Bóng chuyền hơi môn thể thao dành cho mọi người

Bóng chuyền hơi môn thể thao dành cho mọi người

Bóng chuyền hơi là môn thể thao được mọi người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Hãy cùng LEEP. APP tìm hiểu chi tiết hơn về bộ môn này.

Bóng chuyền hơi là một môn thể thao mới phát triển ở nước ta và đang ngày càng trở nên phổ biến những năm gần đây. Tuy được nhiều người biết đến và yêu thích nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bộ môn này. Dưới đây LEEP.APP sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất về môn bóng chuyền mới này.

Bóng chuyền hơi là gì?

Bộ môn thể thao biến thể từ bóng chuyền 

Bộ môn thể thao biến thể từ bóng chuyền 

Bóng chuyền hơi là gì? Đây là môn thể thao được cải tiến từ môn bóng chuyền truyền thống. Tuy nhiên, nó có một số thay đổi và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng trong đó có cả phụ nữ và người già. Bóng chuyền hơi được nhận xét là dễ chơi và có luật bóng chuyền không quá phức tạp như bóng chuyền da. Các công cụ cần thiết cho việc tham gia vào các trận đấu bóng chuyền vẫn gồm bóng, lưới và cột lưới như trong môn bóng chuyền. Cụ thể vẫn sẽ có những thay đổi chi tiết.

Bộ môn bóng chuyền hơi phù hợp với hầu hết mọi đối tượng bởi nó không đòi hỏi nhiều về thể lực, sức mạnh hay tốc độ. Môn thể thao này cũng không yêu cầu quá cao về các động tác kỹ thuật khó. Các động tác trong môn bóng chuyền hơi khá nhẹ nhàng và chú trọng nhiều hơn đến sự uyển chuyển, linh hoạt hơn. Vì vậy, thay vì được xem là môn thể thao để thi đấu, bóng chuyền hơi chủ yếu là môn thể thao dùng để giải trí, giao lưu.

Các quy định trong bóng chuyền hơi

Dù chỉ mang tính chất giải trí, giao lưu nhiều hơn nhưng bộ môn này cũng có những quy định cụ thể. Giống như bóng chuyền da, sân, lưới, bóng hay các đội chơi cùng được quy định cụ thể trong luật bóng chuyền hơi.

Sân bóng chuyền hơi

Kích thước sân bóng chuyền hơi không rộng như sân bóng chuyền truyền thống và được quy định cụ thể:

  • Sân hình chữ nhật và có kích thước chiều dài, chiều rộng tương ứng là 12m và 6m. Khu quanh sân cách cũng như khoảng không trên sân đấu đo từ mặt sàn ít nhất 5m không có vật cản.
  • Mặt sân bằng phẳng, không gồ ghề, trơn ướt hay có các vật cản có thể gây chấn thương.
  • Các vạch giới hạn 5cm, thường có màu khác với các màu sân. Độ rộng của biên dọc và biên ngang vẫn được tính là thuộc phạm vi trong sân.

Sân bóng thực tế rất linh hoạt theo từng địa điểm nhằm phục vụ nhu cầu giải trí. Tuy nhiên nếu nó được sử dụng như một bộ môn thi đấu giao lưu thì cũng cần có kích thước chuẩn để có kết quả thi đấu chuyên nghiệp hơn.

Lưới và cột lưới bóng chuyền hơi

Chiều cao của lưới có thể tùy chỉnh

Chiều cao của lưới có thể tùy chỉnh

Lưới và cột lưới được quy định cụ thể như sau:

  • Chiều cao lưới bóng chuyền hơi có kích thước 7m x 1m (dài x rộng), mắt lưới 10 x 10cm. Viền mép rộng 5cm được luồn dây cáp mềm bên trong để kéo căng lưới và cố định với hai cột lưới.
  • Chiều cao của lưới linh hoạt thay đổi theo từng đối tượng. Thông thường sẽ là  nam 2m20 và  nữ 2m . Tuy nhiên, nếu đối tượng là người cao tuổi thì có thể sử dụng lưới 2m với nam và 1m80 với nữ.
  • Hai cột lưới tròn và nhẵn có chiều cao 2m25 và có thể điều chỉnh linh hoạt. Cột lưới được đặt song song với đường giữa sân và cách biên dọc 0,5m.

