ bị biến dạng.

Điều này làm mất dần khả năng nâng đỡ bàn chân của bạn khi chơi bóng. Đôi giày của bạn vì thế sẽ xuống cấp nhanh hơn và có nguy cơ gây chấn thương cho bạn. Ngoài ra ngâm nước cũng khiến cho giày dễ bị ẩm mốc và có mùi hôi rất khó chịu.

Bước 2: Vệ sinh giày bóng đá bằng bàn chải, xà phòng một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng

Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh giày bóng đá

Trước khi bắt đầu làm sạch đôi giày, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ. Trước hết là 2 loại bàn chải: một có lông cứng để loại bỏ các phần đất bám ở bộ đế. Chiếc bàn chải thứ 2 có lông mềm hơn để bạn vệ sinh phần chất liệu da nhẹ nhàng.

Miếng xốp hay bọt biển được dùng để làm sạch nhiều bộ phận của giày

Miếng xốp hay bọt biển được dùng để làm sạch nhiều bộ phận của giày

Tiếp theo bạn cần có một vài chiếc khăn hay miếng bọt biển. Chúng sẽ giúp bạn loại bỏ các vết bẩn cũng như nhúng vào xà phòng và vệ sinh giày. Một chiếc thau hay khay nhỏ để chứa xà phòng cũng rất cần thiết. Và tất nhiên bạn cũng cần có xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng.

Áp dụng nguyên tắc nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, toàn diện

Các đôi giày bóng đá thường có thiết kế phức tạp với nhiều loại chất liệu. Vì thế chúng thường khá nhạy cảm với các phương pháp vệ sinh thông thường. Bạn sẽ làm hỏng chúng nhanh hơn nếu không áp dụng 3 nguyên tắc trên đây.

Trước hết, bạn cần làm sạch đôi giày ở từng bộ phận khác nhau. Với các phần chất liệu bền chắc như bộ đế ngoài và đinh giày, bạn có thể sử dụng bàn chải cứng để vệ sinh. Tuy nhiên với phần chất liệu da bên trên và vải bên trong, bạn cần dùng bàn chải mềm. Bùn, đất hay cỏ cần được loại bỏ hoàn toàn trong bước đầu tiên này.

Hãy dùng bàn chải cứng để loại bỏ đất bẩn ở phần đế dưới của giày

Hãy dùng bàn chải cứng để loại bỏ đất bẩn ở phần đế dưới của giày

Tiếp theo bạn hãy lấy một miếng vải hay bọt biển và thấm vào nước xà phòng. Tốt hơn bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh giày bóng đá chuyên nghiệp. Sau đó nhẹ nhàng và kỹ càng lau sạch toàn bộ đôi giày.

Hãy chú ý đến các cạnh bên, vị trí gắn đinh giày, phần mũi giày, lưỡi gà… Đây là các vị trí dễ bị bỏ qua khi bạn vệ sinh giày.

Bạn cũng cần tháo phần đế trong và dây giày ra để vệ sinh. Tốt nhất là bạn nên giặt kỹ cả 2 bộ phận này trong dung dịch xà phòng. Lưu ý nếu đế trong (phần lót giày) quá nhạy cảm thì bạn chỉ nên lau bằng khăn.

Bước 3: Làm khô giày và bảo quản đúng cách

Đây là những việc tiếp theo bạn cần làm sau khi đã loại bỏ các vết bẩn trên giày. Bạn nên sử dụng một chiếc khăn sạch và khô để lau sạch nước bám vào giày. Sau đó bạn hãy để chúng ở một nơi thoáng khí, khô ráo.

Bạn nên dùng khăn sạch lau đi phần nước bám lại sau khi vệ sinh giày

Bạn nên dùng khăn sạch lau đi phần nước bám lại sau khi vệ sinh giày

Nguyên tắc làm khô giày bóng đá là không được phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng không nên sử dụng máy sấy hoặc các phương pháp nhiệt để làm khô nhanh. Bởi chúng sẽ khiến phần da biến dạng, bong tróc hay nứt gẫy. Nếu muốn làm khô nhanh, bạn nên cho thêm giấy báo hoặc giấy vệ sinh vào trong giày và bọc bên ngoài đôi giày.

Bạn cũng không được bọc giày bóng đá trong bao ni-lon để tránh ẩm mốc và mùi hôi. Để giày không bị hôi, bạn có thể xịt vào giày các chất chống mùi. Tuy nhiên để tối ưu nhất, bạn nên làm như sau.

  • Đầu tiên hãy lót vào bên trong giày một lớp giấy để hút ẩm.
  • Sau đó hãy rắc phấn rơm, muối, bột baking soda hoặc các loại bột loại bỏ mùi hôi.
  • Để tất cả sau vài giờ bạn sẽ loại bỏ được mùi hôi trong giày rất hiệu quả.
  • Bạn cũng cần phải lấy phần bột và giấy ra sau đó nhé.

Bước 4: Chăm sóc phần da của đôi giày

Một số loại giày bóng đá cao cấp sẽ được trang bị da thật. Nó sẽ dễ bị khô và bong tróc hơn so với các loại da tổng hợp hoặc vật liệu khác. Vì vậy bạn cũng cần phải chú ý bảo quản loại giày này kỹ lưỡng hơn.

Là chất liệu tự nhiên nên da giày bóng đá cần có độ ẩm. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên như dầu, sáp ong, lô hội để bôi lên da giày. Nhớ thoa theo vòng tròn để chúng ngấm đều vào da giày và bảo vệ chúng tốt hơn.

Một đôi giày được vệ sinh tốt sẽ giúp bạn thi đấu ổn định và hiệu quả hơn

Một đôi giày được vệ sinh tốt sẽ giúp bạn thi đấu ổn định và hiệu quả hơn

Trên đây là 4 bước vệ sinh giày bóng đá mà các cầu thủ thường thực hiện. Bạn cũng nên áp dụng để bảo quản và giữ gìn đôi giày bóng đá của mình tốt hơn. Nhờ đó bạn sẽ ra sân với “vũ khí” tốt nhất của mình và sẵn sàng đánh bại các đối thủ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn bảo quản và vệ sinh những đôi giày đá bóng của mình. Nếu muốn tìm hiểu những thông tin khác về môn bóng đá hay các môn thể thao khác giúp tăng cường sức khỏe, bạn hãy truy cập ngay website www.leep.app hoặc tải LEEP.APP về máy nhé.

Nguồn tham khảo

How to Clean Your Football Boots in Just 3-Steps https://blog.decathlon.in/articles/how-to-clean-your-football-boots-in-just-3-steps Ngày truy cập: 27/08/2020


Chủ đề: , ,