Mẹ bầu có thể tập gym không?
Có lẽ mẹ bầu nào cũng muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, ít bị hành nhất và họ thường tìm nhiều giải pháp cho mình. Một trong những câu hỏi thường gặp là mẹ bầu có thể tập gym không? Và muốn biết câu trả lời, bạn hãy đọc bài viết này nhé.
Bạn biết rằng khi mang thai, bạn có thể tập các động tác yoga nhẹ nhàng để mang lại những lợi ích như cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, giảm đau lưng, cơ bắp dẻo dai hơn khi sinh nở, thư giãn… Thế nhưng, còn việc tập gym thì sao? Liệu bà bầu có tập gym được không? Đây là điều mà nhiều mẹ bầu thường lo ngại.
Lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu tập gym
Câu trả lời của câu hỏi: Liệu mẹ bầu có tập gym được không? là “có” nhé. Việc tập gym mang lại rất nhiều lợi ích như:
▪ Giảm tần xuất các cơn đau lưng
▪️ Nâng cao khả năng quản lý cân nặng
▪️ Cải thiện cơ chế đối phó, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng và áp lực
▪️ Cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón, tăng cường trao đổi chất và giảm béo phì sau sinh
Bài tập và cường độ tập luyện dành cho mẹ bầu
Đại sứ LEEP Bảo Nguyên gợi ý những bài tập, phương pháp, cường độ để bạn tham khảo:
Các quy định đối với bài tập tận dụng oxy (aerobic exercise)
▪️ Khi luyện tập, mọi nỗ lực cố gắng của mẹ bầu phải được kiểm soát kỹ. Mỗi cá thể sẽ có mức độ luyện tập khác nhau tùy cơ địa và sở thích nhưng không làm tổn thương hệ thống cơ bắp, ví dụ như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, leo thang…
▪️ Cường độ luyện tập ở mức 50% khả năng tận dụng oxy
▪️ Luyện tập 3 buổi/tuần, từ 20 – 30 phút/buổi
Các bài tập được đề nghị và khuyến cáo
1. Ưu tiên những bài tập không liên tục: drop set, super set hoặc tabata
2. Tránh các bài tập nằm ngửa sau ba tháng đầu, các tư thế làm tăng cung lượng tim và tăng áp lực lên thai nhi như: đẩy ngực, hoặc nằm đưa cao chân
3. Phải nhận thức được việc suy giảm oxy trong lúc tập nhờ đối chiếu nhịp tim tương xứng với 50% nhịp tim tối đa và khi luyện tập với tạ cũng có cường độ và khối lượng vừa phải (các vận động viên có kỹ năng sẽ hướng dẫn cụ thể tùy vào thể trạng của từng người), các bài tập không sử dụng tạ sẽ giảm thiểu nguy cơ khả năng chấn thương cho mẹ bầu
4. Sự mất cân bằng do thay đổi hình dạng phải được lưu tâm. Đặc biệt, do bụng bầu đưa về phía trước nên rất dẽ bị đổ nhào. Vì vậy, bạn nên cẩn với các bài như deadlift hay các bài đòi hỏi độ thăng bằng với bóng bosu và tránh các bài tập liên quan dễ làm tổn thương vùng bụng
5. Trong giai đoạn mang thai cần tăng thêm 300 kcal mỗi ngày để duy trì trao đổi cân bằng nội mô. Do đó, phải cân đối dinh dưỡng trong giai đoạn luyện tập
6. Bổ sung nước và mặc quần áo thích hợp để tránh mất thân nhiệt. Môi trường luyện tập phải thoáng và độ ẩm thích hợp
Ngưng luyện tập và gặp bác sĩ ngay
Khi có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần ngưng tập luyện ngay và đến gặp bác sĩ:
▪️ Tiết dịch âm đạo
▪️ Đột nhiên sưng mặt, tay hoặc cổ chân
▪️ Chóng mặt, nhức đầu dữ dội
▪️ Sưng, đau và có đốm đỏ ở bắp chân và chân (do viêm tĩnh mạch)
▪️ Tăng xung nhịp tim và huyết áp sau khi tập
▪️ Mệt mỏi quá độ, đánh trống ngực, đau ngực
▪️ Sự co bóp liên tục (hơn 6 – 8 giờ) dự báo sinh sớm
▪️ Những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân
▪️ Tăng cân không đủ (ít hơn 1 kg/tháng trong 6 tháng đầu)
Thời gian bầu bì, cơ thể thay đổi cả thể xác lẫn cảm xúc, gặp không ít áp lực. Vì thế, các bài tập thích hợp sẽ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và suy nghĩ lạc quan hơn.
Tuy nhiên, để đạt những lợi ích và an toàn khi tập gym, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, bạn phải có những chỉ định hay tham khảo ý kiến từ bác sĩ, sự tư vấn chế độ luyện tập và dinh dưỡng của huấn luyện viên cá nhân.