Quả bóng chuyền hơi

Trong môn bóng chuyền hơi, bóng được sử dụng không phải là bóng da như truyền thống. Thay vào đó, bóng được sử dụng là bóng cao su bơm hơi. Quả bóng có chu vi quy định là từ 80 – 83cm với khối lượng khoảng từ 100 – 120gr. Độ căng tiêu chuẩn của bóng là độ nảy tính từ sân lên đáy quả bóng là 1m.

Đội thi đấu

Nếu bộ môn này được sử dụng để thi đấu thì quy định cụ thể về đội chơi gồm:

  • Số lượng thành viên tối đa là 10, 1 huấn luyện viên có thể là vận động viên và 1 lãnh đạo đội.
  • Khi thi đấu sẽ có 5 vận động viên của mỗi đội được vào sân, số còn lại là vận động viên dự bị.
  • Đội trưởng mỗi đội cần đeo băng đội trưởng để phân biệt trên sân. Nếu thay người là đội trưởng thì cần chỉ định vận động viên khác đang trên sân làm đội trường.

5 kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền hơi

Với bất cứ môn thể thao nào, dù là thi đấu hay giải trí thì kỹ thuật chơi là điều cơ bản không thể thiếu. Kỹ thuật đánh bóng chuyền hơi cơ bản gồm:

Kỹ thuật phát bóng

Kỹ thuật đầu tiên mà người chơi cần học trong cách đánh bóng chuyền hơi

Kỹ thuật đầu tiên mà người chơi cần học trong cách đánh bóng chuyền hơi

Kỹ thuật phát bóng không chiếm tỷ lệ cao trong trận đấu. Tuy nhiên, đây lại là kỹ thuật quyết định đến việc ăn điểm của đội. Phát bóng hiệu quả có thể giúp đội chơi ăn điểm ngay lập tức. 4 kỹ thuật phát bóng cơ bản gồm:

  • Phát bóng xoáy: Là kỹ thuật phát bóng khiến bóng xoay quanh trục của nó trong thời gian bay. Kỹ thuật này đòi hỏi cao về mặt thể lực cũng như kỹ năng.
  • Phát bóng thấp tay trước mặt: Khi dùng kỹ thuật này, người chơi sẽ đứng hai chân rộng bằng vai, chân thuận tiến lên phía trước nửa bước. Người hơi ngả về phía trước, tay cầm bóng ở vị trí ngang thắt lưng. Sau đó tung bóng, tay còn lại đưa ra sau lấy đà và dùng cùi tay đánh vào bóng khi nó ở tầm cao ngang thắt lưng.
  • Phát bóng cao tay chính diện: Tư thế giống với phát bóng thấp tay chính diện. Sau đó, người chơi tung bóng đến độ cao phù hợp, tay đánh bóng duỗi thẳng và chuyển động về trước để đánh bóng. Điểm tiếp xúc bóng là ở phần dưới của bàn tay, các ngón tay bao lấy bóng..
  • Phát bóng cao tay nghiêng mình: Đây là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong thi đấu. Ban đầu, người phát bóng đứng vai hướng lưới, thả lỏng. Trong khi tung bóng, tay đánh bóng chuyển động vòng ra sau và trọng tâm thân chuyển sang bên tay đánh bóng. Khi tung đến độ cao nhất định, vươn thẳng người, đưa tay theo hướng dưới lên cao và đánh bóng bằng phần dưới của bàn tay.

Kỹ thuật đập bóng

Đây là kỹ thuật khó nhưng vô cùng quan trọng trong môn bóng chuyền. Kỹ thuật này cần có sự tập luyện thường xuyên và kết hợp ăn ý giữa đồng đội. Thông thường để thực hiện kỹ thuật hiệu quả nhất thì trong đội cần chia thành từng cặp một. Mỗi cặp sẽ bao gồm một chuyền, một đập. Yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của kỹ thuật này chính là động tác lấy đà và đập bóng của người đập. Có hai cách đập bóng chuyền hơi:

  • Khi bóng nâng xa lưới: Với kỹ thuật này, điểm giậm nhảy sẽ ở sâu trong tầm bóng. Vận động viên cần để người gần bóng, thân người ngả ra sau nhiều hơn, sau đó bật mạnh về phía trước để tăng sức đập. Kỹ thuật này đòi hỏi cần gập bụng trước, sai đó sẽ gập tay để đập bóng. Khi gập bụng phải lưu ý chỉ sử dụng cơ bụng để gập người. Cánh tay khi hạ xuống cần dừng lại một chút. Điều này không những tăng lực đạp mà còn giúp bóng không va vào lưới.
  • Khi bóng nâng gần lưới: Lúc này góc đường lấy đà sẽ phải thu hẹp,lực đập bóng sẽ phụ thuộc vào phần cánh tay và cổ tay thay vì gập bụng. Nếu nâng bóng gần lưới mà vận động viện gập bụng sẽ khiến bóng chạm lưới.

