Bạn có đang uống quá nhiều sữa hơn mức cần thiết?

Bạn có đang uống quá nhiều sữa hơn mức cần thiết?

Sữa là một trong những thực phẩm bổ dưỡng mà chúng ta luôn được khuyến khích sử dụng ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy vậy, đôi khi uống quá nhiều sữa lại có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, bạn nên kiểm tra ngay những dấu hiệu này để biết mình có uống nhiều sữa hơn mức cần thiết hay không.

Dù là trẻ sơ sinh, người trưởng thành hay người cao tuổi đều nên uống sữa để nhận được những dưỡng chất thiết yếu và nhiều lợi ích sức khỏe. Không chỉ bổ sung vitamin D và canxi tốt cho sức khỏe xương, sữa còn cung cấp protein cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.

Trong nhiều trường hợp, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng với lactose, có khả năng cao bạn sẽ không nhận được những lợi ích này mà còn gặp nhiều vấn đề khác khi uống quá nhiều sữa. Chính vì thế, LEEP.APP sẽ giới thiệu cho bạn cách nhận biết liệu mình có uống quá nhiều sữa hay không cùng hàm lượng sữa khuyến nghị để bạn có thể đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.

Cách nhận biết bạn đang uống quá nhiều sữa

1. Bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa

Dù không mắc chứng không dung nạp lactose, cơ thể vẫn có khả năng bị nhạy cảm với chất này.

Khi uống quá nhiều sữa, lượng lớn lactose có thể khiến bạn mắc nhiều bệnh tiêu hóa, ví dụ như hội chứng rò rỉ ruột, nghĩa là vi khuẩn và độc tố có thể bị lây ra ngoài thông qua thành ruột.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về tiêu hóa là do chất ức chế protease, có nhiều trong sữa bò. Protease có thể gây mất cân bằng enzyme tiêu hóa và sản xuất quá nhiều trypsin – một loại enzyme phá hủy liên kết giữa các tế bào ruột.

2. Bạn thường cảm thấy mệt mỏi

Ngoài protease, khi tăng lượng sữa tiêu thụ, protein A1 casein có trong sữa cũng góp phần gây hội chứng rò rỉ ruột. Chất này có khả năng làm viêm niêm mạc ruột và tăng tính thẩm thấu của niêm mạc.

Bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn hệ khuẩn ruột, khi đó, hệ vi sinh vật có trong đường ruột sẽ bị mất cân bằng, khiến ruột có nhiều vi khuẩn xấu hơn là lợi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, rò rỉ đường ruột có tác động đến hội chứng mệt mỏi mãn tính, tình trạng khi bạn làm việc gắng sức dẫn đến mệt mỏi nhưng không cảm thấy khỏe hơn dù bạn đã nghỉ ngơi.

Chính vì thế, các loại sữa A2, đã loại bỏ protein A1, thường được khuyến khích sử dụng và đặc biệt phù hợp với những người không dung nạp lactose.

3. Làn da dễ bị nổi mụn

Khi bạn liên tục tiêu thụ những chất mà cơ thể không có khả năng dung nạp, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm. Viêm sẽ được biểu hiện trên cơ thể qua nhiều cách khác nhau, một trong số đó sẽ thể hiện trên làn da của bạn.

Các sản phẩm sữa nguyên kem, giữ lại toàn bộ chất béo có liên quan đến việc gây mụn trứng cá ở mức độ vừa và nặng, tỷ lệ xảy ra cao hơn ở các bé trai. Không chỉ vậy, các loại sữa khác như ít béo cũng có tác động đến mụn trứng cá.

4. Có tỷ lệ chấn thương xương cao

Chúng ta đã biết canxi trong sữa sẽ giúp xương phát triển chắc khỏe, nhưng uống quá nhiều sữa có thể gây viêm, từ đó khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa với hàm lượng lớn có khả năng làm tăng tình trạng viêm ở một số ít người trưởng thành. Phụ nữ đặc biệt có tỷ lệ gãy xương cao hơn khi tiêu thụ quá nhiều sữa. Khi uống quá 3 ly sữa mỗi ngày, bạn có nguy cơ gãy xương tăng 16% và gãy xương hông tăng 60%.

