Học võ Vovinam tại nhà với 5 bộ tấn quan trọng nhất

Học võ Vovinam tại nhà với 5 bộ tấn quan trọng nhất

Vovinam đã ngày càng trở nên phổ biến và được phổ biến rộng rãi. Cùng LEEP.APP khám phá thông tin cơ bản khi tự học võ Vovinam tại nhà.

Học võ hiện nay không chỉ đơn thuần là để tự vệ hay thi đấu. Môn thể thao này đã trở thành hoạt động thể chất được nhiều người lựa chọn. Vovinam là một trong những trường phái võ thuật thuần Việt. Bạn hoàn toàn có thể tự học võ Vovinam tại nhà cùng 5 bộ tấn cơ bản. 

5 bộ tấn của Vovinam quan trọng nhất

5 bộ tấn quan trọng nhất của Vovinam

5 bộ tấn quan trọng nhất của Vovinam

Tấn là phương pháp quan trọng để giữ vững trọng tâm và cân bằng cho cơ thể trong võ thuật. Tấn pháp trong võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng đều dùng chân để làm trụ chính.

Các thế “Ngũ trực” là nguyên tắc cơ bản và bắt buộc trong tấn pháp của Vovinam Việt Võ Đạo. Nguyên tắc này được triệt để áp dụng với toàn thể môn sinh trong quá trình luyện tập, đặc biệt là học võ Vovinam tại nhà.

Bộ binh tấn

Bộ binh tấn bao gồm các tư thế:

  • Lập tấn cao: ở tư thế này võ sinh đứng như thế nghiêm lễ với hai tay thành quyền ngửa và được đặt sát bên hông.
  • Lập tấn thấp: tư thế tấn được thực hiện như Lập Tấn cao nhưng cơ thể chùn thấp xuống.
  • Thượng bình tấn: ở thế thượng bình khi tấn hai chân đứng rộng bằng vai, người hơi chùn và hai bàn chân song song.
  • Trung bình tấn: hai chân rộng hơn vai, bằng 3 đến 4 bàn chân, hạ người xuống sao cho đùi song song với mặt đất và cẳng chân tạo với mặt đất một góc vuông.
  • Hạ bình tấn: tương tự trung bình tấn, nhưng tiếp tục hạ người và chùn chân gần đất, khoảng cách hai chân từ 4 đến 5 bàn chân (Hổ tấn).

Bộ đinh tấn

Bộ đinh tấn được thể hiện theo hình thức trước ngang sau thẳng giống chữ Hán J (đinh). Bộ Đinh Tấn gồm:

  • Đinh tấn dọc: tấn trước và sau với chân trụ là chân trước. Chân trụ là chân chịu 80% sức nặng, đặt nằm ngang. Chân còn lại thẳng, bàn chân hơi chéo về phía trước.
  • Đinh tấn ngang: chân trụ nằm ngang và hướng sang bên phải hoặc trái. Chân còn lại thẳng.
  • Đinh tấn chéo (tam giác tấn): Chân trụ thẳng, bàn chân chéo bên phải hoặc trái.

Bộ chảo mã tấn

Với bộ tấn của Vovinam này sẽ bao gồm các bước:

  • Chảo mã tấn: hầu như 90% trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên chân trụ ở phía sau, chân còn lại chỉ đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau với mũ bàn chân thẳng hoặc có thể hơi cong.
  • Cung tiền tấn cao: sức nặng được chia đều cho cả hai chân với chân sau ngang chân trước. Chân thẳng và mũi bàn chân cũng thẳng về trước.
  • Cung tiền tấn thấp: tương tự như cung tiền tấn cao, ở tư thế này chân sau chịu 70% sức nặng và đùi song song với với mặt đất.Chân trước hơi cong đầu gối và khoảng cách giữa hai chân khoảng 70cm.
  • Quỵ tấn cao: quỳ hai chân và mông không chạm gót.
  • Quỵ tấn thấp: quỳ hai chân với phần mông mông đặt trên chân.

Độc cước tấn

Bộc cước tấn gồm một chuỗi các thế tấn.