Đây là một kỹ thuật tương đối khó không chỉ với những người mới chơi bóng chuyền hơi. Để đạt được hiệu quả, vận động viên cần có sự tập luyện chăm chỉ và phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với đồng đội.

Kỹ thuật phòng thủ

Kỹ thuật này giúp đội chơi ngăn chặn sự tấn công của đối thủ. Hơn thế, người chơi có thể cứu bóng và những lúc cần thiết. Sau khi bóng được phát, người chơi cần vào tư thế chắn bóng để có thể chặn đường bóng của đối phương. Vị trí chắn bóng tốt nhất là vị trí sát lưới và theo hướng bóng di chuyển. Để làm được điều này, người chơi cần có thêm khả năng phán đoán hướng bóng.

Nhảy và chắn bóng, kỹ thuật này buộc người chơi phải phán đoán được tầm bóng. Nếu tầm bóng cao, người chơi có thể nhảy chậm nhưng cần sức bật lớn. Còn nếu bóng thấp người chơi cần nhảy nhanh và tránh việc chạm lưới khi chắn bóng. Khi nhảy chắn bóng tay người chơi phải mở rộng, ngửa về sau. Như vậy có thể tạo lực lớn khiến bóng bật trở lại sân đối phương.

Điểm quan trọng nhất của kỹ thuật này là việc phán đoán hướng bóng. Bên cạnh đó, người chơi cũng cần căn chỉnh thời gian để chắn bóng đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật đệm bóng

Đệm bóng hay còn gọi là chuyền tay thấp. Đây là kỹ thuật cơ bản cần có khi chơi bóng chuyền. Trong bóng chuyền hơi, khi đệm bóng, người chơi sẽ sử dụng cẳng tay, bàn tay. Diện tích tiếp xúc của bóng với tay sẽ ít hơn so với chuyển bóng trên cao. Do đó, người chơi sẽ hạn chế được các lỗi phổ biến như dính bóng hay hai tiếp. Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ được sử dụng chủ yếu để cứu bóng, đỡ bóng đạp hay đỡ phát bóng.

Đệm bóng trong bóng chuyền chuyền hơi rất quan trọng. Kỹ thuật này giúp người chơi có thể đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh và thấp. Đặc biết đây là kỹ thuật cứu bóng hiệu quả với những pha tấn công khó từ đối phương. Phạm vi khống chế của kỹ thuật này tương đối rộng. Vì vậy có thể dễ dàng đỡ được cả những đường bóng xa người.

Đệm bóng thấp tay có kỹ thuật đơn giản, dễ học, dễ tiếp thu gồm 3 kỹ thuật chính:

  • Đệm bóng bằng hai tay.
  • Đệm bóng bằng một tay và lăn cứu bóng.
  • Ngoài ra người chơi cũng có thể dùng thân hoặc chân đỡ bóng mà không hề phạm luật

Kỹ thuật búng bóng

Búng bóng trên cao là động tác chuyền bóng cơ bản

Búng bóng trên cao là động tác chuyền bóng cơ bản

Búng bóng chuyền hơi là kỹ thuật cơ bản và cần tập luyện luyện thường xuyên để đem lại hiệu quả. Kỹ thuật búng bóng không quá phức tạp và gồm 3 bước:

  • Bước 1: Tư thế chuẩn bị cần phải ổn định.
  • Bước 2: Hai tay khi búng bóng sẽ đưa lên trên và hơi hướng về phía trước, thân hơi ngả về sau. Khi búng bóng, điểm tiếp xúc là các ngón tay, không sử dụng lòng bàn tay để giữ và búng bóng.
  • Bước 3: Sử dụng lực đều giữa các ngón tay để tạo lực đẩy mạnh. Trong đó, hướng ngón cái sẽ quy định đường bóng. Các ngón còn lại sẽ xác định lực đẩy của bóng.

Bóng chuyền hơi với lối chơi đơn giản, dễ học, dễ tham gia đang ngày càng thu hút được đối tượng nhiều thế hệ tham gia. Với những thông tin cơ bản trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ được cách chơi đúng và hiệu quả của bộ môn này.