Vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Đau bụng là triệu chứng rất phổ biến mà ai cũng từng trải qua. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, mỗi vị trí đau bụng sẽ tiết lộ một vấn đề sức khỏe khác nhau.

Đau âm ỉ, đau nhói, đau rát ở từng vị trí của bụng có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe do bụng là nơi hội tụ của rất nhiều đầu dây thần kinh liên kết với các cơ quan quan trọng. Một chế độ ăn không lành mạnh, ăn quá nhiều, quá no, hút thuốc và uống một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết mỗi vị trí đau bụng đang tiết lộ điều gì nhé.

Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng trên: Đầy hơi

Nếu bị đau âm ỉ ở vùng bụng trên, đồng thời xuất hiện cảm giác đầy hơi thì nhiều khả năng là trong dạ dày đang có khí dư thừa. Ngoài triệu chứng đau âm ỉ, bạn còn có thể bị đau quặn thắt từng hồi, bụng sưng phồng, ợ hoặc “xì hơi”.

Nguyên nhân: Ăn quá nhanh có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. Ngoài ra, đồ uống có ga, bia, các sản phẩm từ sữa và đậu cũng có thể khiến khí tích tụ nhiều trong dạ dày.

Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng trên

Giải pháp: Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm được đề cập ở trên.

Đau ngay dưới ngực và phần trên cùng của vùng bụng: Chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng (trào ngược axít) là “thủ phạm” chính gây ra các cơn đau bụng trên bên trái. Ngoài triệu chứng này, bạn còn có thể cảm thấy nóng rát hoặc có một vị axít lạ trong cổ họng.

Nguyên nhân: Ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, thực phẩm cay, nóng, hành, chocolate, trái cây họ cam quýt, uống rượu, bia và các thức uống có chứa caffeine có thể gây chứng ợ nóng. Ngoài ra, việc hút thuốc cũng có thể khiến chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau ngay dưới ngực và phần trên cùng của vùng bụng

Giải pháp: Cố gắng không ăn quá nhiều, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn khoảng 5 − 6 bữa nhỏ trong ngày, thay vì 2 – 3 bữa ăn lớn. Bạn nên mặc quần áo rộng để tránh gây áp lực lên bụng và cố gắng bỏ hút thuốc.

Đau dữ dội ở vùng bụng trên: Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây đau nhói vùng bụng trên. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và có thể nguyên nhân do dùng thuốc giảm đau mạnh. Các triệu chứng khác của viêm loét là thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa và đau ngực.

Nguyên nhân: Sử dụng aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm khác thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, hút thuốc và uống quá nhiều rượu, bia cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Đau dữ dội ở vùng bụng trên

Giải pháp: Không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày. Hạn chế dùng thuốc giảm đau và rửa tay trước mỗi bữa ăn. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng rất quan trọng và đặc biệt, bạn cần phải bỏ hút thuốc.

Đau quặn từng cơn và đầy hơi: Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm thường hay bị quặn thắt, đầy hơi ở vùng bụng và dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Khi bị hội chứng ruột kích thích, hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu hoạt động rất nhanh và dẫn đến tiêu chảy hoặc sẽ hoạt động chậm lại và khiến bạn bị táo bón.

Nguyên nhân: Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích nhưng nhiều người cho rằng điều này có thể là do rối loạn nhu động ruột hoặc do sự gián đoạn trong việc giao tiếp giữa não và hệ tiêu hóa.

Giải pháp: Kiểm tra và xác định loại thực phẩm khiến bạn bị nhạy cảm và hạn chế ăn. Ngoài ra, bạn cũng ăn ít và chậm lại, chia thành nhiều bữa nhỏ và nhai kỹ khi ăn.

Đau quặn từng cơn và đầy hơi

Đau quặn từng cơn và tiêu chảy: Viêm dạ dày ruột

Nếu bị đau nhói, ở vùng bụng đi kèm với tiêu chảy, buồn nôn, nôn, thỉnh thoảng đau cơ, đau đầu và sốt nhẹ, nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng bệnh viêm dạ dày ruột.

