Tại sao cưỡi ngựa là bộ môn của giới thượng lưu?
Xuất phát từ các nước châu Âu, cưỡi ngựa được xem là một bộ môn thể thao quý tộc. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu lý do tại sao!
Nổi tiếng là một bộ môn kén người chơi, bộ môn không dành cho tất cả mọi người. Thế nhưng, sau khi du nhập vào Việt Nam, cưỡi ngựa nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Hàng loạt câu lạc bộ cưỡi ngựa được mở ra để đưa mọi người đến gần hơn với môn thể thao này. Nếu bạn chưa từng trải nghiệm này, hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu tổng quan trước khi bắt đầu nhé!
Môn cưỡi ngựa là gì?
Môn cưỡi ngựa (tên tiếng Anh: Equestrianism, Horse riding) hoặc gọi là cưỡi ngựa mã thuật. Đây là một môn thể thao nghệ thuật mà người chơi điều khiển ngựa di chuyển theo những động tác chính xác và linh hoạt theo ý của mình. Bộ môn này được xem là hoạt động có từ lâu đời. Ngày nay, cưỡi ngựa có thể được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong du lịch hoặc trong thi đấu thể thao.
Lịch sử hình thành bộ môn cưỡi ngựa
Các nhà khoa học ước tính lần đầu tiên con người cưỡi ngựa vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên. Nhờ vào bằng chứng từ những chiếc xương sọ ngựa được tìm thấy tại Kazakhstan.
Việc cưỡi và huấn luyện ngựa như chúng ta biết ngày nay, có nguồn gốc từ quân đội cổ đại. Để có một đội kỵ binh xuất sắc, binh lính cần phải kiểm soát được ngựa cưỡi. Nghiên cứu cho thấy con người bắt đầu sử dụng xe ngựa vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên.
Sau đó, ngựa được dùng để cưỡi trong các trận chiến đấu tranh thời cổ đại
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến thứ kỷ 19 Gustav Steinbrecht đã đặt nền tảng của môn cưỡi ngựa thông qua các động tác cơ bản như lên yên, cưỡi ngựa và điều khiển chúng. Sau đó, bộ môn này nhanh chóng lan ra toàn thế giới và du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1932 – 1942.
Lợi ích của việc cưỡi ngựa
- Mang lại những giờ phút giải trí thú vị sau những giờ làm việc căng thẳng
- Giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên, học cách yêu thương, chăm sóc động vật
- Có lợi cho sự phát triển của trẻ em về thể chất lẫn tinh thần. Bé được học cách chăm sóc, điều khiển một động vật to lớn và hòa mình hơn với thiên nhiên, tránh xa màn hình điện thoại, máy tính bảng.
- Rèn luyện cho người học tính kiên nhẫn, cách bình tĩnh xử lý các tình huống bất ngờ khi cưỡi
- Cưỡi ngựa còn được xem là một dạng trị liệu tâm lý. Điển hình như Nicaragua, tại đây các bé bị tật ở chân sẽ tập cưỡi trên ngựa. Khi cưỡi, bé sẽ chuyển động chân ra trước, sau, trái, phải tương tự như đi bộ. Từ đó, cải thiện khả năng vận động thông qua tập luyện và nâng cao sự tự tin, tạo sự kết nối giữa bé và động vật, nhanh chóng hòa mình vào xã hội.
Vì sao cưỡi ngựa được xem là môn thể thao quý tộc?
Tuy cưỡi ngựa là loại hoạt động thể thao vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho tinh thần người tham gia. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượng người tham gia bộ môn này không nhiều như những bộ môn khác. Chủ yếu vì những lý do như sau:
- Mức giá tham gia đắt hơn so với các bộ môn khác
- Người tham gia cần phải dành thời gian làm quen với chú ngựa thì mới leo lên được
- Đối với một số câu lạc bộ cưỡi ngựa, bạn cần phải qua kiểm tra, tuyển chọn kỹ càng mới được tham gia
Bật mí kinh nghiệm khi cưỡi ngựa
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị
Bạn nên mặc quần dài và mang giày phù hợp khi cưỡi. Bất kỳ đôi giày ôm sát chân nào cũng được, nhưng bạn nên chọn một đôi giày có gót thấp, không quá 2,5 – 4cm, để tránh bàn chân bị trượt qua kiềng. Không đeo khăn quàng cổ hoặc bất kỳ phụ kiện có thể vướng vào dây cương, yên ngựa và cây cối. Cuối cùng, đội mũ bảo hiểm vì sự an toàn của bản thân.