  • Nhất trụ kình thiên: một chân trụ, chân còn lại co ép sát chân trụ. Đùi thẳng, mũi chân hướng xuống đất hơi chéo và sát người phía dưới hạ bộ.
  • Độc cước công: chân co được sử dụng để thực hiện các động tác đá, đạp, lên gối

Hồi tấn

  • Hồi tấn: bộ tấn của Vovinam này được thực hiện với hai chân chéo nhau. Một chân làm trụ, trở về hướng nào thì bước lên hướng đó và ngang bàn chân trước chân trụ. Bàn chân đặt cạnh phía ngón cái quay về hướng tấn công. Nếu quay về phía sau thì đặt chân sau chân trụ, mũi chân gần gót hoặc thẳng góc với bàn chân trụ.
  • Hồi tấn thấp: chân này chéo qua chân kia và đặt sát gần mặt đất, cuộn tròn giống tư thế con rắn.
  • Bát cước tấn: hai bàn chân đặt chéo nhau tạo thành hình chữ bát.

Mẹo tự học võ Vovinam tại nhà hiệu quả

Học võ Vovinam tại nhà đơn giản và hiệu quả hơn

Học võ Vovinam tại nhà đơn giản và hiệu quả hơn

Tự học Vovinam là điều hoàn toàn có thể. Để giúp việc luyện tập các bộ tấn hiệu quả hơn bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây.

  • Sử dụng phấn hoặc lót gạch để đánh dấu các mốc chính hay khoảng cách giữa các chân để việc thực hiện bị tấn dễ dàng và đúng kỹ thuật.
  • Tưởng tượng và thực hiện việc luyện bình tấn phối hợp với độc cước tấn theo bốn cạnh của hình vuông.
  • Đinh tấn phối hợp cùng Trảo mã tấn được thực hiện theo ba cạnh của một tam giác đều
  • Để đạt được hiệu quả nên luyện Hồi tấn theo chiều ngang và chiều dọc.
  • Khi luyện Độc cước tấn cần lưu ý việc giữ thăng bằng thật tốt.

Ý nghĩa 5 bộ tấn của Vovinam

Mỗi bộ tấn của Vovinam đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nó giúp củng cố nền tảng cũng như hỗ trợ người học rất nhiều trong quá trình luyện tập môn võ này.

  • Bình tấn: Bộ tấn này nhấn mạnh đến sự vững chắc và trầm ổn. Nó thích hợp cho thế thủ, móc, gạt, đấm thẳng hay các thế vật chỏ.
  • Đinh tấn: Đây là bộ tấn được xem là vũ bão ở thế công. Nó giúp võ sinh chuyển nhanh và chắc chắn hơn, đồng thời né được các đòn tấn công theo chiều dọc. Bộ tấn này thích hợp để sử dụng cho các động tác đấm móc, lao, đấm bật và các lối chém, gạt.
  • Trảo mã tấn: Ý nghĩa của bộ tấn này là sự linh động, thoắt công, thoắt thủ. Bộ tấn thích hợp để chuyển thế cho cả tay và chân.
  • Độc cước tấn: Đây là thế bộ tấn được sử dụng trong thế công bằng chân. Nó thích hợp để chuyển tấn và tránh né.
  • Hồi tấn: Cũng chú trọng đến sự linh hoạt nhưng được dùng để chuyển hướng tấn công hoặc xoay tránh cả trên cao lẫn dưới thấp.

Luyện tập Vovinam mỗi ngày giúp cải thiện sức khoẻ

Luyện tập Vovinam mỗi ngày giúp cải thiện sức khoẻ

Trên đây là 5 bộ tấn mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua khi tự học võ Vovinam tại nhà. Ngoài Vovinam, còn có nhiều bộ môn võ thuật thú vị khác như boxing, kickboxing, Muay Thái, MMA… Hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại và đặt lịch tập cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể hướng dẫn bạn tập luyện các bộ môn này chỉ với 1 “chạm”. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các lớp học tại các câu lạc bộ võ thuật nằm trong mạng lưới liên kết với LEEP.APP.