Nguyên nhân: Do ăn uống thực phẩm hoặc nguồn nước bị không vệ sinh hoặc cũng có thể do bạn dùng chung vật dụng cá nhân như khăn với người bị bệnh.

Giải pháp: Để tránh gặp tình trạng này, hãy rửa tay trước khi ăn. Từng thành viên trong nhà phải sử dụng các vật dụng cá nhân riêng biệt và khử trùng các vật dụng thường xuyên.

Đau quặn từng cơn và tiêu chảy

Đau nhẹ và khó tiêu: Không dung nạp lactose

Đau nhẹ và khó tiêu là triệu chứng phổ biến của chứng không dung nạp lactose. Tình trạng này có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ, khớp, loét miệng và các vấn đề về tiểu tiện.

Nguyên nhân: Thông thường, chứng không dung nạp lactose là do sự thiếu hụt enzyme đường ruột – một loại enzyme giúp phân tách glucose thành 2 loại đường nhỏ hơn (glucose và galactose).

Đau nhẹ và khó tiêu

Giải pháp: Nếu tránh gặp phải chứng bệnh này, bạn nên tránh các thực phẩm chứa lactose, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, để ngăn ngừa việc thiếu canxi và các chất dinh dưỡng khác, bạn nên ăn nhiều bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ, cá hồi và các sản phẩm tăng cường canxi như sữa đậu nành.

Đầy hơi và tiêu chảy mãn tính: Không dung nạp gluten

Chứng không dung nạp gluten có rất nhiều triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, vấn đề về da, giảm cân không rõ nguyên nhân và trầm cảm.

Nguyên nhân: Do sử dụng các sản phẩm có chứa gluten như bánh mì, mì ống hoặc phi thực phẩm như mỹ phẩm hoặc sữa tắm.

Đầy hơi và tiêu chảy mãn tính

Giải pháp: Để kiểm soát các phản ứng do nhạy cảm với gluten, bạn nên cố gắng tránh các thực phẩm, sản phẩm làm từ lúa mì và hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các phương pháp điều trị.

Đau dữ dội ở phần bụng trên bên phải và dưới vai: Sỏi mật

Sỏi mật là bệnh rất khó phát hiện cho đến khi xảy ra tình trạng viêm. Các triệu chứng phổ biến thường là đau dữ dội và đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.

Đau dữ dội ở phần bụng trên bên phải và dưới vai

Nguyên nhân: Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật như thừa cân, béo phì, ít vận động, mang thai, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao, ăn ít thực phẩm giàu chất xơ, di truyền, đái tháo đường và uống thuốc có chứa estrogen, như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone.

Giải pháp: Hạn chế bỏ bữa, kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng với các chế độ ăn kiêng vì việc giảm cân quá nhanh làm tăng nguy cơ sỏi mật. Béo phì hoặc thiếu cân cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

Đau bụng dưới bên phải: Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là một tình trạng nguy hiểm cần điều trị y tế ngay lập tức. Triệu chứng thường gặp là đau nhói ở gần rốn hoặc phần bụng trên xuống đến phần bụng dưới bên phải, sưng bụng, sốt cao và không có khả năng xì hơi.

Đau bụng dưới bên phải

Nguyên nhân: Chủ yếu là do phần bên trong ruột thừa bị tắc nghẽn hoặc mô thành ruột thừa bị sưng tấy (do nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một bộ phận nào khác trên cơ thể), ký sinh trùng hoặc do một yếu tố nào phát sinh gây tổn thương ruột thừa và vùng bụng.

Giải pháp: Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm giàu chất xơ như rau quả tươi. Nếu nghi ngờ bị viêm ruột thừa, bạn cần đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Trên đây là một số vị trí đau bụng và nguyên nhân thường gặp. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để có thêm những cảnh báo sức khỏe khác hay những bài tập luyện, chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn hãy vào trang web của LEEP.APP hoặc tải ngay ứng dụng nhé.

Nguồn tham khảo

What the Location of Your Bellyache Reveals About Your Health https://brightside.me/inspiration-health/what-the-location-of-your-bellyache-reveals-about-your-health-750210/ Ngày truy cập: 28/7/2020

Bài viết liên quan