Cẩn thận với 5 tác hại tiềm ẩn của thói quen ăn nhanh

Cẩn thận với 5 tác hại tiềm ẩn của thói quen ăn nhanh

Ăn quá nhanh không phải là một thói quen tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhanh không chỉ làm tăng cân mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, các bệnh tim mạch và các bệnh về dạ dày.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong nhà hàng hay các cửa hàng ăn uống, hầu hết các thực khách đều ăn với tốc độ vô cùng nhanh như thể họ đang tham gia một cuộc thi nào đó. Ăn uống là một trong những niềm vui của cuộc sống. Vậy tại sao nhiều người trong chúng ta lại ăn một cách vội vàng như vậy?

Thực tế, ăn nhanh là thói quen bắt nguồn từ nhịp sống quá tất bật và hối hả của cuộc sống hiện đại. Nếu luôn làm việc, vui chơi, đi bộ, nói chuyện và lái xe ở tốc độ nhanh thì bạn cũng rất dễ hình thành thói quen ăn nhanh. Ăn nhanh không phải là một điều tốt, nó không chỉ khiến bạn không được tận hưởng trọn vẹn một bữa ăn ngon mà còn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Béo phì

Ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Điều này không có gì phải ngạc nhiên bởi khi ăn nhanh, bạn sẽ nhai ít hơn, ăn nhiều hơn và cung cấp nhiều calorie cho cơ thể.

béo phì

Béo phì là hệ lụy dễ thấy nhất nếu bạn ăn nhanh

Thậm chí, dù bữa ăn đã kết thúc, thói quen ăn nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến khoảng thời gian sau đó. Trong một nghiên cứu, những người ăn trưa nhanh sẽ nhanh cảm thấy đói hơn so với người có tốc độ ăn chậm rãi.

Nguyên nhân là do thói quen ăn nhanh có thể làm rối loạn các hormone đường ruột giúp điều chỉnh sự thèm ăn và cảm giác no. Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản, việc ăn nhanh cũng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất xảy ra sau khi ăn.

2. Đái tháo đường

Bản thân thói quen ăn nhanh không gây ra bệnh đái tháo đường típ 2 nhưng theo thời gian, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Theo một nghiên cứu, những người đàn ông và phụ nữ trung niên không mắc bệnh đái tháo đường cho biết việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ kháng insulin cao hơn. Tình trạng này dẫn đến việc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả và nếu kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Như đã nói ở trên, ăn nhanh có thể dẫn đến béo phì – nguyên nhân chính gây ra kháng insulin. Nhưng dù các nhà nghiên cứu đã kiểm soát và giữ chỉ số BMI ở mức ổn định thì những người đàn ông trong nghiên cứu cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

đái tháo đường

Ăn nhanh làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó dẫn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường

3. Hội chứng chuyển hóa

Tình trạng kháng insulin có liên quan mật thiết đến hội chứng chuyển hóa, từ đó không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường mà còn cả bệnh tim và đột quỵ. Một nghiên cứu được thực hiện với 9.000 người từ 40 tuổi trở không mắc hội chứng chuyển hóa cho thấy trong ba năm tiếp theo những người ăn nhanh có khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những người ăn chậm.

Hội chứng chuyển hóa

Người ăn nhanh còn có nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) thấp. Đây là một trong số các yếu tố nguy cơ tạo nên hội chứng chuyển hóa và nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

4. Viêm dạ dày

Ăn nhanh cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày – tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do các vết loét nông hoặc sâu. Trong một nghiên cứu từ Hàn Quốc, hơn 10.000 bệnh nhân đã được kiểm tra sức khỏe, thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên – một thủ thuật sử dụng một ống phát sáng có gắn một camera nhỏ đưa vào dạ dày qua cổ họng và thực quản. Kết quả cho thấy, các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày sẽ xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân cho biết họ thường xuyên ăn nhanh.

Những người ăn nhanh thường sẽ ăn quá nhiều. Việc ăn quá no sẽ khiến thức ăn đọng lại trong dạ dày lâu hơn khiến niêm mạc dạ dày tiếp xúc với axít dịch vị trong thời gian dài.

5. Mắc nghẹn

thói quen ăn nhanh

Trò chuyện trong khi ăn là một trong những cách thú vị nhất để tận hưởng trọn vẹn bữa ăn

Nghẹn là vấn đề thường gặp khi bạn ăn quá nhanh. Và đây cũng là lý do thường được đưa ra khi cha mẹ dạy con nên ăn chậm và nhai kỹ thức ăn hơn.

>>> Xem thêm: Nguy cơ bạn có thể gặp phải khi nhai thức ăn không kỹ

Ăn chậm lại và tránh nhai quá nhanh

Đối với nhiều người, ăn nhanh cho qua bữa đã trở thành thói quen duy trì từ ngày này sang ngày khác. Việc thay đổi thói quen này sẽ cần một sự nỗ lực rất lớn. Dưới đây là một số bí quyết có thể giúp bạn thay đổi thói quen này và có cơ hội được tận hưởng bữa ăn một cách trọn vẹn:

  • Dành đủ thời gian cho một bữa ăn: Hãy thêm thời gian ăn vào lịch trình công việc mỗi ngày của bạn. Mỗi bữa ăn, bạn cần dành thời gian ít nhất là 20 phút. Đôi lúc sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể gửi tín hiệu về cảm giác no đến não.
  • Tận hưởng bữa ăn bằng tất cả các giác quan của bạn: Trước bữa ăn, hãy dành một chút thời gian để cảm nhận hương thơm, mùi vị, độ giòn, kết cấu và các đặc tính cảm quan khác của thực phẩm. Sau đó, hãy tiếp tục chú ý những điều này trong quá trình ăn.

Tận hưởng bữa ăn bằng tất cả các giác quan của bạn

  • Cắn nhỏ và nhai kỹ: Ngoài việc ăn chậm lại, bạn cũng cần nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa hơn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Bỏ muỗng, đũa xuống: Cầm muỗng, đũa trên tay liên tục sẽ dễ khiến bạn rơi vào nhịp điệu ăn uống của robot. Trước khi biết mình đang làm điều này, bạn đã đưa thức ăn vào miệng như một chiếc máy. Đặt muỗng, đũa xuống bàn thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa điều này.
  • Trò chuyện trong khi ăn là một trong những cách thú vị nhất để tận hưởng trọn vẹn bữa ăn.

Trên đây là một số tác hại tiềm ẩn của việc ăn nhanh mà bạn cần lưu ý. Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó, bạn cần lưu ý để việc ăn uống trở thành một niềm vui của cuộc sống chứ không phải “kẻ sát nhân” âm thầm giết chết sức khỏe của bạn từng ngày.

Để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn, bạn hãy truy cập www.leep.app hoặc tải ngay LEEP.APP tại đây.

Download button new

Nguồn tham khảo

5 Health Risks of Eating Too Fast https://www.cleaneatingmag.com/ Ngày truy cập: 8/8/2020

Bài viết liên quan