WHO cảnh báo người trẻ đang là đối tượng vô tình lan truyền COVID-19
Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo mới về việc các ca nhiễm COVID-19 ở đối tượng trẻ, tức là lứa tuổi 20, 30 và 40 đang ngày một tăng lên. Lý do là bản thân họ không có hoặc có các triệu chứng nhẹ nên rất khó trong việc nhận biết và xét nghiệm.
Vào ngày 18/8/2020, ông Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, cũng đã đưa ra nhận định: “Với các ca ngầm không nhận biết được tình trạng bệnh, sẽ có nhiều trường hợp vô tình truyền bệnh cho người khác trong quá trình sinh hoạt. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém ví dụ như người mắc bệnh mãn tính, người cao tuổi… Đối với các khu vực có mật độ dân cư cao, việc này càng khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên phức tạp hơn”.
Thực trạng người trẻ nhiễm COVID-19 trên thế giới
Trong một phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với 6 triệu ca nhiễm được báo cáo chi tiết tính từ 24/2 đến 12/7/2020, tỷ lệ ca nhiễm ở trẻ em và thanh niên đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, số ca nhiễm trong nhóm tuổi từ 0 − 4 tăng từ 0,3% lên 2,2%. Ở nhóm từ 5 − 14 tuổi là 0,8% lên 4,6%, trong khi đó nhóm 15 −24 tuổi tăng 11,5% (từ 4,5% lên 15%).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bổ sung: “Dù từng khu vực có sự khác biệt, nhưng điểm chung là ngày càng nhiều người trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhiễm COVID-19”.
Có một vài nguyên nhân khiến người trẻ mắc COVID-19, bao gồm: các ca bệnh ngầm, cách sinh hoạt có phần bất cẩn của người trẻ và phương pháp xét nghiệm ngày càng nhanh và chính xác.
Thế nào là những ca bệnh nhẹ?
Một bộ phận không nhỏ những người mắc COVID-19 có các triệu chứng không đáng ngại và với tâm lý chủ quan, họ vẫn sinh hoạt và điều trị bằng các phương pháp thông thường.
Trong thời điểm dịch bệnh, khi bị sốt, bạn nên ý thức tự cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm trong cộng đồng
Trước cả khi có những triệu chứng rõ ràng và biết bản thân nhiễm SARS-CoV-2, bệnh nhân đã có thể truyền virus đến cho những người xung quanh. Hiện tượng này có thể xuất hiện trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày.
Ví dụ, đa phần các ca bệnh sẽ kèm theo triệu chứng sốt nhẹ và điều này thực tế rất nguy hiểm. Nếu nhiệt độ tăng nhẹ lên khoảng 37,5°C nhiều người sẽ nghĩ đây là một điều không đáng ngại và vẫn sinh hoạt bình thường. Sau một thời gian các triệu chứng trở nặng hơn buộc người bệnh phải đi xét nghiệm COVID-19.
Ngoài sốt, “hơi mệt mệt” cũng là một dấu hiệu rất dễ bị bỏ qua. Thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp người bệnh không sốt, ho, đau họng gì cả mà chỉ cảm thấy mệt vài ngày sau khi nhiễm bệnh. Dĩ nhiên là dấu hiệu đó không khiến bệnh nhân này bận tâm nên vẫn đi làm bình thường. Kết quả là vài ngày sau bệnh nhân sốt 38,3°C vào buổi sáng, đến tối đã lên 39,4°C, một con số báo hiệu sức khỏe gặp vấn đề nghiêm trọng nên cô mới đi khám và phát hiện mình mắc bệnh.
“Bỗng dưng thấy mệt” cũng là một dấu hiệu dễ bị bỏ qua
Có ca mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng không?
Với người có sức đề kháng tốt, họ có khả năng mắc COVID-19 nhưng không có bất cứ triệu chứng, nhưng họ vẫn có thể truyền virus SARS-CoV-2 cho người khác. Đó là do cơ chế miễn dịch của mỗi người khác nhau. Không như bệnh cảm cúm thông thường đã có miễn dịch cộng đồng, đây là một loại virus mới và với việc chưa có đủ thông tin cũng như chưa có phương pháp điều trị cụ thể khiến công tác xử lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Có ba trường hợp hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại với virus SARS-CoV-2:
- Hệ miễn dịch đủ mạnh để xử lý triệt để (gồm các ca có triệu chứng nhẹ sau đó tự khỏi và các ca tiếp xúc với virus nhưng không nhiễm bệnh)
- Hệ miễn dịch không đủ mạnh khiến cơ thể mắc bệnh (các ca bệnh thông thường)
- Hệ miễn dịch phản ứng quá đà gây ra những vấn đề về sức khỏe khác.
Hệ miễn dịch mỗi người sẽ có cách đối phó với virus khác nhau
Nói như vậy, không phải chúng ta đổ hết cho việc số lượng bệnh nhân tăng, đặc biệt là ở nhóm tuổi trẻ, cho các ca bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Nâng cao cảnh giác và giữ khoảng cách xã hội mới là điều chúng ta nên làm. Thêm vào đó, tập luyện mỗi ngày và chú ý dinh dưỡng để tăng sức đề kháng là một việc không bao giờ thừa trong thời điểm dịch bệnh hiện tại.
Bạn hãy truy cập vào www.leep.app hoặc tải ứng dụng LEEP.APP để có thể cập nhật các thông tin về dinh dưỡng, thể hình cũng như tìm cho mình một huấn luyện viên công nghệ và bắt đầu tập luyện giúp tăng cường sức khỏe. Nếu ngại tập trực tiếp với huấn luyện viên, LEEP.APP có giải pháp khác cho bạn là tập luyện online. Chỉ cần có chiếc điện thoại hay laptop và đường truyền internet ổn định, việc chăm sóc sức khỏe hãy để cho các chuyên gia thể hình của LEEP.APP giúp bạn!
Nguồn tham khảo
What it’s like to have a ‘mild’ case of COVID-19 https://www.healthline.com/health-news/what-its-like-to-survive-covid-19 Ngày truy cập: 19/08/2020
Young people driving coronavirus spread, WHO warns https://www.aljazeera.com/news/2020/8/18/young-people-driving-coronavirus-spread-who-warns Ngày truy cập: 19/08/2020