Làm quen với ngựa
Ngựa cũng có thể lo lắng, mệt mỏi hoặc thậm chí sợ hãi khi có người mới cưỡi. Do đó, để tạo thiện cảm từ đầu, hãy chào ngựa bằng cách mở rộng cánh tay, đưa mu bàn tay lên cho ngựa ngửi và đợi cho đến khi nó chạm vào bằng mũi.
Đừng lo lắng quá
Nếu bạn lo lắng, ngựa có thể cảm nhận được điều đó và chúng cũng có thể trở nên bất an. Khi cảm thấy lo lắng, hãy nhấc chân trái vào kiềng, giữ cả hai dây cương bằng tay trái và đẩy người lên bằng chân phải, di chuyển càng nhẹ nhàng càng tốt. Đừng dùng tay đẩy ngựa xuống, điều này có thể làm nó bị thương. Thay vào đó, bạn có thể đặt tay lên lưng ngựa để giữ thăng bằng.
Tư thế cưỡi ngựa chuẩn chỉnh
Tư thế trên ngựa đúng nhất là ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai, giữ dây cương nhẹ nhàng, đặt chân vào kiềng và cố gắng giữ thăng bằng. Những con ngựa bạn được cưỡi đa phần đều được huấn luyện kỹ càng, về kỹ năng hiểu nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh và tính kiên nhẫn. Ngoài ra, chúng còn được huấn luyện để hiểu được ngôn ngữ cử chỉ như cử động của dây cương và chân của người cưỡi.
Nhẹ nhàng khi bạn mới bắt đầu
Nếu bạn là tân binh, hãy đi chậm để ngựa quen dần với bạn ngồi trên lưng. Không giữ dây cương quá chặt mà hơi nới lỏng nhẹ để ngựa thoải mái di chuyển phần đầu. Và kéo dây cương của ngựa mỗi khi muốn chuyển hướng.
Địa điểm cưỡi ngựa tại TP. HCM
Một trong những câu lạc bộ cưỡi ngựa tại TP. HCM có thể kể đến là Câu lạc bộ Saigon Farm. Đây là địa điểm xứng đáng được bạn cùng bạn bè, gia đình đến thăm vào dịp cuối tuần. Không gian là cánh đồng bạt ngàn rộng hơn 100ha, nhân viên hướng dẫn tận tình cộng với nhiều hoạt động khác nhau dành cho lứa tuổi khác nhau, chắc hẳn sẽ cho bạn trải nghiệm vô cùng thú vị.
Bạn đang rất háo hức để tham gia bộ môn cưỡi ngựa giữa lòng thành phố? Hiện nay, trên ứng dụng LEEP.APP đã có mặt 2 địa điểm cưỡi ngựa để bạn tham khảo:
1. Câu lạc bộ Saigon Farm Horse
Chi phí
- Tour trải nghiệm kết hợp huấn luyện cưỡi ngựa cao cấp: 117 LEEP Coins/20 phút
- Tour trải nghiệm cưỡi ngựa vào đường làng: 78 LEEP Coins/20 phút
Thời gian
- Từ T2 – T6: từ 8 – 11 giờ
- T7 và Chủ nhật: từ 8 – 11 giờ và 13 – 17 giờ
Địa chỉ: Ngã tư Trịnh Quang Nghị – Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM
2. Câu lạc bộ Vietgangz Horse
Chi phí
- Khóa trải nghiệm cưỡi ngựa: 98 LEEP Coins/45 phút
Thời gian: Từ T2 – CN: 7 – 19 giờ
Địa chỉ: 58 Tam Đa, P. Long Trường, TP. Thủ Đức
Chúc bạn có những phút giây vui chơi với hoạt động cưỡi ngựa cùng LEEP nhé.