Thiền giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?

Thiền giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?

Thiền không chữa được rối loạn lưỡng cực nhưng tập thiền có thể giúp bạn ổn định tâm trạng, từ đó các triệu chứng cũng dần thuyên giảm.

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần rất thường gặp. Bệnh đặc trưng bởi 2 trạng thái cảm xúc trái ngược nhau là trầm cảm và hưng cảm. Sẽ có lúc người bệnh cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, mất hết niềm vui trong hầu hết các hoạt động nhưng sẽ có lúc tâm trạng thay đổi theo chiều ngược lại, người bệnh cực kỳ phấn khích và tràn đầy năng lượng.

Sự thay đổi tâm trạng liên tục từ mức thấp đến mức cao của cảm xúc có thể đem đến nhiều khó khăn trong cuộc sống cho người bệnh, thậm chí họ rất khó đạt được thành công trong học tập hay công việc. Không những vậy, tình trạng này cũng khiến cho các mối quan hệ cá nhân trở nên căng thẳng.

Hầu hết các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực đang được áp dụng hiện nay đều nhằm mục đích giúp người bệnh kiểm soát tâm trạng bằng cách giữ cho nó cân bằng và giảm thiểu tần suất thay đổi tâm trạng. Thiền là một trong những hình thức rèn luyện sức khỏe  có thể giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh này. Thiền giúp ích cho người bị rối loạn lưỡng cực như thế nào? Bạn hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp nhé.

Thiền là gì?

Nhắc đến thiền, hầu như ai cũng nghĩ đây là một phương pháp tu hành trong đạo Phật. Thế nhưng, thực tế, phương pháp này đã có mặt trước khi Phật Thích Ca ra đời và được cho là bắt nguồn từ nền triết học Ấn độ.

Có rất nhiều định nghĩa về thiền nhưng về bản chất, thiền là phương pháp rèn luyện để tinh thần tập trung chuyên chú vào 1 đối tượng hay tư duy 1 sự kiện, 1 vấn đề nào đó. Từ đó, những xáo động trong tâm trí sẽ lắng dịu lại, bạn sẽ hiểu hơn về nội tâm của mình và tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

Thiền có thể giúp tâm trí thư giãn để đối phó với những căng thẳng và cho bạn một cái nhìn sáng suốt hơn về cuộc sống. Có rất nhiều cách thực hành thiền định nhưng chủ yếu tập trung vào:

  • Tư thế
  • Kiểm soát hơi thở
  • Sự chú ý
  • Thư giãn

Thiền giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?

Thiền không chữa được chứng rối loạn lưỡng cực nhưng việc tập thiền trong quá trình điều trị có thể giúp bạn ổn định tâm trạng. Căng thẳng là điều mà người bị rối loạn lưỡng cực hay mắc phải. Thiền có thể làm giảm căng thẳng và điều này có thể giúp kiểm soát tâm trạng.

Thiền chánh niệm là cách thực hành thiền cực kỳ hữu ích đối với người bị rối loạn lưỡng cực. Đây là phương pháp thiền đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Loại hình thiền này đòi hỏi bạn phải nhận thức được những gì mình đang nghĩ, không phán xét hay chỉ trích. Điều này sẽ bạn nhận thức rõ hơn về những cảm xúc tiêu cực, từ đó bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi những suy nghĩ này.

Thiền giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực

Thiền chánh niệm là cách thực hành thiền cực kỳ hữu ích đối với người bị rối loạn lưỡng cực.

Hiện thiền chánh niệm đang được kết hợp vào các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực và phương pháp này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nghiên cứu năm 2017 cho thấy sau 2 năm tập thiền chánh niệm kết hợp với việc tuân thủ các phương pháp điều trị, những người bị rối loạn lưỡng cực chia sẻ rằng họ cảm thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện rất và tần suất tái phát trầm cảm cũng giảm xuống.

Nhìn chung, dù thiền không thể mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng nó có thể giúp bạn theo thời gian. Một nghiên cứu cho thấy thuốc có thể giúp những người bị rối loạn lưỡng cực trong thời gian ngắn và thiền sẽ là giải pháp hữu ích giúp cân bằng tâm trạng trong thời gian dài.

Thực hành thiền định như thế nào?

Thiền có thể tăng cường kết nối giữa cơ thể và tâm trí. Đây là hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản, dễ tập, có thể tập ở các câu lạc bộ hoặc tập ngay tại nhà với các giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp. Thiền cũng có nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp với cả người mới bắt đầu và người đã tập trong thời gian dài.

Cách thiền đơn giản nhất là bạn ngồi yên lặng và tập trung vào nhịp điệu tự nhiên của hơi thở khi bạn hít vào từ từ và sau đó thở ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử những phương pháp sau:

  • Tập trung nghĩ về một khoảnh khắc thú vị, sau đó cố gắng khơi gợi lại trong tâm trí
  • Lặp lại một câu niệm chú nhẹ nhàng, chẳng hạn như “om”
  • Từ từ tập trung vào các bộ phận khác nhau của cơ thể để có những cảm giác khác nhau, chẳng hạn như nóng, căng tức hoặc đau nhức
  • Đi bộ và tập trung vào cảm giác đi bộ

Thực hành thiền định như thế nào?

Cách thiền đơn giản nhất là bạn ngồi yên lặng và tập trung vào nhịp điệu tự nhiên của hơi thở

Nếu bạn không thể tự tập, bạn có thể lựa chọn loại hình thiền có hướng dẫn. Bạn có thể thực hành cách thiền định này trong lớp học hoặc tập với giáo viên dạy của LEEP.APP. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thiền tại nhà theo các video hướng dẫn thiền trên website hoặc ứng dụng của LEEP.APP.

Thiền không thể thay thế các liệu pháp điều trị chứng rối loạn lưỡng cực, vì vậy hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các phương pháp điều trị khác mà bạn có thể cần, chẳng hạn như thuốc hoặc liệu pháp tâm lý và tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp tập thiền để thư giãn, giảm căng thẳng, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và kiểm soát tâm trạng tốt hơn.

Nguồn tham khảo

How Meditation Can Help You Manage Bipolar Disorder https://www.healthline.com/health/bipolar-disorder/meditation Ngày truy cập: 24/9/2020


Chủ đề: