4 mẹo hay giúp tăng tốc độ cho các cú đập cầu của bạn

4 mẹo hay giúp tăng tốc độ cho các cú đập cầu của bạn

Một số cú đập cầu được ghi nhận có thể đạt đến tốc độ 320km/h. Việc kết hợp thêm các động tác bật nhảy sẽ giúp kỹ thuật đập cầu của bạn nhanh và hiệu quả hơn. Dưới đây, LEEP.APP xin giới thiệu 4 mẹo hay giúp tăng tốc độ cho các cú đập cầu của bạn.

Đập cầu là một cú đánh nhanh và dốc giúp đưa cầu từ cuối sân của bạn sang giữa sân của đối thủ. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Đây có thể được xem là cú đánh nhanh nhất trong số tất cả các môn thể thao dùng vợt.

4 mẹo hay giúp tăng tốc độ cho các cú đập cầu

Giữ độ căng của dây vợt ở mức 21 – 23lbs

Trước tiên, để có một cú đập cầu nhanh, bạn cần đảm bảo rằng vợt của mình có độ căng dây phù hợp. Dù bạn đang sử dụng một cây vợt cầu lông xịn hay một cây vợt bình thường, lực căng dây phù hợp có thể cung cấp sức mạnh và động cơ “lò xo” giúp quả cầu nảy ra khỏi vợt nhanh hơn. 

Để đạt kết quả tốt nhất, dây vợt của bạn không được quá căng hoặc quá chùng. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ độ căng dây ở mức 21 – 23lbs. Độ căng này sẽ giúp bạn tạo ra nhiều sức mạnh để trực tiếp chuyển thành tốc độ cung cấp cho các đường cầu.

Vợt có độ căng 21 - 23lbs giúp cung cấp tốc độ cho cú đập cầu của bạn

Vợt có độ căng 21 – 23lbs giúp cung cấp tốc độ cho cú đập cầu của bạn

Giữ thăng bằng tốt

Tiếp theo, bạn cần duy trì sự thăng bằng trong quá trình xoay và di chuyển. Việc đánh quả cầu khi đang mất thăng bằng sẽ khiến bạn không thể cung cấp đủ lực cho cánh tay và hông, từ đó làm quả cầu bay chậm hơn.

Để giữ thăng bằng, bạn phải luôn chú ý vị trí và tư thế hiện tại của mình. Bạn đừng quên giữ vững trọng tâm khi bắt cầu hoặc trả cầu. Việc điều chỉnh trọng tâm và khả năng thăng bằng có thể ngăn cản các cơ hội đập cầu của bạn nhưng vẫn tốt hơn cố gắng thực hiện một cú đập cầu chậm yếu và dễ bị đối thủ phản kích.

Khi bật nhảy, bạn hãy cố gắng tiếp đất đúng tư thế để duy trì thăng bằng và tiết kiệm thời gian điều chỉnh vị trí. Chân cùng bên với tay cầm vợt nên đáp xuống ở phía trước chân còn lại một chút, hai chân mở rộng hơn vai.

Việc này sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng gần như ngay lập tức để có thể bật người trở lại và di chuyển vào vị trí sẵn sàng để đánh trả các lượt cầu tiếp theo.

Duy trì tư thế sẵn sàng

Bạn nên cố gắng duy trì tư thế sẵn sàng trong suốt quá trình đánh cầu. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được vị trí phù hợp để bật nhảy, đồng thời giúp chuyển động cánh tay của bạn trở nên linh hoạt hơn.

Các tư thế đứng phù hợp cũng có thể giúp bạn giữ thăng bằng trong quá trình thực hiện cú đập cầu. Chúng cho phép bạn di chuyển linh hoạt từ phần này sang phần kia của sân cầu, từ đó giúp bạn tung ra được nhiều cú đánh nhanh và mạnh hơn. 

Tư thế đứng phù hợp cũng góp phần giúp cú đập cầu của bạn nhanh hơn

Tư thế đứng phù hợp cũng góp phần giúp cú đập cầu của bạn nhanh hơn

Sử dụng phần hông của bạn

Cuối cùng, bạn nên sử dụng phần hông để cung cấp thêm lực cho các cú đập cầu của mình. Tốc độ và sức mạnh của những cú đánh cầu không chỉ được quyết định bởi các chuyển động của cánh tay và cổ tay.

Giống như khi bạn vung nắm đấm, phần lớn động lượng và lực tác động của cơ thể đến từ trọng tâm và phần hông của bạn.

Để mang lại sức mạnh và giúp tăng tốc độ đập cầu, bạn nên xoay hông về hướng mà mình dự định sẽ đánh vào quả cầu. Về cơ bản, bạn nên nâng toàn bộ cơ thể lên cao nhằm tạo thêm động lượng để truyền vào cú đánh. 

Những cú đập cầu nhanh nhất trong lịch sử cầu lông

Hạng 5: Parupalli Kashyap – 401km/h

Kashyap đã từng đạt kỉ lục thế giới với cú đập cầu có tốc độ 401km/h ở giải Cầu lông Nhật Bản Mở rộng năm 2015.

Hạng 4: Viktor Axelsen – 404km/h

Viktor Axelsen, vận động viên cầu lông đến từ Đan Mạch, nổi tiếng với những cú đánh cầu nhanh và khả năng bao quát sân cầu tốt. Thế mạnh của anh ấy nằm ở những cú đập cầu mạnh và nhanh.

Tại giải Cầu lông Nhật Bản Mở rộng năm 2015, anh ấy đã có cú đập cầu nhanh thứ 4 trong lịch sử cầu lông thế giới với tốc độ 404km/s khiến mọi người kinh ngạc và choáng váng.

Hạng 3: Jan O Jorgensen – 407km/h

Vận động viên người Đan Mạch, Jan O Jorgensen, là một trong những vận động viên cầu lông thành công nhất mọi thời đại. Tại giải Cầu lông Malaysia Mở rộng 2016, Jorgensen đã sử dụng cú đập cầu có tốc độ lên đến 407km/h khi đấu trận chung kết với Lee Chong Wei.

Hạng 2: Lee Chong Wei – 408km/h

Tại giải Cầu lông Hồng Kông Mở rộng năm 2015, Lee Chong Wei đã thực hiện cú đập cầu nhanh thứ 2 thế giới với tốc độ 408km/h.

Hạng 2: Lee Chong Wei – 408 km/h

Lee Chong Wei sở hữu cú đập cầu nhanh thứ 2 thế giới

Hạng 1: Mads Pieler Kolding – 426 km/h

Một trận đấu cầu lông đôi thường có nhịp độ rất nhanh, trong đó mỗi đội đều cố gắng kết thúc đường cầu bằng cách thực hiện các cú đập nhanh và mạnh. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cú đập cầu nhanh nhất được thực hiện trong một trận đánh đôi.

Mads Pieler Kolding đã tạo ra một cú đập cầu tuyệt vời với tốc độ 426 km/h tại Giải Cầu lông Ngoại hạng Anh năm 2017. Ngoài sở hữu kỷ lục về cú đập cầu nhanh nhất, anh ấy còn là một trong những vận động viên cầu lông cao nhất thế giới.

Ẩn chứa đằng sau một cú đập cầu hoàn hảo là rất nhiều năng lượng và sức mạnh. Nguồn năng lượng này sẽ chuyển dần thành tốc độ và giúp quả cầu bay nhanh hơn, từ đó khiến đối thủ của bạn khó lòng bắt kịp. Bạn có thể trang bị một số mẹo nhỏ giúp tăng tốc độ cho các cú đập cầu của mình.

Để cập nhật thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng và luyện tập, bạn hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại nhé.

Nguồn tham khảo

4 Tips for Faster Smashing in Badminton https://blog.playo.co/4-tips-for-faster-smashing-in-badminton/ Ngày truy cập: 19/9/2020

Five fastest smashes in the history of badminton https://www.sportco.io/article/five-fastest-smashes-badminton-671063 Ngày truy cập: 20/9/2020


Chủ đề: