Vệ sinh điện thoại thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh

Vệ sinh điện thoại thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh

Mọi người đều biết rằng rửa tay rất cần thiết và là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả. Thế nhưng, nhiều người lại bỏ qua một vật dụng cũng rất “bẩn” tương tự như tay. Đó là chiếc điện thoại. Đừng để điện thoại của bạn trở thành nguồn lây bệnh. Hãy vệ sinh chúng thường xuyên như bạn rửa tay mình.

Bàn tay chạm vào nhiều thứ và có thể là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, điện thoại cũng là thứ tiếp xúc với bàn tay bạn nhiều nhất. Theo kết quả thống kê của Gallup, hơn một nửa người dùng smartphone kiểm tra điện thoại một đến hai lần mỗi giờ, thậm chí là nhiều hơn.

Khảo sát năm 2019 của công ty nghiên cứu Dscout cho thấy, tần suất trung bình một người chạm vào điện thoại di động của họ là 2.617 lần mỗi ngày. Và thử đoán xem, trong những lần “chạm” ấy, bạn đã mang theo bao nhiêu vi khuẩn lên tay, lên mặt thậm chí vào thẳng cơ thể mình?

Các nghiên cứu đã tìm thấy nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau trên điện thoại. Những loại này thường được tìm thấy trên da người, trong đường hô hấp hay trong “chất thải” của bạn.

Những vi khuẩn trên điện thoại có thể là hệ quả của rất nhiều lần tiếp xúc. Đó có thể là vi khuẩn trên bàn làm việc, trên tay nắm cửa, trong nhà vệ sinh. Thậm chí, vi khuẩn có thể truyền từ tay người khác khi bạn nắm tay và từ tay bạn sang điện thoại. Khi bạn sử dụng điện thoại để gọi hoặc nghe, bạn cũng vô tình truyền hoặc nhận những vi khuẩn từ chiếc “dế yêu” của mình.

Vệ sinh điện thoại

Điện thoại của bạn có thể lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn từ vô số các nguồn khác nhau 

Mặc dù không phải tất cả các vi khuẩn đều gây bệnh, nhưng cũng không có nghĩa chúng vô hại. Nhiều nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhiều loại vi khuẩn như E. coli, MRSA, Streptococcus… trên điện thoại di động. Nhiều bệnh xảy ra khi bạn phải tiếp xúc với hàng ngàn, hàng triệu vi khuẩn. Hoặc có trường hợp một số tác nhân gây bệnh như norovirus có thể khiến bạn bị đau đầu hoặc buồn nôn chỉ với vài phần tử. Cách tốt nhất để phòng ngừa vi khuẩn và các loại vi khuẩn, virus lây lan sang là thường xuyên vệ sinh điện thoại.

Cách làm sạch điện thoại

Trước hết, bạn sẽ muốn tham khảo trang web của nhà sản xuất điện thoại hoặc hộp đựng của bạn để biết bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào mà họ có thể có nhằm tránh làm hỏng thiết bị hoặc vỏ của bạn.

Mặc dù các hướng dẫn cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết bị của bạn, nhưng bạn có thể thực hiện những điều sau cho chiếc “dế yêu” của mình:

  • Sử dụng một miếng vải mềm, không xơ
  • Tránh lau quá nhiều
  • Rút phích cắm của tất cả các nguồn điện, thiết bị và cáp
  • Để chất lỏng cách xa thiết bị của bạn
  • Không để hơi ẩm lọt vào bất kỳ khe hở nào
  • Tránh bình xịt, chất tẩy trắng và chất mài mòn
  • Tránh xịt trực tiếp chất tẩy rửa lên thiết bị của bạn
  • Sử dụng khăn lau cồn isopropyl 70% hoặc khăn lau khử trùng Clorox để lau mọi bề mặt cứng, không xốp.

Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng chúng trên da hoặc vải để tránh bị hỏng.

Vệ sinh điện thoại thường xuyên

Tốt nhất, bạn nên tham khảo thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất để biết cách vệ sinh điện thoại phù hợp 

Bạn có thể pha chế dung dịch sát khuẩn bằng cách kết hợp nước (60%) và dung dịch cồn isopropyl – C3H8O (40%). Sau đó, lau chùi nhẹ nhàng phần màn hình và thân máy bằng miếng gạc hoặc bông tẩy trang đã được nhúng ẩm với hỗn hợp. Sau đó, lau lại bằng vải khô mềm. Đối với cổng sạc, micrô, loa… hãy dùng tăm bông lau chùi nhẹ nhàng.

Bạn nên tránh sử dụng chất tẩy clo. Điều này có thể làm hỏng điện thoại của bạn. Bạn cũng có thể giữ điện thoại trong hộp kín sẽ giúp bạn dễ dàng lau sạch điện thoại bằng khăn lau khử trùng.

Ngoài điện thoại, bạn đừng quên ốp lưng nhé! Ốp lưng điện thoại cũng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Nhưng đa số chúng ta đều không quan tâm vệ sinh ốp lưng. Hãy vệ sinh chúng bằng bông thấm dung dịch cồn.

Vệ sinh ốp điện thoại

Ốp điện thoại cũng cần được vệ sinh thường xuyên 

Bạn nên vệ sinh điện thoại của mình bao lâu một lần?

Theo các chuyên gia, cách khiến thiết bị của bạn bị nhiễm virus ở mức độ cao là ai đó hắt hơi hoặc ho gần đó. Các giọt siêu nhỏ chứa virus có thể đọng lại trên điện thoại. Vì vậy, nếu ở gần bất kỳ ai đang ho hoặc hắt hơi, bạn nên làm sạch điện thoại của mình. Ngoài ra, bạn nên làm sạch điện thoại của mình “thường xuyên”, không nhất thiết mỗi khi bạn chạm vào nó.

Về tần suất, điều này sẽ thay đổi theo thói quen của bạn. Nếu siêng năng rửa tay, bạn sẽ ít phải lau màn hình hơn, có thể một hoặc hai lần một ngày. Nếu đặt điện thoại xuống bề mặt có khả năng bị ô nhiễm hoặc không rửa tay thường xuyên…, bạn nên tăng tần suất vệ sinh điện thoại của mình lên nhiều hơn.

Nguồn tham khảo

When and How to Clean Your Phone During the COVID-19 Outbreak https://www.healthline.com/health-news/how-to-clean-your-phone-during-outbreak Ngày truy cập: 30/09/2020