Chất capsaicin trong ớt có thể hỗ trợ giảm cân?

Chất capsaicin trong ớt có thể hỗ trợ giảm cân?

Chất capsaicin là hợp chất trong ớt tạo nên vị cay, được cho là có chức năng hỗ trợ giảm cân. Những người đã sử dụng qua tuyên bố rằng tiêu thụ chiết xuất capsaicin có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất, làm giảm mô mỡ cũng như kiềm chế sự thèm ăn. 

Mặc dù cơ chế vận hành của hợp chất này vẫn chưa được khám phá đầy đủ, nhưng có thể hiểu rằng capsaicin khi hoạt động sẽ đồng thời kích thích một thụ thể trong cơ thể gọi là TRPV1 (một loại protein đặc biệt nằm trên bề mặt của các tế bào thần kinh lưỡi).

Trong khi các chuyên gia vẫn chưa xác nhận rằng capsaicin có khả năng như chất hỗ trợ giảm cân, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy hợp chất này có thể sẽ có ích. Theo báo cáo được công bố trên Appetite vào năm 2014, các nhà khoa học đã tăng phạm vi những thử nghiệm lâm sàng được công bố trước đây, để điều tra thêm về lợi ích tiềm năng của hợp chất capsaicin (được gọi là capsaicinoid) trong việc hấp thụ năng lượng. Trong bài đánh giá của họ, tác giả của báo cáo đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ tối tiểu 2mg capsaicinoid trước bữa ăn giúp làm giảm 74% năng lượng trong bữa ăn đó.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Appetite năm 2012 đánh giá sự gia tăng tiêu thụ năng lượng (khoảng 50 calorie mỗi ngày) dựa trên mức tiêu thụ capsaicinoid và kết luận rằng, sự gia tăng này sẽ dẫn đến giảm cân đáng kể trong 1 – 2 năm.

Dưới đây là một số phát hiện khác từ các nghiên cứu về tác dụng của capsaicin đối với giảm cân.

Sự thèm ăn

Sự thèm ăn

Cơ chế đằng sau hiệu ứng bão hòa có chủ đích của capsaicin được cho là giống như việc thay thực phẩm giàu carbohydrate cho những loại có hàm lượng chất béo cao – theo một nghiên cứu của Appetie năm 2014.

Một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ năm 2016 cho thấy lượng capsaicin hấp thụ thúc đẩy cảm giác no nhưng không ảnh hưởng đến mật độ của các hormone an toàn như glucagon peptide-1 (GLP-1) và peptide YY (PYY). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng cảm giác no do capsaicin gây ra liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như cảm giác nóng rát, đau dạ dày, buồn nôn và đầy hơi.

Sự trao đổi chất

Sự trao đổi chất

Dựa theo báo cáo được công bố trên tạp chí Tổng hợp những đánh giá quan trọng về Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng (Critical Reviews in Foood Science and Nutrition), tiêu thụ capsaicin và các hợp chất không cay trong quả ớt, hay còn gọi là capsinoids, làm tăng mức độ giải phóng năng lượng và oxy hóa chất béo.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét lại các nghiên cứu được công bố trước đây và phát hiện ra rằng, trong những nghiên cứu mà người tham gia có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) nằm trong phạm vi thừa cân hoặc béo phì, quá trình chi tiêu năng lượng và ôxy hóa chất béo diễn ra nhiều hơn ở nhóm ăn capsaicin hoặc capsinods.

Mỡ trong cơ thể

Mỡ trong cơ thể

Ngoài việc giảm năng lượng, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy lượng capsaicin có thể làm giảm số đo vòng eo hoặc hông. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Appetite năm 2017, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng capsaicin hấp thu ở mức 2mg mỗi ngày làm giảm số đo vòng eo-hông trong sáu tuần cho hiệu quả tốt nhất, hơn cả khi dùng với liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, các bộ phận khác trên cơ thể lại không bị ảnh hưởng đáng kể.

Phản ứng phụ

Phản ứng phụ

Mặc dù capsaicin thường được coi là an toàn khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải như một loại thực phẩm, nhưng chất bổ sung capsaicin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, đầy hơi, làm nghiêm trọng hóa vết loét và ợ nóng.

Uống nhiều capsaicin bổ sung còn có thể mang đến ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe. Ví dụ như có một số lo ngại rằng tiêu thụ lượng lớn capsaicin từ ớt làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong khi đó, hàm lượng capsaicin thấp dường như lại có chức năng bảo vệ và chống lại ung thư dạ dày. Cũng có một số lo ngại khác cho rằng, việc sử dụng các chất bổ sung capsaicin hoặc thuốc có chứa capsaicin gây ra co thắt mạch vành và làm tăng nguy cơ đau tim ở một số người.

Trong một số trường hợp, chất bổ sung capsaicin còn tương tác với các loại thuốc (bao gồm cả aspirin và thuốc làm loãng máu) cũng như các chất bổ sung khác. Chính vì vậy, trong vòng hai tuần trước và sau khi thực hiện phẫu thuật, các bệnh nhân được khuyến cáo không hấp thu capsaicin.

Điều quan trọng cần lưu ý chính là sự an toàn của các chất bổ sung đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em cũng như người đang gặp phải vấn đề y tế hoặc đang dùng thuốc kê đơn.

Lời kết

Mặc dù còn quá sớm để có thể khuyến khích sử dụng chất bổ sung capsaicin (hoặc một lượng ớt lớn) như một phương pháp hỗ trợ giảm cân, việc tăng lượng capsaicin bằng cách thêm ớt, ớt cayenna hoặc ớt bột với số lượng nhỏ trong quá trình chế biến thức ăn có thể mang lại những lợi ích đối với sức khỏe của bạn (một phần do tác dụng chống ôxy hóa của hợp chất). Cả hai hợp chất cay và không cay trong ớt đều có vai trò giúp giảm cân.

Nếu vẫn đang cân nhắc sử dụng chất bổ sung capsaicin, hãy đảm bảo tham khảo qua ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để xem nó có thật sự phù hợp với bạn không nhé!

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà LEEP.APP mang đến cho bạn.

Nguồn tham khảo

Can Capsaicin From Chili Peppers Promote Weight Loss? https://www.verywellfit.com/capsaicin-for-weight-loss-can-it-help-88840 Ngày truy cập: 1/11/2020


Chủ đề: