Ăn nhiều bơ sẽ có lợi hay gây hại cho cơ thể?

Ăn nhiều bơ sẽ có lợi hay gây hại cho cơ thể?

Dùng bơ khi nấu ăn có thể tăng độ béo và giúp món ăn dậy mùi thơm hấp dẫn. Tuy vậy, ăn nhiều bơ có thật sự tốt cho sức khỏe? Có lẽ bạn sẽ cần phải kiểm soát hàm lượng bơ mình dùng mỗi ngày bởi kể cả là bơ thực vật, chúng có thể đem đến tác động tích cực lẫn tiêu cực cho cơ thể.

Nhiều người thường không ăn bơ vì cho rằng chúng quá béo và không lành mạnh.  Ngược lại, một số cá nhân khác lại tin rằng, bơ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và còn tăng hương vị cho món ăn mỗi ngày, đặc biệt là các loại bơ hạt.

Vậy đâu mới là sự thật, ăn nhiều bơ sẽ có lợi hay không có lợi đối với sức khỏe? Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu ngay!

Giá trị dinh dưỡng của bơ

Bơ là một sản phẩm được làm từ sữa, phổ biến nhất là bơ làm từ sữa bò. Ngoài ra chúng cũng được làm từ sữa dê, sữa cừu… Nhiều người thường ưa chuộng các loại bơ thực vật, đặc biệt là bơ làm từ các loại hạt có lợi cho sức khỏe như hạnh nhân.

Một thìa canh bơ (14g) cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calorie: 102
  • Tổng chất béo: 11,5g
  • Vitamin A: 11% lượng khuyến nghị mỗi ngày
  • Vitamin E: 2% lượng khuyến nghị mỗi ngày
  • Vitamin B12: 1% lượng khuyến nghị mỗi ngày
  • Vitamin K: 1% lượng khuyến nghị mỗi ngày

Lợi ích sức khỏe khi ăn bơ

1. Cung cấp các vitamin thiết yếu

Khi bạn nấu ăn với bơ, bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều dưỡng chất bạn có thể thấy trong thành phần dinh dưỡng của chúng.

Không kể đến chất béo, bơ thật sự chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong bơ có nhiều vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo cần thiết đối với là da, cải thiện chức năng miễn dịch và thị lực tốt.

bơ là thực phẩm giàu vitamin A

Bơ là một trong những thực phẩm hàng đầu cung cấp vitamin A cho cơ thể

Bơ cũng chứa nhiều vitamin E hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các thiệt hại do gốc tự do gây ra.

Ngoài ra, bơ còn cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng như photpho, niacin, riboflavin và canxi. Lượng axít lauric của bơ có hiệu quả điều trị nhiễm trùng và bệnh nấm.

2. Hỗ trợ giảm mỡ trong cơ thể

Các loại bơ có chứa axít linoleic (CLA), loại chất béo thường có trong thịt và sữa. Loại chất béo này có thể giúp giảm các chứng viêm, đồng thời hỗ trợ giảm mỡ trong cơ thể một cách hiệu quả nếu bạn bổ sung một lượng nhỏ mỗi ngày.

Butyrate, một axít béo chuỗi ngắn có trong bơ có thể cải thiện độ nhạy insulin, giúp tăng cường sự trao đổi chất, giảm hình thành tế bào mỡ, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt hơn.

3. Giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư

Ngoài giảm mỡ, axít CLA còn có đặc tính chống ung thư. Cụ thể, CLA giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giảm tình trạng viêm, từ đó giúp giảm các yếu tố hoại tử khối ưu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy CLA có thể làm giảm sự phát triển của ung thư vú, ung thư dạ dày, ruột kết, đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan.

4. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Bơ là thực phẩm giàu butyrate. Loại axít béo này được tạo ra từ các lợi khuẩn có trong dạ dày, hoạt động như nguồn năng lượng cho tế bào ruột, giúp chống lại hại khuẩn. Butyrate có khả năng giảm viêm và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích – tình trạng đặc trưng với các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Butyrate thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách hỗ trợ hấp thụ chất lỏng và chất điện giải để duy trì cân bằng, giảm viêm ruột và còn có lợi trong việc điều trị bệnh Crohn.

ăn bơ tốt cho tiêu hóa

Ăn bơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh hơn

Tác hại tiềm ẩn nếu bạn ăn nhiều bơ

1. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa

Thực tế, khoảng 63% chất béo trong bơ là chất béo bão hòa, trong khi chất béo không bão hòa đơn và đa chỉ chiếm lần lượt 26% và 4% trên tổng lượng chất béo.

Chất béo bão hòa cũng có nhiều trong sữa và thịt, phần lớn là các loại thịt đỏ. Loại chất béo này được đánh giá là không lành mạnh vì nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tắc nghẽn động mạch và chỉ số cholesterol xấu LDL cao.

Mặt khác, dù không tốt cho sức khỏe, chất béo bão hòa lại cực kỳ phù hợp để chế biến thức ăn vì nó có điểm khói cao và khả năng chống oxy hóa, có thể dùng nấu các món ăn ở nhiệt độ cao, đồng thời giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại.

2. Nguy cơ tăng cân do dư thừa calorie

Bơ có hàm lượng calorie đáng kể, 102 calorie cho mỗi thìa 14g bơ. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều bơ mỗi ngày  mà không kết hợp với cá thực phẩm lành mạnh khác hay vận động nhiều hơn để tiêu thụ bớt calorie sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calorie.

Lượng calorie dư ra sẽ tích tụ và chuyển hóa thành mỡ thừa, làm bạn tăng cân nhanh hơn. Về lý thuyết, nếu bạn ăn một phần bơ mỗi ngày mà không có biện pháp xử lý calorie, bạn có thể tăng them 4,5kg mỗi năm, không kể đến các loại thực phẩm khác.

Vậy bạn nên ăn bao nhiêu bơ mỗi ngày?

Ăn nhiều bơ hay ít bơ nên dựa trên hàm lượng chất béo bão hòa để xác định. Theo công thức cơ bản, chỉ 10% lượng calorie bạn tiêu thụ mỗi ngày là từ chất béo bão hòa.

Ví dụ bạn cần 2000 calorie mỗi ngày, vậy bạn chỉ nên ăn một lượng bơ sao cho tổng chất béo bão hòa trong đó chỉ cung cấp tối đa 200 calorie. Trung bình, 1g chất béo bão hòa sẽ cung cấp 9 calorie, vậy bạn chỉ nên tiêu thụ tối đa là 22g chất béo bão hòa, tương đương với 3 thìa canh bơ.

Bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng kết hợp bơ với nhiều nhóm thực phẩm khác

Bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng kết hợp bơ với nhiều nhóm thực phẩm khác

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn duy trì mức chất béo bão hòa chiếm tối đa 5% lượng calorie mà thôi, do đó mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều nhất là 1 thìa canh bơ và kết hợp với các loại chất béo tốt để đảm bảo sức khỏe.

Ăn bơ có lợi cho cơ thể, nhưng ăn nhiều bơ sẽ gây hại. Bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, kết hợp nhiều thực phẩm lành mạnh, bao gồm cả protein, rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung đủ các loại dưỡng chất cần thiết. Lúc này, lượng bơ trong chế độ ăn sẽ không còn đáng kể và cũng không gây hại cho sức khỏe.

Như vậy, bơ vẫn sẽ tốt cho bạn nếu được tiêu thụ ở mức vừa phải. Hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và tránh ăn nhiều bơ để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo

What Happens To Your Body When You Eat Butter. https://www.eatthis.com/what-happens-body-eat-butter/. Ngày truy cập: 26/8/2020


Chủ đề: