Rụng tóc do căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn trong kỳ COVID-19

Rụng tóc do căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn trong kỳ COVID-19

Rụng tóc có thể diễn ra mỗi ngày đối với bất kỳ đối tượng nào, chỉ khác ở số lượng và tần suất tóc rụng tùy theo thể trạng của mỗi người. Tuy vậy, trong mùa COVID-19, tình trạng rụng tóc do căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí còn được xem là một trong những biến chứng của dịch bệnh COVID-19.

Việc rụng tóc đã không còn xa lạ, trung bình mỗi ngày, chúng ta sẽ rụng 40 – 50 sợi tóc. Tuy nhiên, không chỉ những người ít tóc, gội đầu không đúng cách hay không chăm sóc da đầu thường xuyên mới làm tăng lượng tóc rụng, mà căng thẳng thường xuyên về mặt tâm lý cũng gây ra tác động này.

Khi COVID-19 đang ngày càng phát triển, mỗi người dân đều lo lắng, ảnh hưởng về cả sức khỏe lẫn kinh tế, khiến tình trạng stress ngày càng nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng rụng tóc do căng thẳng cũng trở nên đáng lo ngại hơn.

Sau đây là những điều bạn cần biết về chứng rụng tóc do căng thẳng và biến chứng phụ của COVID-19 về rụng tóc.

Tình trạng rụng tóc trong mùa COVID-19

Theo thống kê, có đến gần 12% phụ nữ bị rụng tóc nhiều bất thường kể từ 30 tuổi. Đây là một kết quả dễ hiểu bởi những áp lực gia tăng cùng với khối lượng công việc cùng những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày trở nên nhiều hơn vào thời điểm này.

Nhưng một trong những nguyên nhân khiến tình trạng rụng tóc trở nên đáng báo động là vì dịch SARS-CoV-2 đang hoành hành. Tóc mỏng hơn và rụng nhiều hơn là một biến chứng rụng tóc COVID-19.

Hàng triệu người lo lắng nhiễm bệnh, phải cách ly, mất việc làm hay đang trong quá trình điều trị bệnh đều khiến tinh thần bị căng thẳng cao độ trong thời gian dài, từ đó khiến bạn rụng tóc nhiều hơn bình thường.

rụng tóc do căng thẳng

Rụng tóc do căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn vì dịch bệnh COVID-19

Nguyên nhân khiến bạn bị stress cao độ

Cách ly xã hội, cắt giảm nhân công và lương bổng, ảnh hưởng đến thu nhập, ăn uống, giải trí và khả năng sinh sống của rất nhiều người là điểm cốt lõi khiến mọi người trở nên căng thẳng thường xuyên hơn.

Căng thẳng do tâm lý có thể gây ra telogen effluvium – một loại rụng tóc cực kỳ phổ biến. Nhiều bệnh nhân và đặc biệt là những người đã từng bị COVID-19 đều phản ánh rằng họ nhận thấy tốc độ rụng tóc đang dần nhanh hơn và sợ rằng mình sẽ bị hói.

Không chỉ có chứng telogen effluvium, các bác sĩ còn phát hiện ra nhiều trường hợp bệnh nhân bị chứng trichotillomania – một triệu chứng về tâm lý khiến người ta có ham muốn nhổ tóc và cả tình trạng rụng tóc từng mảng.

Chế độ bảo toàn của tóc bị kích hoạt

Khi cơ thể bị căng thẳng, tóc sẽ tự động chuyển sang chế độ bảo toàn, chuyển đổi chu kỳ vốn có của tóc, khiến nhiều sợi tóc được đẩy vào giai đoạn nghỉ ngơi dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.

Nếu tóc ở trạng thái bảo tồn này, năng lượng trong cơ thể sẽ được sử dụng cho các hoạt động thiết yếu để bảo tồn mà giảm thiểu việc cải thiện lưu lượng máu, tăng trưởng và mọc tóc.

Trong trường hợp bị căng thẳng nghiêm trọng, các nang tóc sẽ bước vào giai đoạn ngừng phát triển, còn được gọi là telogen, sớm hơn so với thông thường, sau đó dẫn đến rụng tóc.

Căng thẳng gây rụng tóc và rụng tóc lại làm bạn căng thẳng nhiều hơn, hai triệu chứng này tác động lẫn nhau và xảy ra tuần hoàn, khiến bạn khó có thể kiểm soát hay cải thiện chúng.

Phụ nữ cần chú ý tình trạng rụng tóc

Mặc dù rụng tóc ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng nhìn chung phụ nữ sẽ là đối tưởng bị ảnh hưởng và đánh giá vấn đề này quan trọng hơn so với nam giới.

Chuyên gia về sức khỏe, sắc đẹp và chống lão hóa giải thích rằng, hiện nay phụ nữ cần phải cân đối giữa công việc và chăm sóc gia đình, đặc biệt là phụ nữ đã có con thì lượng công việc còn nhiều và khó khăn hơn, kết hợp với COVID-19 khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng cực độ.

Phụ nữ cần cải thiện tâm trạng của mình một cách chủ động hơn, nhưng học phương pháp thiền hay dành thời gian chăm sóc bản thân, cải thiện về cả sức khỏe lẫn tinh thần để đảm bảo giảm thiểu các triệu chứng do căng thẳng.

Massage tóc với dầu dừa sẽ giúp tóc mọc dày và chắc khỏe hơn, hạn chế rụng tóc

Tập thể dục cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, sắt và omega-3 sẽ giúp bạn duy trì trạng thái ổn định và khỏe mạnh hơn. Một số loại thực phẩm bạn nên chọn là protein nạc, bột cacao, các loại hạt, quả hạch và rau lá xanh.

Ngoài ra, sử dụng dầu dừa, tinh dầu bưởi, hoa dâm bụt hữu cơ để chăm sóc tóc, gội đầu với dầu gội dưỡng ẩm tự nhiên không chứa các chất độc hại như sulfur và paraben cũng là một phương pháp hiệu quả để tăng cường sức khỏe của tóc, giảm thiểu chứng rụng tóc mùa COVID-19,

Rụng tóc do căng thẳng, đặc biệt là căng thẳng trong thời điểm diễn ra dịch bệnh thực chất có thể hồi phục được, nếu bạn áp dụng được những gợi ý kể trên và duy trì chúng thường xuyên để tránh tình trạng rụng tóc tái diễn.

>>> Xem thêm: Bạn muốn tóc dày, đầy đặn hơn? Hãy tập ngay 7 bài tập thúc đẩy quá trình mọc tóc

Nguồn tham khảo

Stress hair loss in COVID-19 https://timesofindia.indiatimes.com/ Ngày truy cập: 10/08/2020

Bài viết liên quan