3 sai lầm cần tránh khi tập với máy leo cầu thang 

3 sai lầm cần tránh khi tập với máy leo cầu thang 

Kỹ thuật và tư thế là những yếu tố cần được đảm bảo khi tập với máy leo cầu thang. Hãy cùng LEEP.APP điểm qua các chi tiết sau đây để việc tập luyện của bạn được cải thiện!

Máy leo cầu thang đang dần được phổ biến và ưa chuộng ở các phòng tập do tính đa dụng và dễ làm quen. Tập với máy leo cầu thang tuy dễ nhưng cũng cần lưu ý đến một vài chi tiết nhỏ để bạn nâng chất lượng tập luyện!

Lợi ích của máy leo cầu thang

Máy leo cầu thang là chiếc máy nhằm mục đích mô phỏng lại một động tác thường ngày để người tập ngoài cải thiện vóc dáng, còn có thể đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động thường nhật. Các lợi ích của máy leo cầu thang có thể kể đến như tăng sức mạnh thân dưới, săn chắc cơ mông và đem lại hiệu quả đốt mỡ, giảm cân. Không những thế, tập với máy leo cầu thang còn tăng khả năng hấp thụ oxy của cơ thể, giúp cho máu luôn tràn đầy oxy để cung cấp cho các cơ suốt thời gian vận động.

tập với máy leo cầu thang

Máy mô phỏng động tác thường ngày trong sinh hoạt

Chính nhờ tính thân thiện với người tập, mà máy leo cầu thang đang ghi điểm trong giới thể hình và được chọn ngày càng nhiều để thay thế cho những bài cardio truyền thống.

>>> Xem thêm: Máy leo cầu thang hay máy chạy bộ dốc mới là máy tập an toàn hơn?

Các lỗi kỹ thuật cơ bản mà người tập thường mắc phải với máy leo cầu thang

Nắm tay vịn

Dù mục đích của việc làm này là nhằm đảm bảo an toàn nhưng sẽ làm giảm hiệu quả của bài tập. Cụ thể, nắm tay vịn sẽ làm giảm áp lực lên cơ bắp một cách rõ rệt, đặc biệt là phần mông, đùi và đùi trong.

Không những thế, với việc nắm thanh xà như vậy, một phần lực sẽ được dồn vào cánh tay và vai. Điều này vừa không tốt cho khớp vai, vừa giảm hiệu quả tăng khả năng thăng bằng do cơ bụng không được huy động triệt để.

Mục đích của máy leo cầu thang là mô phỏng lại động tác trong sinh hoạt hàng ngày, qua đó vừa đem lại hiệu quả như các bài cardio, vừa tăng cường sức mạnh hai chi dưới của người tập. Để làm được điều đó, cơ chân, cơ bụng và thân trên phải phối hợp nhịp nhàng.

nắm tay vịn

Nắm tay vịn là điều không nên làm khi tập

Một phương pháp để bạn có thể vừa đảm bảo hiệu quả tập và an toàn đó là đặt ngón tay lên tay vịn thay vì nắm cả bàn tay như trước. Bạn cũng có thể đặt hờ một tay lên tay vịn nhưng nhớ đổi bên sau một khoảng thời gian để tránh tập lệch.

Chúi người về phía trước

Đứng không thẳng lưng, nhoài người về trước để nhìn các bậc thang cũng là một thói quen không tốt mà nhiều người tập hay mắc phải. Lý do là vì động tác này hạn chế một phần chức năng phổi, gây ra hiện tượng hụt hơi trong lúc tập.

Không dừng lại ở đó, tư thế còng lưng còn khiến cơ mông không được siết vào. Đây không chỉ là một cách “ăn gian” độ khó của bài tập mà còn khiến hiệu quả lên cơ mông giảm rõ rệt.

Bước nhanh trên cầu thang

Nhiều người cho rằng leo cầu thang càng nhanh thì hiệu quả tập luyện càng cao. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Về mặt tăng nhịp tim và đốt mỡ thì cách tập này hoàn toàn có lợi. Tuy nhiên, xét đến khía cạnh cơ bắp thì lại có ít tác dụng hơn so với các bước dài. Lý do là vì khi bước nhanh, các nhóm cơ lớn như cơ đùi, cơ mông không được giãn ra và gần như không phải chịu bất kỳ áp lực nào cả.

Cá biệt hơn, nhiều người còn chỉnh độ cao các bậc thang chỉ vỏn vẹn 2,5cm. Điều này làm mất ý nghĩa của máy leo cầu thang và gần như tập trên máy chạy bộ bình thường.

tốc độ leo cầu thang

Nhịp độ vừa phải là mấu chốt để đảm bảo hiệu quả tập

Các bước đi nhanh và ngắn chỉ phù hợp trong trường hợp bạn cần nghỉ ngơi và để các nhóm cơ lớn thả lỏng. Để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của máy leo cầu thang, bạn cần bước chậm, chỉnh bậc thang từ 15cm trở lên và đặt toàn bộ bàn chân lên bục để nâng cơ thể lên thay vì nhoài người về trước. Các sai lầm về mặt kỹ thuật khi tập với máy leo cầu thang có thể khiến cho các lợi ích của chiếc máy giảm sút rõ rệt. Các lợi ích bao gồm tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm cân, săn chắc thân dưới và cải thiện tim mạch chỉ thật sự được khai thác tối đa khi thực hiện động tác với tư thế chuẩn, bài bản.

Khi tập với máy, tốc độ cũng không còn là vấn đề cần lưu tâm. Điều quan trọng là bạn bước chậm nhưng cảm giác được áp lực lên phần thân dưới và cảm nhận rõ các nhóm cơ này đang hoạt động theo từng bước chân.

Nguồn tham khảo

3 common stair climber mistakes to avoid https://aaptiv.com/magazine/stair-climber-mistakes Ngày truy cập: 14/11/2020

4 stair climber benefits beyond a sculpted backside https://aaptiv.com/magazine/stair-climber-benefits Ngày truy cập: 14/11/2020