Sit-up và chống đẩy cho nữ: Có nên tập khi mang thai?

Sit-up và chống đẩy cho nữ: Có nên tập khi mang thai?

Sit-up và chống đẩy cho nữ có phải sự lựa chọn đúng đắn cho bạn khi mang thai? Nếu chưa có câu trả lời, mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. Dù vậy, bạn chỉ nên tập khi có sự đồng ý của bác sĩ thôi nhé.

Việc tập thể dục có thể giúp thai kỳ của bạn thêm suôn sẻ và chuyển dạ dễ dàng hơn. Bài tập sit-up và chống đẩy cho nữ làm tăng cường sức mạnh cơ lõi. Tuy nhiên, những bài tập này có thực sự an toàn cho mẹ bầu? Nếu an toàn thì nên tập luyện với mức độ như thế nào? Hãy cùng LEEP.APP đi tìm câu trả lời chính xác nhé!

Mẹ bầu chống đẩy và sit-up có nguy hiểm không?

Nhìn chung, sit-up và chống đẩy cho nữ khá an toàn trong 3 tháng thai đầu kỳ và vào đầu kỳ thứ giữa nếu được bác sĩ cho phép. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là một số biến thể của 2 bài tập này dường như không an toàn cho giai đoạn nhạy cảm này.

Bên cạnh đó, nếu gặp những biến chứng trong những lần mang thai trước hoặc mới gặp vấn đề như chảy máu, mẹ không nên thực hiện những bài tập trên. Với trường hợp mang song thai hoặc hơn, mẹ cần ngừng việc tập luyện sớm hơn những mẹ bầu chỉ mang thai một bé nhé.  

Một số nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp phải khi tập sit-up và chống đẩy

Khi bạn bước sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, sit-up và chống đẩy cho nữ không chỉ đầy thử thách mà còn nguy hiểm. Sit-up hay những hoạt động yêu cầu nằm ngửa có thể nguy hiểm.

Vì khi ở trong tư thế đó, lượng oxy truyền tời phôi thai sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các bài tập này có khả năng làm giảm huyết áp của mẹ và có thể gây choáng váng. Khi thực hiện chống đẩy, rủi ro lớn nhất chính là mẹ có khả năng bị ngã. Chắc hẳn đây là một điều mà không bất kỳ mẹ bầu nào muốn gặp phải, đúng không nào?

Sit-up và chống đẩy khi mang thai có thể khién bạn tụt huyết áp và chóng mặt

Sit-up và chống đẩy khi mang thai có thể khiến bạn tụt huyết áp và chóng mặt

Lời khuyên cho mẹ bầu khi thực hiện sit-up và chống đẩy

1. Bài tập sit-up

Khi thực hiện sit-up, bạn nên tự giới hạn ở mức 10 – 15 lần. Sau đó, mẹ hãy đứng lên và di chuyển để máu được lưu thông.

Nếu muốn tập luyện cơ bụng, lời khuyên hữu ích cho bạn là hãy thử tư thế yoga kéo giãn mèo – bò. Chống đẩy là cách tốt nhất để vận động phần thân trên khi bạn mang thai. Tuy nhiên, mẹ nên thử với một số biến thể dễ dàng hơn của bài tập chống đẩy để tránh chấn thương nhé. 

Thực hiện sit-ups khi mang bầu

Thực hiện sit-up khi mang bầu

Tư thế chống đẩy tiêu chuẩn được thực hiện bằng việc nâng cơ thể lên chỉ với bàn tay và ngón chân chạm sàn. Hai tay đặt rộng hơn vai một chút và mẹ chỉ di chuyển khuỷu tay để nâng và hạ cơ thể.

Bạn nên lưu ý việc giữ thẳng từ cổ xuống gót chân. Để chống đẩy cho nữ an toàn khi mang thai, mẹ nên thử chống đẩy với đầu gối hoặc chống đẩy với tường nhé.

2. Bài tập chống đẩy với tường

  • Đầu tiên, đứng 2 chân rộng bằng hông và cách tường khoảng 60 – 90cm.
  • Nâng 2 tay ngang bằng và cách nhau một khoảng bằng vai.
  • Uốn cong khuỷu tay để hạ thân về phía tường và lưu ý giữ lưng thẳng, đẩy ngược lại đến khi khuỷu tay thẳng.

Chống đẩy với tường

Khi bạn sẵn sàng tập luyện nhiều hơn, hãy thử chống đẩy với đầu gối. Đừng quên tập luyện trên một tấm thảm để đảm bảo tay của mẹ sẽ không bị trơn trượt và tránh được chấn thương nhé.

Thay vì đặt ngón chân xuống sàn, mẹ có thể đặt đầu gối và cánh tay thực hiện như tư thế chống đẩy tiêu chuẩn. Lưng giữ thẳng. Nếu bụng bầu làm bạn không thể giữ người thẳng (vì nó sẽ chạm đất), bạn nên chuyển qua chống đẩy tường hoặc những bài tập an toàn hơn cho thai kỳ nhé.

Một số lưu ý khi mẹ bầu chống đẩy

  • Bạn có thể bị mất nước rất nhanh, do vậy, hãy uống nhiều nước trước khi tập chống đẩy. Cách tốt nhất là thực hiện từng set nhỏ với 5 – 6 rep mỗi set. Sau đó, nghỉ ngơi và uống nước trước khi thực hiện set tiếp theo.
  • Khi bạn thực hiện chống đẩy, nên tập từng chút một sẽ tốt hơn. Mẹ hãy thử 1 – 2 lần chống đẩy rồi tiếp tục với 2 – 3 set.
  • Hãy chú ý lắng nghe cơ thể. Thậm chí nếu bạn đã tập luyện lâu năm, sự thay đổi về thể trạng khi mang bầu cũng có thể khiến mẹ bị chấn thương hoặc cảm thấy khó chịu.
  • Hãy dừng lại ngay nếu có gì đó không ổn và đừng thực hiện động tác nào nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu bác sĩ bạn không khuyến khích thực hiện sit-up và chống đẩy hoặc bạn muốn tiếp tục tập trong giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, hãy tham khảo một số bài tập đơn giản hơn nhé.

Bơi lội và đi bộ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cân đối trong suốt quá trình mang thai. Bên cạnh đó, yoga cũng là một loại hình khá nhẹ nhàng mà mẹ bầu thử sức. 

Hy vọng bài viết trên giúp các mẹ bầu có câu trả lời chính xác là nên hay không sit-up và chống đẩy khi mang thai. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ bài tập luyện nào nhé.

Nguồn tham khảo

Doing Pushups When Pregnant https://www.hellomotherhood.com/article/377698-ab-exercises-during-the-first-trimester/ Ngày truy cập: 6/5/2020

Is it safe to do sit-ups or abdominal crunches during pregnancy? https://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-do-sit-ups-or-abdominal-crunches-during-pregna_1246888.bc Ngày truy cập: 6/5/2020

Can You Do Pushups & Situps When You Find Out You’re Pregnant https://www.livestrong.com/article/550971-can-you-do-pushups-situps-when-you-find-out-youre-pregnant/ Ngày truy cập: 6/5/2020