Nếu sau khi đi khám và được chẩn đoán mật độ xương loãng hơn do sữa, bạn nên hạn chế lượng sữa và bổ sung canxi cho cơ thể bằng những loại thực phẩm giàu canxi khác.

dễ gãy chân

Nguy cơ gãy xương có thể tăng nếu bạn uống nhiều hơn 3 ly sữa mỗi ngày

5. Xuất hiện triệu chứng bệnh tim mạch

Theo một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí BMJ, uống nhiều sữa hơn mức cần thiết có thể tăng nguy cơ tử vong ở nam và nữ, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư ở nữ giới.

Cụ thể hơn, những người phụ nữ uống nhiều hơn 3 ly sữa mỗi ngày có nguy cơ tử vong và mắc bệnh tim tăng gần gấp đôi, nguy cơ ung thư tăng 44% so với những người uống ít sữa hơn. Còn nguy cơ tử vong ở nam giới tăng 10% khi uống nhiều hơn 3 ly/ngày.

Nếu bạn bị đau ngực, đau tim hoặc có nguy cơ đột quỵ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống sữa. Ngoài ra, hãy cố gắng vận động và quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim.

Bạn có nên uống sữa hay không?

Thực chất, sữa là một thức uống rất giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, được xem như là nguồn cung cấp protein và canxi phổ biến nhất.

Tuy vậy, với những người không dung nạp lactose, uống sữa có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như co thắt bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Hội chứng không dung nạp xảy ra một phần cũng là do nhiều người bị thiếu hụt enzyme lactase – enzyme giúp phân hủy đường lactose có trong sữa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoàn toàn.

Vì vậy, sữa là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung dưỡng chất nếu bạn có thể dung nạp lactose. Trong trường hợp bạn mắc hội chứng không dung nạp nhưng vẫn muốn uống sữa, các loại sữa và sữa chua không lactose sẽ là những thực phẩm thay thế tốt nhất.

Bạn nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

sản phẩm từ sữa không lactose

Sử dụng các sản phẩm từ sữa không lactose nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose

Tuy uống quá nhiều sữa có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể, tiêu thụ sữa ở mức độ hợp lý vẫn đem lại dưỡng chất và nhiều lợi ích sức khỏe cần thiết cho bạn.

Người từ 9 tuổi trở lên nên tiêu thụ 3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin D, riboflavin, vitamin B12, protein, kali, kẽm, choline, magiê và selen. Còn trẻ dưới 9 tuổi có thể uống khoảng 600ml/ngày.

Thông thường, chúng ta đều hiếm khi uống đủ 3 ly sữa mỗi ngày. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về việc uống sữa nếu bạn không bị dị ứng với lactose. Bạn cũng không cần phải uống đủ 3 ly sữa mỗi ngày, thực ra chỉ cần 1 ly sữa (240ml) đã có thể giúp bạn đáp ứng giá trị hàng ngày của nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Nếu bạn thích uống sữa, đừng quên chọn các loại sữa ít đường và ít béo để không gây phản tác dụng khi tiêu thụ ở hàm lượng lớn. Còn nếu bạn không thích uống sữa? Hãy cố gắng cân bằng chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ chất thay thế cho sữa mỗi ngày!

Bạn có thể cập nhật những thông tin mới nhất về dinh dưỡng, tập luyện và chăm sóc sức khỏe tại LEEP.APP hoặc tải ngay ứng dụng nhé.

Nguồn tham khảo

5 Warning Signs You’re Drinking Too Much Milk. https://www.eatthis.com/too-much-milk-side-effects/. Ngày truy cập: 20/09/2020

Bài viết liên quan